Chống sốc cho học sinh cuối cấp
Ngoại khóa là hoạt động được chú trọng trong Chương trình GDPT mới. Thời gian qua, ngành Giáo dục các địa phương đã tiếp cận và vào cuộc triển khai mạnh mẽ hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông.
HS lớp 5 chuẩn bị bước vào lớp 6 với sự thay đổi về Chương trình, SGK. Ảnh: Đức Trí
Với cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc thù địa phương, hoạt động ngoại khóa đang dần “hút” thầy, trò…
Giúp học sinh tiếp cận chương trình
Cô Nguyễn Thị Nguyên – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Bản Phố (Bắc Hà – Lào Cai) chia sẻ: Để bảo đảm tính liên thông cho HS lớp 5 lên THCS, nhà trường thực hiện nghiêm chỉ đạo của phòng GD&ĐT trong việc thường xuyên tổ chức dự giờ của các trường tiểu học trong địa bàn để GV hai bậc học cùng tìm phương pháp giảng dạy, sự kế thừa, phù hợp… Từ đó, triển khai vào thực tế, giúp HS nhanh chóng bám sát yêu cầu chương trình.
Đặc biệt, nắm rõ đặc thù của HS tiểu học là viết vở ô ly, nên ngay bước vào học kỳ II nhà trường đã chủ động tặng mỗi HS lớp 5 một quyển vở kẻ ngang để các em có thể làm quen, luyện chữ viết từ ô ly sang kẻ ngang; quen với cách viết và trình bày bài tập theo nền nếp của HS bậc THCS…
Cũng không ít phụ huynh băn khoăn lo lắng khi HS lớp 5 bước vào lớp 6 (năm học 2021 – 2022) sẽ học theo Chương trình GDPT 2018, trong khi HS vẫn học lớp 5 theo chương trình cũ…
Tuy nhiên vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn các trường tiểu học điều chỉnh kế hoạch giáo dục ở học kỳ II của lớp 5 theo hướng lồng ghép, tích hợp một số nội dung theo chủ đề dạy học. Cùng đó điều chỉnh yêu cầu đối với HS để chuyển dần theo hướng dạy học phát triển năng lực, phẩm chất thông qua hướng dẫn tổ chức các hoạt động học, cách giao nhiệm vụ học tập để HS chủ động, linh hoạt, sáng tạo thực hiện.
Một vấn đề cũng được các trường THCS quan tâm, đặt ra đó là có một môn học mới – Khoa học tự nhiên với các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học ở lớp 6. Như vậy, để HS lớp 5 lên lớp 6 tiếp cận được môn học, các trường thực hiện không lúng túng… phải chuẩn bị ra sao?
Video đang HOT
Về vấn đề trên, theo cô Nguyễn Thị Tuyết Minh – Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền (Hai Bà Trung – Hà Nội): GV các trường đang nghiên cứu SGK trên mạng. Khi có bộ SGK chính thức được chọn để dạy học, nhà trường và GV bộ môn sẽ cùng trao đổi và tìm ra cách triển khai hiệu quả. Việc dạy học môn khoa học tự nhiên với các phân môn không quá lo lắng bởi có sự hướng dẫn từ Bộ GD&ĐT. Mặt khác, ngay từ quá trình chuẩn bị, nhà trường sẽ yêu cầu tổ tự nhiên nghiên cứu kỹ mạch kiến thức, từ đó đề xuất cách thực hiện, đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường.
Với HS khối 9 chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thầy Trần Quốc Hải – Hiệu trưởng Trường THCS Cát Linh (Đống Đa – Hà Nội) lại chỉ ra: Đây là lứa HS chịu ảnh hưởng liên tiếp 2 năm dịch Covid-19 nên kết quả học tập của nhiều em chưa như mong muốn. Thời điểm này, GV vừa triển khai chương trình cơ bản, vừa bù lấp kiến thức cho thời gian học trực tuyến, mặt khác ôn tập nâng cao cho HS thi tuyển sinh vào lớp 10.
“Thời gian không còn nhiều, nên việc dạy học và ôn tập phải được GV lên kế hoạch hết sức hợp lý, khoa học. Vội nhưng không “nhồi” nhét HS về kiến thức. Dạy tới đâu chắc tới đó. Đặc biệt, để HS học tập hiệu quả ở giai đoạn nước rút, nhà trường yêu cầu GV tăng cường động viên, quan tâm, hỗ trợ kiến thức, tránh sức ép tâm lý cho HS…” – thầy Hải chia sẻ.
GV và HS Trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy – Hà Nội). Ảnh: Đức Trí
Sẵn sàng tâm thế chuyển cấp
PGS. TS Trần Thị Minh Hằng – Khoa Tâm lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) khẳng định: Với HS cuối cấp việc chuẩn bị tâm thế vô cùng quan trọng và không thể xem nhẹ bởi các em phải đối diện với những cuộc thi quan trọng.
