Chủ nhà hốt hoảng khi nghe thấy giọng nói lạ từ camera an ninh
Sau khi mua camera từ công ty Ring, nhiều khách hàng ở Mỹ đã bị hacker đe dọa bằng lời nói. Vì không được giải quyết thỏa đáng, họ đâm đơn kiện công ty.
Lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm của Ring khiến khách hàng bị xâm phạm quyền riêng tư
Theo The Guardian, hacker chiếm đoạt quyền kiểm soát camera, theo dõi và thường xuyên quấy rối gia chủ, đòi tiền chuộc, đòi ám sát và tấn công tình dục.
Chẳng hạn, một người đang xem TV trong phòng khách thì bỗng nghe giọng nói: “Đang xem gì vậy?” từ camera. Giọng nói đó bình luận về trận bóng rổ diễn ra trên màn hình và liên tục kêu con trai ông lại gần camera hơn. Chúng còn dụ dỗ trẻ em bằng cách phát nhạc trong phim kinh dị, hướng dẫn chúng đi vòng quanh phòng rồi nói xin chào qua camera. Biết được sự việc, mẹ của đứa bé đã gọi đến tổng đài Ring thông báo vụ việc nhưng không nhận được phản hồi.
Bọn tin tặc làm phiền gia chủ bất cứ khi nào chúng muốn
Kinh khủng hơn, một người phụ nữ có tuổi còn bị dọa giết và bị quấy rối bằng lời nói. Cuối cùng bà phải chuyển về sống với gia đình do không cảm thấy an toàn khi ở một mình nữa.
Nhiều trường hợp tương tự xảy ra suốt từ năm 2019 đến nay, nạn nhân có thể đến từ nhiều bang như Texas. Florida… Tức nước vỡ bờ khiến hàng chục khách hàng quyết định tố cáo nhà sản xuất camera Ring. Ring là công ty cung cấp thiết bị bảo mật gia đình thuộc sở hữu của Amazon. Sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng là loại chuông cửa tích hợp camera thông minh.
Đơn kiện đến từ hơn 30 người thuộc 15 hộ gia đình, bao gồm các khách hàng đã mua sản phẩm của Ring từ năm 2015 – 2019, bất kể họ có bị hack hay không. Hassan Zavareei – luật sư chính đảm nhận vụ này cho biết: “Tôi nghĩ có nhiều người bị hack hơn ta tưởng tượng. Đây có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng trôi”. Trong đơn cũng ghi rõ Ring không có động thái bảo vệ khách hàng mà còn đổ lỗi cho họ không cài mật khẩu đủ mạnh và thực hiện bảo mật 2 lớp.
Video đang HOT
Giọng nói tự xưng là bạn của trẻ em, xúi giục chúng phá TV trong nhà
Được biết, Ring đã bị tin tặc tấn công vào năm 2019 – nghĩa là thông tin bị đánh cắp từ vụ đó có thể được dùng để xâm nhập camera khách hàng. Đơn kiện cũng cho rằng Ring vi phạm quyền riêng tư khi cho phép trình theo dõi của bên thứ ba truy cập ứng dụng của họ.
Đại diện công ty không bình luận gì về những cáo buộc đang diễn ra. Hiện tại vẫn chưa tìm ra thủ phạm đằng sau những vụ tấn công này.
Các chuyên gia bảo mật lên tiếng chỉ trích phản ứng hời hợt của Ring. Evan Greer, Phó giám đốc của nhóm vận động quyền riêng tư Fight for the Future cho biết: “Sau một loạt các bài viết lên án hoạt động bảo mật kém, Ring cuối cùng đã thực hiện một số cải tiến. Lẽ ra họ nên làm như vậy ngay từ đầu, nhưng không thay đổi được sự thật là camera của Ring khiến cộng đồng chúng ta cảm thấy bất an hơn”.
Ngoài ra, Ring còn bị chỉ trích vì trở thành đối tác của lực lượng cảnh sát, cho phép họ truy cập vào dữ liệu camera của khách hàng. Bản thân công ty này từng hứa sẽ góp phần giúp các khu dân cư trở nên an toàn hơn bằng cách hỗ trợ cảnh sát bắt tội phạm.
Greer nói: “Mô hình kinh doanh dựa trên giám sát của Ring về cơ bản không phù hợp với dân quyền và dân chủ. Những thiết bị này nên bị tiêu hủy và không bao giờ được nhắc đến nữa”.
Robot hút bụi có thể bị biến thành thiết bị nghe lén
Ngoài hút bụi, những chú robot nhỏ xinh có thể "hút" cả những câu chuyện thầm kín trong gia đình chủ nhân chúng.
Các nhà khoa học máy tính đến từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) mới đây đã chứng minh được rằng một con robot hút bụi phổ thông và cảm biến LiDAR tích hợp của nó có thể bị lợi dụng để theo dõi những cuộc trò chuyện riêng tư.
Cụ thể, hacker sẽ sử dụng một phương thức gọi là LidarPhone nhằm tái thiết lập cảm biến LiDAR mà robot hút bụi thường dùng để điều hướng quanh nhà, biến nó thành một microphone laser để nghe lén câu chuyện của gia chủ.
Nhóm nghiên cứu do Phó giáo sư Jun Han chủ trì và nghiên cứu sinh tiến sĩ của ông là Sriram Sami, đã thu hồi được dữ liệu giọng nói với độ chính xác cao.
