Chủ động các tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lên phương án chủ động các tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
“Dĩ bất biến – ứng vạn biến” là điều mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh khi nói về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, tại Hội nghị với 63 sở Giáo dục và đào tạo diễn ra trong ngày 10 và 11/7 ở Vĩnh Phúc.
63 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng bàn luận những tình huống còn chưa rõ trong công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Mặc dù năm nay các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện công tác tổ chức kỳ thi, nhưng Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn chịu trách nhiệm chỉ đạo chung.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lên phương án chủ động các tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Đến thời điểm này, các địa phương đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tổ chức kỳ thi. Đặc biệt, công tác tập huấn cho các lực lượng tham gia tổ chức kỳ thi đã được tiến hành với tiêu chí rõ người, rõ việc.
Video đang HOT
Ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng cho biết: “Thành phố Hải Phòng chúng tôi có 42 điểm thi và 2 điểm dự bị thì chúng tôi đã tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra toàn bộ các điểm thi này để đảm bảo an toàn, tạo điều kiện tốt nhất cho các em thực hiện thi được an toàn, nghiêm túc. Cũng như công tác in đề, vận chuyển đề, bảo quản bài thi được an toàn, nghiêm túc. Chúng tôi cũng tạo điều kiện để các em thí sinh tham gia kỳ thi với tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái, để đạt được kết quả cao nhất”.
Theo ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, năm nay Thành phố Hà Nội có tới 80.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại 140 điểm thi với nhiều địa bàn khác nhau. Do đó, công tác tổ chức kỳ thi được Sở GD&ĐT Hà Nội chuẩn bị hết sức chu đáo, cẩn thận.
“Sau khi có chỉ đạo của Bộ, thành phố đã triển khai thành lập ban chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch ban chỉ đạo. Theo đó thì tất cả các ngành tham gia ban chỉ đạo. Không chỉ ban chỉ đạo của thành phố mà quận, huỵện, thị xã đều có ban chỉ đạo để có thể nắm bắt được công việc cụ thể và có những chỉ đạo cụ thể tại các điểm thi trên địa bàn của mình”, ông Dũng chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các địa phương phải tính đến mọi tình huống, lên phương án cụ thể để kịp thời xử lý mọi tình huống có thể xảy ra khi tổ chức kỳ thi.
“Nhìn nhận, rà soát thật kỹ các khâu trong quá trình tổ chức thi THPT. Để chúng ta rà soát xem địa phương mình có khó khăn gì không hay là kinh nghiệm của địa phương mình năm ngoái rồi những bài học của năm trước đó thì chúng ta làm thế nào để cho kỳ thi này thực sự đáp ứng được yêu cầu chất lượng, an toàn, khách qua, minh bạch”, ông Nhạ cho hay.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị, từng đơn vị, từng người trong Ban Chỉ đạo thi THPT tại các địa phương phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Kịp thời tham mưu, chủ động dự báo những vấn đề có thể xảy ra với Chủ tịch UBND tỉnh, không để rơi vào tình huống phải xử lý sự cố khi kỳ thi diễn ra. Cùng với đó huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, bám sát Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia để bảo đảm chuẩn bị tổ chức tốt nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay./.
Người lớn thế nào trẻ em thế ấy
Mấy hôm nay trên mạng xã hội có một bức ảnh được lan truyền: Trong một lớp học, hầu hết học sinh giơ giấy khen lên khoe, còn một em thì không có.
Ảnh: Quang Vinh.
Tôi không biết bức ảnh ấy có thật không, chụp ở trường nào lớp nào. Nhưng việc ấy khiến tôi nghĩ đến một câu chuyện thi cử. Có một năm cách đây lâu lâu, đề thi môn văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT (hồi chưa có một kỳ thi THPT Quốc gia như bây giờ) đã có một câu trong đề yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về thói dối trá. May năm ấy không xảy ra chuyện gian lận thi cử như ở Hà Giang, Hòa Bình... vừa rồi (hoặc có mà không lộ). Bởi vì nếu có một chuyện tương tự thì cái đề thi bỗng trở nên bẽ bàng.
Sở dĩ tôi nghĩ đến chuyện thi cử khi nhìn bức ảnh khoe thành tích trên mạng là bởi vì đối với một nền giáo dục thì việc hình thành nhân cách con người là quan trọng vào bậc nhất, bên cạnh việc trang bị kiến thức. Mà nhân cách trẻ em hình thành thế nào, chắc chắn có một phần lớn do người lớn đối xử và làm gương.
