Chủ đạo vun trồng tình yêu môn sử?
Để loại trừ được, trong tương lai, những cảm tưởng nặng nề của xã hội hiện nay với sự không am hiểu lịch sử của thế hệ @, không thể dồn trách nhiệm lên các giáo viên sử, theo kiểu “trăm dâu đổ đầu tằm”.
Toàn thể hệ thống giáo dục thế hệ mới chắc chắn không chồng lên nhà trường. Duy trì tính hiếu học như thuộc tính dân tộc, tu chỉnh nó theo hướng phù hợp với đòi hỏi của thời đại trước hết là trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục, cụ thể là Bộ GD-ĐT.
Ngược lại, chính sách giáo dục của nhà nước xây dựng bởi nhiều thành tố. Từ đối sách với tình huống hôm nay xảy ra ở trường phổ thông: trẻ bỏ học do kinh tế thâm thủng, bạo lực hoành hành, “yêu đương” sớm, học thêm, thành tích chủ nghĩa…; đến điều chỉnh các “quái chiêu” xuất hiện trên truyền thông, trong không gian ảo ( sao “lộ hàng”; trò chơi điện tử phản tác dụng; nạn sùng bái thần tượng đến cuồng si…); và nhiều độc hại xã hội, môi trường khác mà giới trẻ bị hít thở, “nếm trải”, ngoài ý muốn của người lớn.
Hiện vật từ xác máy bay Mỹ. Ảnh: Minh Thăng
Phải nhận thấy những hạn chế của quản trị vĩ mô trong xử lý những vấn đề của quá trình toàn cầu hóa, mà mọi quốc gia không đóng cửa phải hứng, bất chấp chuyện “anh” đã tạo lập được kháng thể miễn dịch, hay chưa.
Video đang HOT
Nhưng nhà nước chắc phải quan tâm đến giáo viên dạy môn Sử “sống mòn” đến mức nào, “nỗi đau” của họ là gì, ngoài bệnh “viêm màng túi”. Cảm giác “đau” của họ hôm nay chắc không giống như của thế hệ người viết bài này thời bằng tuổi họ, nhưng nỗi đau này không thể chỉ là của riêng họ. Vì họ è cổ gánh trách nhiệm “dạy lòng yêu nước” ở thời kinh tế thị trường, thời hội nhập… với những thách thức chưa có tiền lệ, kiểu “quan cách mạng”, “đại gia chúa Chổm”, hay tàu lạ, kẻ tự xưng là đồng… minh uốn lưỡi cú diều…
Ai đó sẽ bảo, môn Sử vẫn có giáo viên A, giáo sư B tốt, giỏi… đấy chứ. Nhưng một hai người tài giỏi, tâm huyết ở cấp cơ sở không thể làm thay đổi được bức tranh toàn cảnh ảm đạm của dạy và học môn Sử hiện nay.
Giáo dục tình cảm yêu nước, cũng như tình yêu với môn Sử, hay còn gọi là giáo dục đạo đức công dân, là công việc tầm quốc gia. Đòi hỏi nhà nước quan tâm đến việc dạy môn sử không trùng khớp với yêu cầu rót tiền. Càng không có nghĩa là xông lên xây những bảo tàng mười ngàn tỉ, nhất là sau khi và những đại tượng đài mang hình “thần lịch sử” bị rút ruột…
Khi bảo tàng ngàn tỉ sau 1000 năm Thăng Long bị rỗng ruột (thiếu quần thể hiện vật), thì các trách nhiệm như thiết kế tổng thể, “chạy” sơ đồ nguyên lý của các đại công trình bảo tàng, với tầm nhìn của nhiều nhiệm kỳ, hẳn phải là trách nhiệm của “ông nhà nước”.
Giáo viên sử – người “cấp dưỡng”, sách giáo khoa – “nguồn thức ăn lành” để duy trì tình yêu nước trong từng cá thể nhỏ một cách có phương pháp, có chịu trách nhiệm cụ thể theo chuẩn của công nghệ giáo dục. Xuất phát từ vai trò “cung tiêu” tài nguyên môn lịch sử của nhà nước, giáo viên sẽ phục vụ món ăn, hoặc như cơm suất tập thể thời bao cấp, hoặc “sơn hào hải vị”, hưởng thụ từ di sản của tổ tiên, và cả của tài sản nhân loại.
Vì thế, không thể khoán trắng cho trường học chức năng xuất xưởng những nhà ái quốc, nhất là khi dạ dày của giáo viên lép kẹp. Ngay cả khi giáo viên “thoát nghèo”, thì việc định hướng cho giáo án môn sử của họ vẫn thuộc cấp độ nhà nước, với tầm nhìn xa hơn vài kế hoạch 5 năm.
