Chủ định của Giáo hoàng Francis khi thăm Mông Cổ
Nhìn bề ngoài thì chuyến thăm Mông Cổ của Giáo hoàng Francis gây bất ngờ, bởi điểm đến chỉ có hơn 2,3 triệu dân cùng cộng đồng Công giáo rất non trẻ khi chỉ có hơn 1.500 tín đồ.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực chất quan điểm chính sách của Giáo hoàng Francis kể từ khi nhậm chức thì có thể dễ dàng nhận ra được chủ định của ông với chuyến công du tới Mông Cổ.
Not interestedSeen too oftenInappropriateCovers content. Ảnh Giáo hoàng Francis thăm Mông Cổ ngày 4.9
Video đang HOT
Giáo hoàng Francis là người Argentina chứ không phải là người châu Âu như nhiều tiền nhiệm và theo đuổi chủ trương Nhà thờ Thiên chúa giáo có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới. “Vùng ngoại vi”, tức là những vùng sâu vùng xa với cộng đồng giáo dân mới hình thành và số lượng ít ỏi, được vị giáo hoàng này đặc biệt quan tâm, xác định đó mới là những nơi có nhiều tiềm năng phát triển ảnh hưởng của Nhà thờ Thiên chúa giáo.
Năm ngoái, Tổng giám mục của giáo phận Mông Cổ được tấn phong Hồng y. Người này không phải là người Mông Cổ nhưng thông điệp từ đấy của giáo hoàng vẫn rất rõ ràng, với mọi biểu tượng đều có ý nghĩa và tác động đặc biệt.
Ngoài ra, Giáo hoàng Francis tới thăm Mông Cổ còn có hàm ý cho mối quan hệ của Tòa thánh Vatican với Trung Quốc và Nga. Mông Cổ ở vị trí địa lý giữa Trung Quốc và Nga bởi quan hệ của Vatican với cả Trung Quốc lẫn Nga xưa nay vốn chưa hài hòa. Giáo hoàng Francis còn dùng chuyến thăm Mông Cổ để khích lệ và động viên người theo đạo Công giáo ở Trung Quốc và Nga, tạo thêm thế cho xử lý quan hệ của Tòa thánh Vatican với Trung Quốc và Nga.
Bất ngờ có mặt tại Vatican, Tổng thống Ukraine từ chối đề nghị làm trung gian của Giáo hoàng
Nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định cuộc xung đột sẽ chỉ kết thúc theo cách mà ông đặt ra.
Tổng thống Ukraine Zelensky gặp Giáo hoàng Francis tại Vatican ngày 13/5. Ảnh: AFP
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã từ chối đề nghị của Giáo hoàng Francis về việc giúp đàm phán chấm dứt cuộc xung đột với Nga trong chuyến thăm bất ngờ tới Vatican. Nhà lãnh đạo Ukraine trước đó đã cắt mọi liên lạc giữa chính phủ của ông và Moskva, và từ chối tất cả các đề nghị hòa giải của nước ngoài.
"Với tất cả sự tôn trọng đối với Đức Thánh cha, chúng tôi không cần những người trung gian, chúng tôi cần một nền hòa bình công bằng", ông Zelensky chia sẻ trên một kênh truyền hình Italy ngày 13/5 sau cuộc gặp gỡ với Giáo hoàng Francis tại Vatican.
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh: "Thật vinh dự cho tôi khi được gặp Giáo hoàng, nhưng Ngài biết lập trường của tôi: cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và kế hoạch [hòa bình] phải là của Ukraine".
Trong khi Vatican đã kêu gọi Nga đơn phương chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine, Giáo hoàng Francis đã nhiều lần đề nghị giúp Kiev và Moskva đạt được sự "đồng thuận" cho cuộc xung đột, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái.
Mặc dù vậy, các cuộc đàm phán do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đã đổ vỡ vào tháng 4 năm ngoái khi phái đoàn Ukraine rút lui sau chuyến thăm bất ngờ tới Kiev của Thủ tướng Anh lúc đó Boris Johnson. Các quan chức ở Moskva và Ankara đều tuyên bố rằng Mỹ và các đồng minh không muốn Ukraine ký bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào với Nga.
Kể từ đó, ông Zelensky đã ban hành sắc lệnh cấm mọi cuộc tiếp xúc giữa chính phủ của ông và Điện Kremlin. Kiev, Washington và Brussels cũng không chấp thuận kế hoạch hòa bình rộng rãi do Trung Quốc công bố vào đầu năm nay.
Vatican xác nhận Giáo hoàng Francis nhập viện Giáo hoàng Francis, 86 tuổi, đã nhập viện ở Rome hôm 29.3 vì nhiễm trùng đường hô hấp và dự kiến phải trải qua vài ngày được điều trị tại bệnh viện, AFP hôm 30.3 dẫn thông báo từ Vatican. Giáo hoàng Francis thời điểm rời sự kiện hôm 29.3 và sau đó đến bệnh viện.Ảnh AFP "Những ngày gần đây, Giáo hoàng...