Tâm lý của HS cuối cấp như “sợi dây đàn” phải căng ra bởi chịu nhiều áp lực từ phía gia đình, xã hội, đồng thời cũng là bước ngoặt quan trọng của bản thân. Nếu trẻ không được chuẩn bị tâm thế kĩ càng dẫn tới thần kinh căng thẳng, có em chuyển từ trạng thái tâm lý bình thường sang bất thường (trầm cảm, sốc, không nói năng gì), thậm chí xuất hiện hành vi tiêu cực (tự tử, bỏ nhà đi lang thang, nổi loạn…).
PGS. TS Nguyễn Thị Minh Hằng lưu ý: Chuẩn bị tâm thế cho HS cuối cấp bao gồm cả về mặt nhận thức, kiến thức, phương pháp… để tham gia các kỳ thi đạt hiệu quả; biết đón nhận kết quả mình đạt được. Nếu không chuẩn bị tốt tâm thế, không chỉ thiếu kiến thức làm bài thi mà HS còn thiếu kĩ năng, phương pháp để làm bài thi đạt kết quả cao nhất.
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng nhấn mạnh: Giữa kiến thức và tâm lý, việc chuẩn bị tâm lý cho HS cuối cấp quan trọng và khó khăn hơn bởi kiến thức có thể bù lấp sau khoảng thời gian ngắn còn tâm lý cần có quá trình, sự tập dượt, trải nghiệm với nhiều tình huống (có thể tình huống giả định) HS mới hình thành kĩ năng…
Cùng đó, cha mẹ không nên ép con học tập quá sức mà thay vào đó hãy động viên trẻ học tập và biết chấp nhận kết quả đạt được sau kỳ thi. Cần giúp HS cuối cấp hiểu rằng, bất kỳ kết quả ra sao cũng có phương án giải quyết ở mức độ phù hợp.Ví như không vào trường chuyên thì vào trường tốp 1, không vào trường tốp 1 vào trường bình thường, không vào công lập học ngoài công lập, hoặc học vừa học vừa làm… Như vậy, tránh cho trẻ sự thất vọng, tự ti về bản thân, chán nản học tập, không nỗ lực phấn đấu ở môi trường học tập khác.
Cha mẹ và cả HS cuối cấp cần hiểu rằng không có con đường cùng trong học tập. Quan trọng là biết chấp nhận kết quả mình đạt được và cố gắng, nỗ lực phấn đấu hết mình với con đường mình tiếp tục lựa chọn…
Trường vùng khó nhập cuộc nhanh triển khai Chương trình, SGK lớp 2 và lớp 6
Thời gian ngắn nữa, các địa phương sẽ triển khai CT SGK mới với lớp 2 và lớp 6. Dù còn nhiều thách thức, song công tác chuẩn bị từ CSVC tới đội ngũ, nghiên cứu sách... được các trường vùng khó chủ động triển khai.
Trong giờ học tại Trường THCS thị trấn Sông Thao (Phú Thọ). Ảnh: Nam Khánh
Sẵn sàng từ nhân lực tới vật lực
Thầy Tạ Văn Kha - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Cán Tỷ cho biết: Việc triển khai CT, SGK mới lớp 2 không quá lo lắng về cơ sở vật chất bởi hiện phòng học, phòng chức năng bố trí tạm đủ. Mặt khác, năm học tới, dãy phòng học mới được địa phương đầu tư xây dựng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng nên khắc phục tối đa việc thiếu phòng chức năng, phòng học chưa bảo đảm chất lượng, diện tích... Với thiết bị dạy học phụ thuộc vào việc trang bị cấp phát từ phòng GD&ĐT, đồng thời trường sẽ tận dụng thiết bị còn sử dụng được để dạy học lớp 2 mới.
Vấn đề mà thầy Tạ Văn Kha trăn trở nhất là chất lượng đội ngũ GV dạy học lớp. Trường đã lên danh sách GV dạy chính thức lớp 2 kèm GV dự phòng để tham gia tập huấn CT tổng thể, bồi dưỡng qua mạng và trực tiếp theo yêu cầu của Bộ, sở... Hơn thế, để GV nghiêm túc tập huấn, đọc SGK trên mạng, ban giám hiệu (BGH) ngoài giám sát chung còn yêu cầu GV có báo cáo tập huấn và đọc sách; kiểm tra năng lực, trình độ sau tập huấn...
Tại Trường PTDTBT THCS Bản Phố (Bắc Hà - Lào Cai), ngay sau khi tiếp cận CT, SGK lớp 2 mới, BGH nhà trường đã nghiên cứu, đồng thời hướng dẫn GV cùng tìm hiểu. Hiện 100% GV của trường được tập huấn đầy đủ 13 môn và đã tiếp cận, tìm hiểu SGK trên mạng. Thầy cô cùng nhau bàn thảo, tìm ra ưu điểm, nhược điểm để góp ý...
