Chủ động chọn người nhận học bổng nghiên cứu sinh
Việc cử người đi học nghiên cứu sinh ở nước nào (theo chương trình học bổng của Nhà nước thời gian tới) sẽ tùy thuộc vào mong muốn và lựa chọn của các trường ĐH. Bộ GD&ĐT không can thiệp vào quyết định cử người đi học nghiên cứu sinh của các trường. Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ mới đây.
Trong một thảo luận mới đây với Bộ GD&ĐT, đại diện Chính phủ Pháp tại Việt Nam quan tâm tới vấn đề cấp học bổng cho nghiên cứu sinh Việt Nam thời gian tới. Ảnh: Thanh Tuấn
Không “phân phối” chỉ tiêu
Trong cuộc thảo luận mới đây giữa Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cùng đại diện các Vụ, Cục chức năng với Đại sứ CH Pháp tại Việt Nam và đại diện Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới Pháp, xung quanh “Thỏa thuận hành chính” (ký năm 2016 giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Bộ GD quốc gia, Giảng dạy ĐH và Nghiên cứu cộng hòa Pháp về việc công nhận các quá trình đào tạo và văn bằng, nhằm tạo điều kiện cho HS, SV tiếp tục theo học GD ĐH và GD chuyên nghiệp tại các nước đối tác), dự kiến ký tiếp vào tháng 6/2019, Đại sứ Bertrand Lortholary đã thông tin về chương trình học bổng mới của Pháp về đào tạo tiến sĩ cho Việt Nam.
Theo đó, đầu năm 2019, Chính phủ Pháp đã thông qua một chương trình học bổng đào tạo nghiên cứu sinh của Việt Nam, thay cho Chương trình 911 (đã dừng từ năm 2017).
Chương trình học bổng mới, Bộ GD&ĐT sẽ phân cấp hết cho các trường ĐH chủ động thực hiện việc cử người đi học.
“Được nhận bao nhiêu suất học bổng tùy thuộc vào đề xuất của từng trường ĐH. Năm nay Bộ sẽ để các trường chủ động đề xuất, trên cơ sở năng lực và nhu cầu thật của trường. Khi đã chủ động đề xuất thì trường phải có những ứng viên bảo đảm điều kiện, năng lực, dựa trên tiêu chí chung mà Bộ GD&ĐT đưa ra”.
Video đang HOT
Ưu tiên nghiên cứu sinh Việt Nam
Trao đổi về vấn đề cấp học bổng cho nghiên cứu sinh của Việt Nam, ngài Bertrand Lortholary, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam khẳng định: Pháp mong muốn cùng chính phủ Việt Nam giúp đỡ cho các nghiên cứu sinh có được học bổng thỏa đáng để đảm bảo điều kiện sống và học tập.
Chất lượng đào tạo ĐH của Pháp được xếp đứng hàng thứ tư trên thế giới. Pháp là quốc gia hàng đầu châu Âu thu hút du học sinh từ Việt Nam. Có hơn 7.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Pháp. Theo tính toán của phía Pháp, chi phí cho một SV tại Pháp dao động khoảng từ 10.000 – 15.000 euro/năm.
Theo tính toán mức học phí dự kiến tăng vào mùa thu năm 2019, thay vì SV nước ngoài học tại các trường công lập của Pháp trả phí ghi danh từ 250 đến 300 euro/năm trước đây, thì tăng học phí sẽ phải trả 2.770 euro phí ghi danh chương trình cử nhân, 3.770 euro cho chương trình thạc sĩ.
Chính phủ Pháp cũng như các trường ĐH của nước này dự kiến tăng gấp 3 số lượng học bổng (từ 7.000 lên tới 21.000). Bên cạnh học bổng của Chính phủ Pháp, SV Việt Nam có thể tiếp cận các học bổng của Quỹ Ondon Vallet (Thông tin về các loại học bổng có thể tham khảo trên địa chỉ website của Cơ quan Hỗ trợ du học Pháp Campus France).
Ngay từ khi trở thành Đại sứ của Cộng hòa Pháp (vào tháng 10/2016), trong lần trao đổi với báo chí, ông Bertrand Lortholary đã khẳng định 4 ưu tiên. Trong đó có ưu tiên giúp thế hệ trẻ Việt Nam gần gũi hơn với nước Pháp (bên cạnh các ưu tiên về thúc đẩy quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, biến đổi khí hậu).
Thanh Tuấn
Theo GDTĐ
Chấm dứt tình trạng đầu tư manh mún
Trong những năm qua, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục ĐH đã có bước chuyển biến ban đầu tích cực song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cần thiết. Điều này có nguyên nhân từ cơ chế chính sách và nguyên nhân từ ý thức về vai trò khoa học công nghệ trong phát triển nhà trường của chính các trường.
