Sắp triển khai hai đơn nguyên cầu đô thị nút Mai Dịch Vành đai 3
Trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long ( Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đơn vị đang triển khai các thủ tục như bổ sung hợp đồng, thiết kế kỹ thuật…
để chuẩn bị khởi công hai đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch thuộc Dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long ( Hà Nội).
Cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long đi vào hoạt động sẽ khép kín đường vành đai 3 trên cao, góp phần tạo nên một tuyến đường vành đai hiện đại, giải quyết tình trạng ùn tắc. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, tổng mức đầu tư 2 đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch là hơn 348 tỷ đồng. Dự kiến sẽ được khởi công trong quý III năm nay.
Chia sẻ thêm về dự án này, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, nguồn vốn đầu tư cho hạng mục trên được lấy từ nguồn vốn dự từ dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 (Hà Nội).
Lý giải về nguồn vốn dư của dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, việc dư các khoản kinh phí trên do khi triển khai, thành phố Hà Nội tiến hành thực hiện xây dựng mở rộng đường Phạm Văn Đồng nên Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật từ cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính từ 1,5m xuống 1,2m; điều chỉnh cọc thép xoay sang cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính 1,2m và tiết kiệm từ đấu thầu xây lắp khoảng 15%.
Ngoài ra, vốn dư trên cũng đến từ việc chênh lệnh tỷ giá giữa đồng Yên và VND cũng như tiết giảm được chi phí do dự án thi công nhanh, đảm bảo tiến độ.
Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long, mỗi bên cầu vượt Mai Dịch hiện hữu sẽ được xây dựng một đơn nguyên cầu đô thị rộng 7,75m gồm: 1 làn xe cơ giới (3,5m) và 1 làn xe hỗn hợp (3m), còn lại là dải an toàn và bó vỉa. Hai đơn nguyên cầu đô thị được thiết kế vĩnh cửu với kết cấu dầm thép bản mặt bê tông cốt thép liên hợp, tĩnh không dưới là 4,75m, tĩnh không đường đô thị đi trên cầu vượt là 4,5m.
Đán.h giá về ý nghĩa của việc xây dựng 2 đơn nguyên cầu vượt Mai Dịch, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận, sau khi dự án cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long và tuyến đường Phạm Văn Đồng mở rộng ở dưới hoàn thành đưa vào khai thác từ tháng 10/2020, phạm vi cầu Mai Dịch hình thành nút giao với 4 nhánh ra, vào đường cao tốc.
Vì thế lưu lượng phương tiện giao thông qua nút rất lớn nên thường xảy ra xung đột, dẫn đến ách tắc giao thông. Hơn nữa, cầu vượt Mai Dịch hiện nay vẫn cho phương tiện mô tô, xe gắn máy lưu thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, vận tốc khai thác chỉ cho phép 60km/h.
Do đó, việc cải tạo, tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch đồng bộ với dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long theo hướng bổ sung hai đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch để tách các làn xe cơ giới lưu thông trong nội đô qua nút giao với các dòng xe ô tô lưu thông theo tuyến đường cao tốc trên cao đang rất cấp thiết.
“Nếu hoàn thành 2 đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch sẽ phục vụ các xe lưu thông trong nội đô, còn lại phần cầu vượt Mai Dịch sẽ được trưng dụng để khai thác tuyến cao tốc trên cao, đảm bảo cho phương tiện chạy với vận tốc 80km/h trên toàn tuyến”, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đán.h giá
Trước đó, tại Quyết định số 7/QĐ – TTg ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 thành phố Hà Nội. Cụ thể, Thủ tướng đồng ý bổ sung hạng mục “Xây dựng 2 đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch” với tổng mức đầu tư dự kiến là 348,456 tỷ đồng.
Liên quan đến kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng vừa công bố về dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội; trong đó, có dự toán các gói thầu tại dự án này tăng 27 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên TTXVN về vấn đề này, ông Phạm Thanh Bình, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, đây là dự án công trình có quy mô nhóm A, tổng mức đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng. Dự toán của các gói thầu có rất nhiều hạng mục, khối lượng công việc nên trong quá trình lập, soát xét để trình duyệt dự toán không tránh khỏi việc có một số sai sót.