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được nhiều trường chuẩn bị đầy đủ để triển khai CT, SGK lớp 2 mới năm học 2021 - 2022. (Trong ảnh: Học sinh lớp 1 Trường TH Ninh Thắng (Hoa Lư - Ninh Bình)). Ảnh: Đức Trí
Để bảo đảm tính liên thông cho HS lớp 5 lên lớp 6, Trường PTDTBT THCS Bản Phố thực hiện nghiêm chỉ đạo của phòng GD&ĐT, thường xuyên dự giờ tại trường tiểu học trong địa bàn để GV 2 cấp cùng nắm bắt chung về CT và tìm hiểu phương pháp giảng dạy sao cho có tính kế thừa, phù hợp với HS...
Theo ông Bùi Văn Tiến - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà (Lào Cai), Trường PTDTBT THCS Bản Phố có sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai CT, SGK lớp 6 mới. Trường chủ động tặng vở kẻ ngang cho HS lớp 5 khi bước vào học kỳ II. Như vậy, các em có quá trình làm quen với cách học ở lớp 6, nhanh chóng bắt nhịp với kiến thức, yêu cầu.
Cô Ngô Thị Thoan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Mỹ (Lạng Giang - Bắc Giang) hào hứng cho biết: Việc chuẩn bị triển khai CT, SGK lớp 2 mới đã được BGH nhà trường tính toán và chuẩn bị kĩ càng.
Trường đã rà soát kĩ cơ sở vật chất, đội ngũ. BGH chọn 10 GV dạy lớp 2, đồng thời cử thêm 3 GV dự phòng cùng tập huấn, đọc và nghiên cứu SGK lớp 2 mới. Mong muốn lớn nhất của cô Ngô Thị Thoan là năm học tới có thể huy động nguồn xã hội hóa để trang bị cho mỗi lớp học 1 máy tính, giúp HS chủ động làm quen, biết cách tra cứu thông tin khi cần và thậm chí có thể truy cập và tự học bài giảng điện tử.
Triển khai hiệu quả CT, SGK lớp 1 mới sẽ là tiền đề và rút ra kinh nghiệm quý để các trường triển khai CT, SGK lớp 2. Ảnh: Đức Trí
Tự tin thực hiện chương trình mới
Cô Nguyễn Thị Hợi - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Hoa Lư, Ninh Bình) bày tỏ niềm tin sẽ triển khai tốt CT và SGK lớp 2 bởi nhà trường đã có kinh nghiệm triển khai CT, SGK lớp 1 mới. "Những bỡ ngỡ sẽ được loại bỏ. Mặt khác, nhà trường chủ động tổ chức và cử toàn bộ GV dạy lớp 2 năm học tới tham dự các lớp bồi dưỡng và nghiên cứu SGK mới với tinh thần nghiêm túc nhất. Thậm chí, GV lớp 2 còn dự giờ các chuyên đề khối lớp 1 để tiếp cận và nắm bắt phương pháp, cách dạy theo yêu cầu phát triển năng lực...", cô Nguyễn Thị Hợi thông tin.
Còn theo cô Ngô Thị Thoan, năm đầu tiên triển khai CT, SGK lớp 1 mới, nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh HS, tạo điều kiện để phụ huynh được chọn và tiếp cận sâu với SGK mới. Như vậy, phụ huynh sẽ yên tâm cùng đồng hành với GV, nhà trường trong năm tiếp theo.
Mặt khác, nhà trường chuẩn bị tâm thế cho GV dạy lớp 2 thông qua trao đổi chuyên môn, động viên GV tích cực tự đọc, nghiên cứu SGK... Hiện nhà trường đã triển khai đọc SGK lớp 2 mới trên bản PDF tới toàn bộ GV dạy lớp 2 và GV dự phòng. Trường và phụ huynh HS, đại diện HS cùng đọc SGK mới vào những giờ nhất định và đưa ra nhận xét. BGH còn "khoanh vùng" những nội dung cần đọc kỹ để yêu cầu cụ thể và cùng trao đổi nhận xét. Kết thúc thời gian đọc sách, nhà trường tổ chức trao đổi chuyên môn, trên cơ sở đó sẽ rút và đưa ra góp ý sát nhất.
Kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học lớp 2, 6 theo CT, SGK mới đã được phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện dành nguồn kinh phí cấp về các trường chủ động mua sắm chứ không mua theo hình thức tập trung. Việc chuẩn bị cơ sở vật chất được chủ động, kết hợp chuẩn bị đội ngũ kĩ càng, rút kinh nghiệm từ triển khai lớp 1..., tin rằng thực hiện CT, SGK mới lớp 2, 6 không đáng lo ngại. - Bà Lương Hồng Thúy - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Gia Viễn (Ninh Bình)
Học sinh cuối cấp tập trung cao độ học qua mạng Các kỳ thi không còn xa, lại có sự chuẩn bị trước nên học sinh lớp 9, 12 thích ứng nhanh với việc học trên Internet trong thời gian dừng đến trường. Giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức dạy học trên Internet cho học sinh. Nếu bậc tiểu học gặp khó khăn khi học qua mạng thì bậc THCS,...