Nhưng nếu nhà trường chỉ là nguồn thông tin và kiến thức hữu ích, thì Internet còn mạnh hơn về mặt này, và trẻ con sẽ bảo ta rằng chúng chả cần Trường. Ngược lại, nếu tiếp tục cho trẻ ăn cùng nhau “cơm bụi” do trường thầu, trên bàn học trong lớp, để xây dựng “tinh thần tập thể” cho trẻ, như lời của Ban giám hiệu và cô giáo một trường điểm dạy dỗ U60 tôi, thì nhà trường quả là đang hết duyên.
“Mẹ của em ở trường…” đã trở thành phạm trù lịch sử, phụ huynh hỏi? Thưa không, nhưng Nhà trường không thể chỉ là vườn trẻ được nâng cấp, chỉ để trông con cho bố mẹ đi làm 8 giờ vàng ngọc. Nhà trường chắc càng không phù hợp với vai trò “trung tâm giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến” mà một số gia đình đang lăm lăm giao phó, trong thời buổi đạo đức “yếm thủng tày giành”…
Thiếu tướng CCB Tên lửa Vũ Anh Thố nhấn mạnh, để vun trồng tình yêu môn sử “Phải bắt đầu từ gia đình và những người lãnh đạo. Xây dựng xã hội tốt đẹp phải chọn người lãnh đạo giỏi, đất nước phải có phong tục tập quán, nền nếp gia phong và có nhiều gia đình tốt”.
Thật vậy, để đạt được những thành quả đột phá trong sự nghiệp “trồng người”, phải kết hợp hai nguồn lực dồi dào: nỗ lực của nhà nước, vốn có kinh nghiệm biến “huyền thoại Phù Đổng” thành sự thực; và sự nghiệp giáo dưỡng trẻ trong bầu không khí ấm áp gia đình, mà nền móng theo truyền thống Việt là nghĩa (chung thủy, trách nhiệm) và tình (lòng yêu thương).
Theo Lê Thành (Vietnamnet)
Truy nguồn "chợ mua bán điểm"
Dân mạng Nga cố tìm căn nguyên của "mua bán điểm" qua vụ việc tại một trường đại học vùng Sibir gần đây, để khắc phục. Khám phá hai dòng chảy của tham nhũng ở ĐH: học trò "trọc phú" mua điểm, và giảng viên "quái" tống tiền. Cùng kỳ, thống kê cho hay, tham nhũng ở Nga "mạnh" nhất trong ngành cảnh sát giao thông, trong các vườn trẻ, và trong giảng đường đại học.
Cung và cầu
Nhất trí với các thành viên mang nickname "Thứ sáu", "Abba", sinh viên "zet" cho biết có hai loại sinh viên, loại thứ nhất đến trường để thu nhận kiến thức, loại thứ hai chỉ cần bằng; loại thứ hai sẵn sàng "mua điểm".
Thường thì rất ít giảng viên lộ mặt trên các diễn đàn phê phán "bán điểm". Nhưng có một nick là deda 50 (có thể dịch ông già ngoài 50) hỏi cả diễn đàn: các vị có biết lương của giảng viên bao nhiêu không? Với 25 ngàn rúp (khoảng 800 USD), đời sống của giáo sư Nga chưa thể xem là ổn.
Các thành viên khác bổ sung, là Phó giáo sư của "trường điểm", như ĐH Y Sibir, nếu không ở khoa Lâm sàng, lương có thể chỉ khoảng hơn 400 USD thôi, giới cán bộ giảng dạy có mức lương nằm ở khoảng giữa hai mức này... Tuy nhiên, thành viên Dobrij_Prepod (giảng viên tốt bụng) không nhất trí với ý kiến này, cho rằng lương của giảng viên Nga không thể là nguyên nhân để có thể "tống tiền" sinh viên, thường có mức học bổng kém hơn giảng viên tới 10 lần (1300 rúp/khoảng hơn 40 USD).
Ở những trường đòi hỏi cao về thực học, chuyện "mua bán điểm" ít hơn. Có những trường đang trở thành "tụ điểm" cho học sinh "dốt" nhưng cần bằng cấp - các trường này luôn được xếp hạng (rating) thấp. Thành viên Tenerife cho rằng từ khi xuất hiện các sinh viên học theo diện "trả tiền", chợ buôn bán điểm định dạng rõ rệt, rằng không nên bàn chuyện trường này "bán điểm" đắt hơn, trường kia rẻ hơn, mất thì giờ, "vì (trong) cả nước hiện nay đều như thế". zxc01 đồng ý với Tenerife và Dobrij_Prepod, rằng chừng nào còn đầu vào thoáng cho các sinh viên "mít đặc" chịu mất tiền để có bằng cấp, thì tham nhũng còn hoành hành trong giảng đường, dù lương của giảng viên ở mức nào đi nữa.
Newmann, được sự đồng thuận của một số thành viên khác, cho hay số tiền 1.000 rúp (30 độ) mà nữ giảng viên ĐH Kiến trúc - Xây dựng lấy của sinh viên, để rồi bị bắt, không phải là tiền "hối lộ". Đó chỉ tiền "bồi dưỡng độc hại" do phải làm việc với những kẻ ngu đần. Và nhất là khi "trọc phú" thành tâm dâng cúng, sao "bọ" lại không nhận nhỉ...