Trung bình 1 trường ĐH có 7 nhóm nghiên cứu
So với 5 năm trước, số công bố quốc tế trong các cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, góp phần đưa xếp hạng khu vực, quốc tế của các trường tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhận định tại Hội thảo: "Xây dựng cơ chế chính sách phát triển khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH" thì: "Hiện nay, trong "2 chân" là đào tạo và nghiên cứu khoa học, các trường vẫn chú trọng chủ yếu là đào tạo, còn nghiên cứu khoa học, dù đã có cải thiện lớn trong thời gian qua, nhưng so với "chân" đào tạo thì vẫn yếu".
Là trưởng nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài thuộc Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam", GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát 216 giảng viên ở 40 trường ĐH, viện nghiên cứu trên cả nước, kết quả cho thấy có 58,8% khẳng định đang tham gia các nhóm nghiên cứu.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến năm học 2016-2017 đã có 491 nhóm giảng dạy - nghiên cứu được thành lập tại các cơ sở đào tạo. Trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường ĐH, hiện nay trong hệ thống các trường ĐH đã hình thành 945 nhóm nghiên cứu, một trường ĐH có trung bình 7 nhóm nghiên cứu.
Thông qua nhóm nghiên cứu, chất lượng đào tạo tiến sĩ và chất lượng đội ngũ đã tăng lên từng bước. Kết quả khảo sát ở ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, 80% các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ của trường, nhờ tham gia nhóm nghiên cứu nên khi bảo vệ luận án tiến sĩ đều đã có công bố quốc tế ISI. 100% các nghiên cứu sinh ở ĐH Quốc gia Hà Nội có công bố quốc tế đều tham gia trong các nhóm nghiên cứu.
Năm 2013, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, chỉ ở mức 2.309 bài. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây nhất của nhóm nghiên cứu độc lập (Trường ĐH Duy Tân), tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6-2018, chỉ riêng công bố quốc tế của 30 trường ĐH Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài. Con số này hơn cả giai đoạn 5 năm trước đó (2011-2015), khi toàn Việt Nam mới có 10.034 bài. Nếu chỉ tính riêng các công bố quốc tế thuộc Scopus của Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây (2009-2018) đã tăng gần 5 lần.
"Sự gia tăng của các nhóm nghiên cứu trong các trường ĐH tỷ lệ thuận với sự gia tăng số lượng công bố quốc tế. Nhóm nghiên cứu chính là một trong những giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ nhân lực KH&CN cũng như nâng cao xếp hạng của trường ĐH" - GS Nguyễn Đình Đức cho hay.
Phát triển khoa học công nghệ trong trường ĐH phải có sự thay đổi về cơ chế chính sách, không đầu tư dàn trải, manh mún. Ảnh:N.D
Đầu tư manh mún thì khó hiệu quả
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của phòng thí nghiệm với các nghiên cứu thực nghiệm. Trong đó, cần xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực của đất nước từng giai đoạn và đặt yêu cầu đối với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, từ đó đưa ra nhiệm vụ đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm nghiên cứu, đào tạo, gắn kết nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Cần chấm dứt tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, không đầu tư khi thiếu các luận cứ cốt yếu (sức mạnh, nhân lực...). Vì vậy, cần có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để xem xét đầu tư.
Nhiều ý kiến chỉ ra rằng: Những phòng thí nghiệm được coi là trọng điểm được Nhà nước ưu tiên đầu tư tài trợ phải là nơi thể hiện được một định hướng phát triển thuyết phục cùng đội ngũ các nhà nghiên cứu giàu năng lực, có kinh nghiệm và khát vọng cống hiến. Năng lực, kinh nghiệm nhất thiết phải được minh chứng qua những sản phẩm nghiên cứu cụ thể.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng, để thực hiện được mục tiêu lấy khoa học nuôi khoa học và tăng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, nhất thiết phải thay đổi cơ chế chính sách phát triển khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH. Một số hạn chế về nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo hiện nay trong các cơ sở giáo dục ĐH cần sự khơi thông, thay đổi về chính sách.
"Việc phát triển khoa học công nghệ đóng góp lớn cho nguồn thu các trường, nếu khơi thông cơ chế chính sách chúng ta sẽ nâng cao thứ hạng giáo dục ĐH Việt Nam trên khu vực và thế giới. Hội thảo là cơ hội để chúng ta tập trung trao đổi về cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong trường ĐH" - Thứ trưởng khẳng định.
Nam Dương
Theo baomoi
Trao học bổng Manmanman Organization - Hàn Quốc Năm học này, Tập đoàn Sinhan Group và các công ty thành viên trao 10 suất học cho 7 sinh viên và 3 nghiên cứu sinh có thành tích học tập và nghiên cứu. Cụ thể, 10 suất học bổng mỗi suất 500 USD, trong đó có 3 học bổng nghiên cứu sinh, 2 học bổng cao học và 5 học bổng dành...