Chủ nhà 4 tầng bị cháy tại Hà Nội: ‘Bình tĩnh đã cứu sống cả gia đình tôi’
Anh Đào Nguyên Quang, chủ căn nhà 4 tầng bị cháy tại Hà Nội cho biết, bình tĩnh xử lý tình huống đã cứu sống 5 người trong gia đình anh.
XEM CLIP:
6 giờ sau vụ cháy ngôi nhà 4 tầng tại ngõ 125 phố Vĩnh Phúc ( phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội), cả gia đình chị Phùng Thị Minh Tâm (40 tuổi) vẫn chưa hết bàng hoàng.
Chị Tâm kể lại, khoảng 5h sáng cùng ngày, con trai chị đang ngủ ở tầng 3 phát hiện có cháy nên đã thông báo cho cả gia đình.
“Chồng tôi bảo đi xuống nhà kiểm tra nhưng lúc đó khói bốc lên rất nhiều, ngạt thở đành phải quay lại”, chị Tâm nói.
Căn nhà 4 tầng xảy ra hỏa hoạn tại ngõ 125 phố Vĩnh Phúc
Lúc này, chồng chị Tâm lấy khăn che mũi, miệng để không hít phải khói độc và nhanh chóng đưa một cháu nhỏ ra ngoài ban công. Một cháu bé đang ngủ cũng được chị Tâm đánh thức và sơ tán ra ngoài ban công để tránh khói độc.
3 mẹ con chị Tâm đứng ngoài ban công, còn chồng chị vào đưa bà ra ngoài tầng 2. Khi ở ngoài ban công, mọi người hô hoán có cháy nên hàng xóm chạy đến mang thang tới và hỗ trợ chữa cháy.
“3 mẹ con tôi thấy cháy to quá nên trèo sang ban công tầng 3 nhà bên cạnh và đập cửa hô lớn ‘cho chị đi nhờ, nhà chị cháy rồi’. Lúc trèo qua tôi cũng sợ lắm, nhưng phải thật cố gắng bình tĩnh. Mẹ bước sang rồi thì các con lần lượt qua.
Khi xuống rất lo sợ, của cải mất rồi, không thể cứu được nhưng may mắn người mình vẫn an toàn là hạnh phúc rồi”, chị Tâm chia sẻ.
4 người trong gia đình đã trèo sang nhà hàng xóm thoát nạn (Ảnh: CACC)
Anh Đào Nguyên Quang (40 tuổi) cho biết, điều cứu sống cả gia đình anh là giữ được bình tĩnh.
“Từ khi phát hiện ra cháy đến lúc lửa bùng to chỉ khoảng 10 – 15 phút, nếu không bình tĩnh để xử lý tình huống thì không thể thoát nổi. Tôi đã được tập huấn kỹ năng phòng cháy chữa cháy ở UBND phường được vài buổi nên nắm được là phải dùng khăn ướt bịt mặt để tìm lối thoát”, anh Quang nói.
Ban công của căn nhà không lắp lồng sắt, tạo điều kiện thuận lợi để thoát nạn
Anh Quang cũng cho rằng, gia đình anh không lắp lồng sắt “chuồng cọp” ở bên ngoài nên có lối để thoát nạn.
“Mình tưởng tượng căn nhà bị cháy như một cái lò lớn, khói và lửa bị om ở bên trong. Nếu như không có ban công để thoát ra ngoài và leo sang nhà hàng xóm thì chỉ 2 – 3 phút sau là ngạt thở”, anh Quang phân tích.
Trước đó, lúc 5h sáng cùng ngày, Công an quận Ba Đình nhận được tin báo cháy tại ngôi nhà 4 tầng nằm trong ngõ 125 phố Vĩnh Phúc.
Vật dụng trong căn nhà bị thiêu rụi toàn bộ
Ngay sau đó, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Ba Đình đã điều động 2 xe chữa cháy phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Đống Đa đến hiện trường dập lửa.
Cảnh sát xác định, trong căn nhà có 5 người, trong đó, có 4 người đã trèo qua lan can của nhà kế bên để thoát nạn. Một người lớn tuổi được Công an phường Vĩnh Phúc cùng người dân hỗ trợ thoát nạn bằng thang dây.
Cơ quan chức năng nhận định, đám cháy xuất phát từ khu vực bếp tầng một của căn nhà. Đến 5h30 cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Theo thống kê ban đầu, vụ cháy không gây thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản đang được lực lượng chức năng kiểm tra.