Rất ít giảng viên lộ mặt trên các diễn đàn phê phán "bán điểm" (Ảnh minh họa)
Quen mui, bén mùi
Thành viên modwaxed, làm việc cho Phòng giáo dục sở tại cho biết, cả ở các trường đại học lẫn cơ quan quản lý giáo dục, đều có ăn hối lộ. Để chấm dứt chứng bệnh mãn tính này, cần phải thay đổi chính quyền, nhất là những kẻ ngồi quá lâu. Modwaxed cho biết bộ phận tài vụ của các cơ quan quản lý giáo dục làm đủ mánh khóe gian lận để qua mặt thanh tra, đồng thời có những "dây" kết nối quản lý - tài vụ - viện kiểm sát, nên thanh tra nhiều mà vẫn &'bó tay'. Rằng bản chất của tham nhũng trong giáo dục là "tham ô tập thể", ăn tiền từ trên xuống dưới.
Còn Nttn bình luận giáo dục Nga đang sai về hướng đi. Trong số cùng lớp với Nttn, những "bạn" nào học giỏi thường chọn ĐH Tổng hợp hoặc ĐH Bách khoa, cho dù sau khi tốt nghiệp ra, chỉ có 30% con ngoan trò giỏi này có điều kiện làm đúng nghề. Kiến thức dạy trong nhà trường vẫn xa với đòi hỏi của xã hội hiện tại. Trong khi đó các bạn học yếu hơn thì chọn các trường như Kiến trúc - xây dựng, hay sư phạm... Tuy nhiên, đầu ra của ĐH Kiến trúc - Xây dựng, chẳng hạn, lại rất cần trong nền kinh tế hôm nay. Vậy là đã "tậm tịt", dễ dính "tiêu cực", mà vẫn "đắt hàng"!
Phụ huynh pbyfblf đồng ý với một số thành viên diễn đàn, rằng nữ giảng viên "bán điểm" với giá 1.000 rúp thì bị bắt, còn những kẻ bán với giá cao hơn nhiều thì vẫn chưa bị sờ gáy.
Vài thành viên khác lập tức tán thưởng đây là tình trạng chung của tham nhũng ở các lĩnh vực, trên cả nước, kiểu "cá nhỏ mắc lưới, cá to phá lưới mà ra".
Thuyền rách có lành?
Newmann nghĩ rằng giáo dục Nga nên đi theo xu hướng thị trường tự do, càng giàu và càng dốt thì càng phải trả nhiều hơn.
Pila cho hay, ở Đức sau hai năm học, sinh viên cần phải qua sát hạch về "độ phù hợp với ngành nghề", nếu không qua được thì không được nhận vào bất cứ trường nào có chuyên ngành tương tự.
Ở Nga hiện nay, bị thôi học trường nay thì nhập trường khác, cùng chuyên ngành. Một kinh nghiệm khác của Đức là xử lý tiêu cực đến tận gốc. Chẳng hạn khi vị Bộ trưởng quốc phòng Đức đạo văn, thì không chỉ mất chức, mà những giáo sư nào đã hướng dẫn vị này trước bảo về đều bị "sờ gáy"....
TatianaV đề xuất cần chấm dứt hiện tượng các giảng viên viết tiểu luận, luận văn cuối khóa, luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, hiện rất phổ biến trong mọi trường ĐH ở Nga. Rằng đây chính là một dạng tham nhũng.
Tcz, tốt nghiệp ĐH Kiến trúc - Xây dựng này nhiều năm trước, thành đạt, đến hôm nay vẫn biết ơn thày cô thời xô viết.
Bà viết rằng trường ĐH Bách khoa sở tại đã luôn cố đánh bóng minh từ xưa đến nay, nhưng khi "cải tổ" của Gorbachov xảy ra, các nhà hóa học, công nghệ, điều khiển học, toán học (tốt nghiệp Bách khoa)... phải ra chợ bán hàng thuê. Đến hôm nay, phần lớn cử nhân, kỹ sư của trường Bách khoa vẫn không tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành.
Nguyên nhân vẫn là trường Bách khoa cố tô son vẽ phấn cho mình, để hút sinh viên giỏi vào, qua đó mà hút được tiền nhiều hơn từ ngân sách giáo dục của nhà nước.
Tcz nghĩ rằng các trường ĐH Nga hôm nay nên trọng thực học, "trọng đạo", không nên phô trương màu mè, càng không nên tung tin, "xì..." lẫn nhau, tăng bậc trên bảng xếp hạng đại học cho trường mình bằng cách "dìm hàng" trường khác...
Theo Lê Đỗ Huy (Vietnamnet)
Giảm môn học bắt buộc, tăng môn học tự chọn Tại hội thảo quốc tế về Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông khai mạc tại Hà Nội sáng qua (10.12), đại diện Ban Soạn thảo đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông đã đưa ra những dự kiến chung về chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam sau năm 2015. Theo đó, cơ cấu...