“Tuy nhiên, các tồn tại này không làm ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu, công tác thanh, quyết toán với nhà thầu xây dựng, không làm thất thoát vốn đầu tư. Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ kiến nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long thực hiện các thủ tục để phê duyệt điều chỉnh giảm dự toán”, ông Bình khẳng định.
Đối với một số các tồn tại trong công tác lập dự án, quản lý hợp đồng như: hồ sơ lập dự án đầu tư xây dựng công trình thiếu nội dung phòng, chống cháy nổ; quản lý chuyên gia nước ngoài chưa có báo cáo theo quy định; chưa thông báo và gửi hồ sơ thiết kế xây dựng cho cơ quan quản lý xây dựng của địa phương theo dõi.., theo ông Bình chỉ là các thiếu sót về thủ tục hành chính, không ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng công trình, chưa đến mức phải xử lý hành chính.
“Ngoài các tồn tại thuộc trách nhiệm của Ban, còn một số tồn tại, thiếu sót khác thuộc trách nhiệm của Tư vấn, Nhà thầu xây dựng như: chưa báo cáo định kỳ về Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện hợp đồng; mua bảo hiểm chưa đúng theo quy định… Ban đã có văn bản thông báo và đề nghị chấn chỉnh đối với các đơn vị”, ông Bình thông tin.
Trên cơ sở kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, Ban Quản lý dự án Thăng Long sẽ tiếp thu và thực hiện nghiêm các kiến nghị, xử lý; chỉ đạo tổ chức, cá nhân liên quan kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án, tránh các vi phạm trong quá trình thực hiện các công việc tiếp theo.
Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội có tổng mức đầu tư là 5.343.438 tỷ đồng. Tổng chiều dài dự án là 5,364km; trong đó, chiều dài cầu cạn cao tốc là 4,591km.
Sau khi dự án được đưa vào khai thác từ tháng 10/2020 đã góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây Thủ đô, bảo đảm tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các khu vực này.
Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, trong tương lai, khi khu vực đô thị trung tâm Hà Nội được phát triển mở rộng, cả tuyến Vành đai 3 hoàn chỉnh sẽ là trục giao thông đường bộ chính yếu liên kết các cụm đô thị lớn của thành phố Hà Nội cũng như khu vực hai bên sông Hồng, tạo nên trục không gian cảnh quan của Thủ đô.
Chính thức thông xe hệ thống đường dẫn lên xuống cầu cạn dài nhất Hà Nội
Toàn bộ 6 nhánh đường lên xuống cầu cạn vành đai 3 (hay còn gọi là đường trên cao) đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, Hà Nội đã chính thức thông xe hôm nay (27/12).
Sáng 27/12, 6 nhánh đường dẫn lên xuống cầu cạn vành đai 3, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, Hà Nội chính thức thông xe. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu TP Hà Nội xây dựng phương án tổ chức giao thông; chỉ đạo nhà thầu vận hành và duy trì hệ thống chiếu sáng ban đêm liên tục sau thời điểm thông xe.
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT Hà Nội, các phương tiện không được tham gia giao thông trên cầu cạn gồm: Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h (trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì)...
Các phương tiện đi trên đường dẫn lên xuống cầu cạn dài nhất Hà Nội ngày 27/12.
Người đi bộ, xe thô sơ không được tham gia giao thông trên cầu cạn.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, chiều 27/12, nhiều phương tiện đã chính thức lưu thông tại các điểm lên xuống cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Phương án phân luồng giao thông đường trên cầu cạn đoạn Nam Thăng Long - Mai Dịch bắt đầu áp dụng từ ngày 27/12.
Để giảm tiếng ồn trên cao tốc, nhà thầu lắp đặt khoảng 4.500 tấm chắn viền nhôm chống ồn trên tổng chiều dài đoạn đường 5,3 km.
Với các nhánh lên xuống, mỗi chiều xe chạy gồm một làn xe cơ giới rộng 3,5 m, một làn xe dừng khẩn cấp rộng 2 m và dải an toàn bên trong rộng 0,5 m.