Hiện Công an quận Ba Đình đang điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Nhật ký đẫm nước mắt của nạn nhân bạo lực học đường
Đọc những câu chuyện thương tâm của nạn nhân bạo lực học đường, Phạm Mai Hương (TP.HCM) xót xa lật giở lại những trang nhật ký cũ đẫm nước mắt được viết vào thời điểm em là nữ sinh lớp 10.
Góc tối và nước mắt
"Trời ơi! Sao mọi chuyện rắc rối cứ quấn lấy tôi như thế này? Tôi sẽ cầm cự được bao lâu đây? Cố được bao lâu đây", những dòng chữ đầy bất lực được cô bé 16 tuổi viết vào những trang nhật ký.
Hương nhớ lại, khởi nguồn của bạo lực đều đến từ những câu chuyện không quá to tát. "Tôi không hiểu vì lý do gì, bạn lớp trưởng lại ghét mình tới vậy. Bạn này và nhóm "nữ sinh sành điệu" trong lớp chơi thân với nhau. Cả hội thường xuyên bắt nạt tôi bằng cách cứ đến cuối tuần lại báo cô chủ nhiệm rằng tôi mắc lỗi để tôi bị phạt trực nhật cả tuần".
Đỉnh điểm, Hương từng phải trực nhật liên tiếp trong suốt một tháng trời. "Vì quá ấm ức, tôi bèn cãi nhau nhưng bị cả nhóm lôi lên trước lớp sỉ nhục. Từng người một vây quanh, chỉ tay vào mặt tôi rồi nói: "Mày muốn sống yên ổn ở lớp này phải biết điều!", "Bạn bè cùng lớp, đừng để đến lúc tụi tao đụng vào mày không hay đâu"...
Là người nhạy cảm khi bị ai đó làm tổn thương, nhưng Hương tuyệt nhiên không khóc, dù cô thừa nhận bản thân cũng run rẩy, sợ hãi, phẫn uất.
"Tôi chỉ có một mình. Dù trong lớp có tới 3 người bạn thân, nhưng không ai dám đứng lên bảo vệ. Cả lớp không ai dám bênh vực vì đều sợ nhóm "VIP" này. Chưa bao giờ, tôi thấy mình cô độc đến thế", Hương nhớ lại.
Trang nhật ký cũ được Hương viết vào năm lớp 10
Trong suốt thời gian tiếp theo, Hương vẫn liên tục bị nhóm nữ sinh này bắt nạt. Thậm chí, em còn bị vu khống "dắt một đám nam sinh tới nhà những nữ sinh này gây rối".
"Tôi không hiểu lý do gì, những người đó lại có thể đặt điều cho mình tới như vậy. Thậm chí, nhóm nữ sinh đó còn kể cho giáo viên nghe về những điều họ tự bịa ra về tôi".
Trong những trang nhật ký ở thời điểm đó, Hương đã dùng rất nhiều từ ngữ thể hiện sự phẫn uất của một cô bé lớp 10 bị oan ức nhưng đành bất lực.
Suốt thời gian dài đối diện với sự bắt nạt nhưng không hề rơi nước mắt, lần này, Hương hoàn toàn sụp đổ.
"Tôi uất nghẹn đến mức không thể giải thích một câu nào trước cô giáo. Tất cả cảm xúc dồn nén bao lâu bỗng dưng như quả bóng nổ tung. Tôi òa khóc nức nở không thể ngưng lại.
Cô giáo chỉ biết nói rằng tôi "hãy bình tĩnh". Nhưng giây phút đó, tôi không thể bình tĩnh nổi nữa. Tôi luôn chỉ có một mình, không ai dám bảo vệ hay lên tiếng bênh vực. Trong khi những người bắt nạt tôi là một nhóm, lại là ban cán sự lớp, con nhà giàu và có cả một hội bảo kê.
Tôi nghĩ mình đã thua cuộc khi phải khóc trước mặt nhóm nữ sinh đó. Tôi nhớ, lúc ra về, cả đám còn nhại lại tiếng khóc của mình, vừa cười cợt, mỉa mai".
Quãng thời gian đó được Hương kể lại "giống như địa ngục". Giáo viên không mấy quan tâm. Trong khi đó, những người bạn thân trong lớp của Hương cũng nhút nhát, không dám lên tiếng bảo vệ. Chỉ khi không có đám nữ sinh kia, những người bạn ấy mới dám lại gần hỏi han, an ủi.