"Sự phổ biến của các thiết bị thông minh bao gồm loa thông minh và camera an ninh thông minh đã dọn đường cho hacker nhòm ngó những khoảnh khắc riêng tư của chúng ta. Phương thức của chúng tôi cho thấy hiện hacker có thể thu thập dữ liệu nhạy cảm mà chỉ cần sử dụng một thứ vô hại như một con robot hút bụi trong ai đình. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy yêu cầu cấp thiết phải tìm ra những giải pháp thiết thực để ngăn chặn những cuộc tấn công độc hại này", Sami nói.
Hacker có thể biết được chi tiết thẻ tín dụng và các thông tin nhạy cảm liên quan.
Robot hút bụi có thể biến thành thiết bị nghe lén.
Mấu chốt của phương thức tấn công LidarPhone xoay quanh cảm biến LiDAR, vốn là một thiết bị phát ra tia laser quét vô hình nhằm vẽ bản đồ khu vực xung quanh nó.
Bằng cách chiếu tia laser đến các vật thể thông thường như thùng rác hay một chiếc túi nằm gần loa máy tính hay soundbar TV và tính toán mức độ phản xạ của nó, các nhà nghiên cứu đã có thể thu thập được thông tin về âm thanh ban đầu khiến bề mặt của các vật thể rung lên.
"Sử dụng các thuật toán xử lý tín hiệu và học sâu, giọng nói có thể được khôi phục từ dữ liệu âm thanh, và thông tin nhạy cảm có thể được thu thập", NUS nói.
Trong các thử nghiệm, các nhà nghiên cứu sử dụng một con robot hút bụi phổ thông với hai nguồn âm thanh, giọng nói của một người đang đọc to những con số phát ra từ loa máy tính, và clip ca nhạc từ các chương trình TV phát ra từ một soundbar của TV.
Nhóm đã thu được những tập tin âm thanh với thời lượng lên đến hơn 19 giờ và đưa chúng vào "các thuật toán học sâu" vốn đã được huấn luyện để tìm giọng nói con người hoặc xác định các đoạn nhạc.
"Hệ thống đã có thể phát hiện ra các con số đang được nói to, mà những con số này có thể là số thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của nạn nhân. Các clip ca nhạc từ các chương trình truyền hình sẽ tiết lộ sở thích xem TV hay xu hướng chính trị của nạn nhân", NUS nói.
Hệ thống đã đạt được độ chính xác trong phân loại lên đến 91% đối với việc khôi phục các con số được nói ra, và 90% đối với việc xác định các clip ca nhạc. Những kết quả này "cao hơn đáng kể" so với việc đoán ngẫu nhiên vốn chỉ đúng khoảng 10%.
Phó giáo sư Han và Sriram Sami cùng con robot hút bụi họ dùng để thử nghiệm.
Các nhà khoa học NUS còn thử nghiệm với những vật liệu phổ biến trong các hộ gia đình để xem chúng phản xạ lại tia laser LiDAR tốt đến đâu và phát hiện ra rằng độ chính xác của việc khôi phục âm thanh giao động giữa nhiều loại vật liệu khác nhau, vật liệu phản xạ tốt nhất là các loại túi polypropylene bóng, trong khi tệ nhất là những miếng bìa carton bóng.
Để ngăn LiDAR không bị sử dụng sai mục đích, người dùng robot hút bụi được khuyên là không nết kết nối chúng với internet.
Nhóm NUS cũng khuyến cáo rằng các nhà sản xuất cảm biến LiDAR nên tích hợp một cơ chế không thể bị ghi đè để ngăn thiết bị laser bên trong bắn ra khi LiDAR không xoay.
"Về lâu dài, chúng ta nên cân nhắc liệu sở thích xây dựng nhà ngày càng thông minh có đáng với những hệ quả tiềm ẩn về quyền riêng tư hay không. Chúng ta có lẽ phải chấp nhận rằng mỗi thiết bị cảm biến kết nối internet mới mà chúng ta mang vào nhà đều tiềm ẩn nguy cơ đối với quyền riêng tư của mình và đưa ra lựa chọn một cách cẩn thận", Phó giáo sư Han nói.
Nhóm còn đang nghiên cứu để áp dụng những phát hiện liên quan LidarPhone lên các phương tiện tự hành, vốn cũng sử dụng cảm biến LiDAR.
Công nghệ này có thể được sử dụng để nghe lén những cuộc hội thoại đang diễn ra trong những chiếc xe gần đó thông qua những rung động nhỏ nhất của cửa kính xe - NUS nói.
Các nhà nghiên cứu còn đang tìm hiểu về những mối nguy hiểm của các cảm biến laser hoạt động trên các smartphone mới nhất, mà theo họ là có thể gây ra những vấn đề sâu xa hơn về quyền riêng tư.
Chung kết WhiteHat Grand Prix 06 sẽ diễn ra trực tuyến ngày 27/12/2020 Vòng Chung kết cuộc thi An toàn không gian mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 06 sẽ diễn ra vào 27/12. Ở vòng Chung kết, bài thi có tính phân loại cao về trình độ. Sau khi vượt qua các thử thách của nội dung Jeopardy, 10 đội sẽ bước vào phần Tấn công/Phòng thủ (Attack/Defense) trong môi trường giả lập. Ban Tổ...