Gần đây vấn đề học chữ hay học làm người, hoặc giữa hai cái này cần học cái nào trước, cái nào sau rất được quan tâm. Nhưng nếu như việc học chữ (tức học kiến thức) đã rõ thì học làm người như thế nào còn nhiều cách hiểu khác nhau. Nhiều bố mẹ và thầy cô hồ hởi cho trẻ em học kỹ năng sống, nghệ thuật sống và nghĩ là thế đã là học làm người. Trong khi theo một nghĩa rộng hơn, học làm người là học những gì làm nên cốt cách của con người, tức là bao hàm cả việc học chữ, đừng tách bạch.
Trong một lần trò chuyện với sinh viên tại Đại học Bách Khoa (Hà Nội), Giáo sư Ngô Bảo Châu có dẫn quan điểm của nhà triết học Đức Hannah Arend trong bài viết có tên Khủng hoảng giáo dục, rằng: chức năng của trường học là dạy cho trẻ thế nào là thế giới chứ không phải là dạy cho chúng những tật xấu. Học làm người là học về thế giới, trong đó có cả thế giới tự nhiên và thế giới con người, để mỗi cá nhân nhận thức được vị trí của mình trong đó, nhận thức được hết những tương tác giữa cá nhân mình với người khác để triển khai tiềm năng của mình, hoàn thiện mình.
Hôm ấy, Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng kể một câu chuyện về một đứa bé sơ sinh bị sói tha đi. Sau này khi tìm lại được đứa bé, tuy rằng hình hài vẫn là một con người nhưng tính nết lại là của một con sói. Bởi mẹ sói cho nó bú, tha mồi cho nó ăn. Đứa trẻ lớn lên giữa bầy sói, tất phải trở thành một con sói.
Ví dụ mà Giáo sư Ngô Bảo Châu đưa ra là một minh họa thấy rõ người lớn cư xử thế nào, một nền giáo dục cư xử với trẻ em thế nào thì đấy tất là tấm gương cho trẻ soi vào mà hình thành lên nhân cách đứa trẻ trong tương lai.
Trở lại với câu chuyện đánh giá xếp loại trẻ em, phát giấy khen hay không phát giấy khen đang được dư luận quan tâm. Một đứa trẻ không được phát giấy khen giữa tất cả những đứa trẻ được khen sẽ có cảm xúc và tâm trạng thế nào? Chắc chắn đó là một ký ức đầy tổn thương, một mặc cảm tự ti sẽ hình thành đối với đứa trẻ.
Tất nhiên, cũng có ý kiến cho rằng có lẽ người lớn làm lớn chuyện, chứ bản thân đứa trẻ dù biết chỉ có mình ở lớp không được khen cũng chả cảm thấy làm sao. Việc nghĩ rằng đứa trẻ tổn thương là do chúng ta gán ghép. Mọi ý kiến trên mạng xã hội những ngày qua đều phản ánh sự thật là bản thân những người lớn đang lợi dụng chuyện những đứa trẻ để đưa ra những suy nghĩ chủ quan nhằm phán xét và chê trách. Giáo dục có triết lý và nguyên lý của giáo dục. Một nền giáo dục có triết lý thế nào thì sẽ cho ra các sản phẩm là nguồn lực con người thế ấy.
Một đứa trẻ được phát triển toàn diện không nhất thiết phải cố gắng học chạy theo điểm để lấy giấy khen. Mỗi đứa trẻ có một khả năng và bất cứ một cố gắng nào của trẻ ở các khả năng khác nhau đều đáng được trân trọng như nhau. Cũng như trong một lớp học không phải chỉ có học sinh giỏi toán, giỏi văn mới đáng được đề cao.
Nhưng cũng đừng chỉ trách nhà trường trong việc chạy theo thành tích và cách đánh giá xếp loại học sinh một cách vô cảm. Bởi vì dịp này ở trên mạng, các bố các mẹ khoe giấy khen của con tràn lan. Cả xã hội trọng thành tích, tất có những nhà trường đáp ứng nhu cầu ấy.
Một nền giáo dục hướng tới việc giáo dục con người là không cần thành tích. Giáo dục con người cũng không phải là coi thường học kiến thức để đi học kỹ năng sống. Một con người có đủ năng lực làm người là bao gồm cả kiến thức và cốt cách con người. Mà nhân cách đứa trẻ là do cách người lớn làm gương và đối xử với chúng.
Ngậm ngùi những nữ sinh vừa ôn thi tốt nghiệp THPT vừa... chăm con Bên bậu cửa, V. ôm con thẫn thờ nhìn về phía những ngọn núi. Đó là nơi sẽ gắn chặt với cuộc đời của nữ sinh này sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong rất nhiều cái tên chúng tôi được cung cấp, chỉ có nữ sinh Đ.T.V (xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) đồng ý kể về câu chuyện...