"Tôi đã từng cảm thấy vô cùng cô độc, chỉ dám trốn trong bóng tối khóc một mình rất nhiều lần".
Cách duy nhất cô nữ sinh 16 tuổi khi ấy có thể làm là trải lòng vào những trang nhật ký.
Hương nói, không biết bằng cách nào mình có thể vượt qua thời gian khủng hoảng đó.
"Mỗi lần đọc lại những trang nhật ký cũ, ký ức lại ùa về khiến tôi bật khóc nức nở như đứa trẻ. Dù chuyện đã qua từ lâu nhưng chỉ cần chạm lại, một phần cảm xúc và sự tổn thương sâu thẳm trong tôi lại vỡ òa", Hương chia sẻ.
Vì bị bạo lực học đường, đi học với tôi giống như một sự tra tấn
Cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường, Hồng Diệp (SN 1991, Hà Nội) nhớ mãi cảm giác "nhẹ nhõm" khi không còn bị người bạn học cũ "hành xử độc ác" trong suốt hai năm cấp 2.
Mọi chuyện bắt đầu kể từ năm lớp 7, khi Diệp đang theo học tại một trường tư ở Hà Nội. Cô thường xuyên bị bạn nữ này bắt nạt.
Đỉnh điểm bước sang năm lớp 8, khi nữ sinh này bị đuổi học vì hành kiểm và học lực đều xếp loại kém. Dù đã không còn học tại trường, nữ sinh này vẫn quay lại để trấn tiền bạn học cũ.
"Biết tôi có tiền, bạn nữ này liên tục chặn đường. Ban đầu là 50.000 đồng, nhưng sau 5 - 6 lần, vì thấy trấn tiền của tôi dễ quá, người này chuyển sang yêu cầu 100.000, thậm chí là 200.000 đồng. Tôi chỉ còn cách móc lợn để "cống nạp", vì nếu không đưa, nữ sinh này sẽ lên tận lớp (mặc áo đồng phục cũ để được vào trường) để cướp tiền".
Bị cướp tiền trong suốt 3 tháng, Diệp nói, mỗi ngày đi học với cô đều giống như "địa ngục". "Bạn nữ này liên tục gọi điện hẹn giờ tôi phải mang tiền tới. Lúc nào tôi cũng trong trạng thái sợ hãi không biết mình sẽ bị đánh và trấn tiền lúc nào.
Tôi cũng rất sợ những cuộc gọi đến bất chợt. Có một khoảng thời gian quá mệt, tôi chỉ muốn nghỉ học, vì việc đi học giống như một sự tra tấn. Không thể chịu nổi sự lo lắng ấy và cũng không còn tiền nữa, tôi quyết định phản kháng. Tuy nhiên đổi lại, tôi bị đánh ngay tại lớp, vào cuối các buổi học, khi thầy cô đã về hết".
Sau một thời gian, mẹ Diệp dần phát hiện ra con mình có những sự thay đổi về tâm lý như hay lo lắng, sợ sệt, hay bị gọi điện làm phiền trong các giờ ăn cơm. Dù vặn hỏi, nhưng vì sợ, ban đầu Diệp vẫn cố gắng che giấu. Đến khi không thể chịu đựng được nữa, cô quyết định kể hết mọi việc.
"Rất may vào thời điểm đó, mẹ đã can thiệp kịp thời bằng cách trao đổi thẳng thắn với nhà trường và gia đình bạn nữ kia. Sau đó, mọi chuyện đã chấm dứt". Tuy nhiên, Diệp nói, quãng thời gian đi học sau đó, cô luôn sống trong sự ám ảnh tâm lý.
"Đến giờ, khi đã có con, tôi cũng luôn đắn đo trong việc lựa chọn trường vì lúc nào cũng lo sợ con mình sẽ gặp tình trạng bạo lực học đường giống như mình ngày xưa".
Hỏa hoạn lúc nửa đêm, 4 căn nhà phố cổ Hà Nội bị thiêu rụi Vụ cháy bùng phát tại số nhà 15D phố Hàng Cót (quận Hoàn Kiếm) rồi lan ra 3 nhà xung quanh, lực lượng chức năng khẩn trương có mặt để dập lửa và cứu hộ cứu nạn. Khoảng 23h45 ngày 3/12, đám cháy xảy ra tại số nhà 15D phố Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội), sau đó lan ra các...