Theo kế hoạch, Sở GTVT hướng dẫn các phương tiện từ đường Phạm Hùng và từ trục Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu có thể kết nối với cầu cạn tại điểm kết nối sau nút giao Mai Dịch.
Các phương tiện đi từ cầu Thăng Long về nút giao Mai Dịch có thể ra khỏi cầu cạn tại vị trí trước nút Mai Dịch để kết nối với trục đường Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu hoặc vào cầu vượt dành cho đường đô thị (cầu vượt Mai Dịch) để vượt qua.
Các phương tiện từ đường Phạm Văn Đồng, đường Hoàng Quốc Việt, Trần Quốc Hoàn có thể kết nối với cầu cạn tại nhánh lên của nút giao Hoàng Quốc Việt đi cầu Thăng Long - Nội Bài.
Một lối lên cầu cạn.
Các phương tiện đi từ cầu Thăng Long về nút giao Mai Dịch có thể theo lối ra tại nhánh xuống của nút giao Hoàng Quốc Việt để kết nối với đường Phạm Văn Đồng đi Hoàng Quốc Việt hoặc trục đường Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu.
Hệ thống đèn giao thông cùng biển báo được lắp đặt tại vị trí dễ quan sát.
Trước mỗi đường dẫn lên cầu cạn, hệ thống hỗ trợ giảm chấn khi va chạm được lặp đặt 2 bên, giúp lái xe an toàn hơn.
Theo Sở GTVT Hà Nội, các phương tiện từ đường Phạm Văn Đồng, Đỗ Nhuận, có thể kết nối với cầu cạn tại nhánh lên của nút giao Tây Thăng Long đi Mai Dịch. Các phương tiện đi trên cầu cạn từ nút giao Mai Dịch hướng về cầu Thăng Long có thể theo lối ra tại nhánh xuống của nút giao Tây Thăng Long để kết nối với đường Phạm Văn Đồng đi Đỗ Nhuận, công viên Hòa Bình.
Hạng mục đường dẫn lên, xuống đường vành đai 3 trên cao được khởi công từ tháng 10/2020 tại khu vực: Hoàng Quốc Việt dài 247 m; khu vực Cổ Nhuế dài 330 m và khu vực Nam Thăng Long dài 222 m. Mỗi nút giao này được xây dựng 2 lối lên - xuống, gồm một làn ô tô và một làn khẩn cấp.
Theo thiết kế ban đầu, dự án chỉ đầu tư cầu cạn từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, không xây dựng các nhánh lên, xuống tuyến đường. Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án còn dư vốn nên Bộ GTVT đã phê duyệt bổ sung 6 đường lên - xuống với kinh phí đầu tư hơn 200 tỷ đồng.
Cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 TP Hà Nội do Bộ GTVT là chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án Thăng Long được giao tổ chức thực hiện và quản lý dự án. Tư vấn lập dự án, Tư vấn giám sát và thi công dự án do các đối tác Nhật Bản thực hiện. Đây là loại công trình giao thông cấp 2.
Công trình có tổng mức đầu tư là hơn 5.343 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA là 20,591 tỷ Yên, tương đương 4.525 tỷ đồng; và nguồn vốn đối ứng của Việt Nam là 817 tỷ đồng.
Điểm đầu tại Km0 130, phía Bắc cầu vượt Mai Dịch; điểm cuối tại Km5 497,72 phía Nam cầu Thăng Long. Tổng chiều dài dự án là 5,367km, trong đó chiều dài cầu cạn cao tốc 4,591km. Địa điểm xây dựng tại quận Cầu Giấy và quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
Sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, công trình sẽ kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn đường cao tốc từ cầu Phù Đổng đến cầu Thăng Long, đồng thời tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài, các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.
Bình Dương khởi công dự án nâng cấp Quốc lộ 13 nối với TP Hồ chí Minh Ngày 26/4, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ động thổ dự án BOT nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn thành phố Thuận An với sự tham dự của đại diện các lãnh đạo cấp cao của tỉnh huyện, thành phố, thị xã, lãnh đạo các sở, ban, ngành, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh. Quang cảnh...