“Chồng gật, vợ ưng” với mâm cơm trưa ngon và bổ dưỡng
Cùng chế biến những món ăn ngon và bổ dưỡng cho gia đình thưởng thức hôm nay bạn nhé.
Nguyên liệu:
Món này ăn không hay với cơm đều ngon.
1 trái mướp
100g tôm lột vỏ
1 miếng đậu hũ non
1 chén mì trứng
1 nhánh hành lá thái nhỏ
1 muỗng cà- phê bột nêm
1 muỗng cà- phê đường
1 muỗng canh nước mắm
1/3 muỗng cà- phê tiêu
1 củ hành tím thái mỏng
Cách làm:
Mướp gọt vỏ cắt khoanh tròn.
Tôm băm nhỏ. Ướp tôm với bột nêm, phần trắng gốc hành lá, tiêu.
Bắc nồi lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu, dầu nóng cho hành tím vào xào thơm, sau đó cho tôm vào xào nhanh khi tôm săn thấm gia vị thì cho 2 tô nước lạnh vào nấu.
Khi nước canh sôi, bạn hớt bỏ bột, rồi cho mướp, đậu hũ, mì trứng, các gia vị còn lại vào nấu vài phút, nêm nếm lại vừa ăn là tắt bếp.
Canh cho ra tô, xếp vài con tôm cho hấp dẫn hơn. Món này ăn không hay với cơm đều ngon.
Nguyên liệu:
Món thịt viên hấp này có thể chiều lòng cả người già, trẻ nhỏ và các thành viên khác trong gia đình.
Video đang HOT
- 500g thịt chân giò: lấy phần nhiều nạc chỗ bắp trên giò lợn
- 6 củ mã thầy (bạn có thể thay thế bằng vài khoanh củ sen loại thơm ngon)
- 1 mẩu gừng nhỏ, vài nhánh hành hoa, 1 muỗng canh (15g) bột khoai lang (nếu không tiện mua bạn có thể tạm thay bằng tinh bột ngô, bột khoai tây, bột gạo) ngâm trong 70ml nước chừng 1 tiếng cho nở mềm.
- 1/2 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh (15ml) nước tương. Đường, rượu trắng và nước sốt thịt nướng: mỗi thứ 1 thìa cà phê.
Cách làm:
Bước 1
Món thịt viên hấp này có nét đặc biệt về hương vị ở chính nguyên liệu trộn thêm là củ mã thầy. Bạn gọt vỏ củ mã thầy, bào vụn hoặc thái mỏng rồi băm nhỏ. Gừng và đầu hành cũng được băm nhỏ. Bột khoai nên ngâm mềm với nước trước 2 tiếng sử dụng để thịt viên hấp đỡ bị cứng bã.
Bước 2
Thịt chân giò được thái mỏng riêng hai phần nạc và mỡ. Bạn băm thịt nạc trước, thịt mỡ băm sau. Bạn có thể dùng máy xay thịt nhưng tất nhiên thịt băm có độ dẻo ngon riêng. Khi thịt nạc băm nhỏ rồi (không cần quá nhuyễn như thịt xay), bạn mới trộn phần thịt mỡ đã băm vào rồi vừa băm vừa trộn đều chúng với nhau một lần nữa. Sau cùng cho hành, gừng, củ mã thầy vào trộn đều với thịt băm.
Bước 3
Cho thịt băm vào bát rồi trộn đều thịt với các gia vị còn lại. Bột ướt được cho vào trộn sau cùng và để yên vài phút cho tất cả ngấm đều nhau.
Bước 4
Viên thịt thành những viên tròn như quả bóng bàn nhỏ. Nếu chưa thạo viên thịt thì bạn nên nặn bằng một thìa to sâu lòng. Để các viên thịt của bạn vào một đĩa sâu lòng chuẩn bị hấp thịt.
Bước 5
Cho đĩa thịt viên vào nồi hoặc chảo to hấp cách thủy cho chín thịt, nếu nồi nhỏ có thể bạn phải hấp làm hai lần. Sau khi thịt viên hấp chín, bạn sẽ thấy có nhiều nước tiết ra từ thịt, bạn đổ riêng phần nước đó ra nồi đun cho cô lại chút, nếu thích có thể cho thêm chút xíu bột để nước sánh như sốt, rồi chan trở lại lên đĩa thịt viên hấp đã bày trang trí cùng rau củ cho tươi mắt.
Nguyên liệu:
Món bò xào cải thảo có phần thịt bò mềm ngọt cùng cải thảo giòn ngon đậm đà sẽ khiến bữa cơm ngày hè của gia đình bạn ngon hơn và cũng đủ chất hơn.
- 150g thịt bò
- 1 cây cải thảo nhỏ
- Vài cọng hành lá
- 2 củ hành tím
- Gia vị: dầu hào, hạt nêm, bột năng, dầu ăn.
Cách làm:
Thịt bò thái miếng mỏng, ướp với 2 thìa cafe bột năng, 1 thìa cafe dầu hào, 1 thìa cafe dầu ăn trong khoảng 15 phút.
Cải thảo tách rời từng bẹ, rửa sạch rồi cắt khúc khoảng 3cm, sau đó rửa sạch lại 2 lần nữa và để ráo. Hành tím xắt lát mỏng.
Làm nóng 1 thìa canh dầu ăn trong chảo sâu lòng, cho hành tím vào phi thơm.
Trút cải thảo vào xào trên lửa to.
Sau khi xào khoảng 2 phút, bạn thêm 1 muỗng canh dầu hào và 1 muỗng cafe hạt nêm vào xào cùng cải thảo, không nêm quá nhiều bởi thịt bò đã được ướp trước rồi.
Khi cải thảo hơi mềm và chín khoảng 70% thì bạn trút thịt bò vào chảo xào cùng.
Xào trên lửa to đến khi thịt bò vừa chín tới thì nêm nếm lại lần cuối và tắt bếp ngay.
Rắc hành lá, đảo đều.
Lấy thịt bò xào cải thảo ra đĩa, ăn với cơm.
Nguyên liệu:
Trước khi ăn trộn rau vào, rắc hạt điều/lạc lên trên
Nộm sứa: 200gr/túi đã ngâm sẵn gia vị bán rất nhiều trong các siêu thị
Xoài xanh: 1 quả
Cà rốt: 1 củ
Hạt điều hoặc lạc (đậu phộng)
Nước chấm theo tỉ lệ: 2 nước mắm : 2 dấm : 1 đường
Tỏi, ớt
Rau thơm, rau mùi, kinh giới
Cách làm:
- Cắt túi sứa, đổ sứa ra một cái rây cho ráo nước
- Xoài, cà rốt bào sợi, bóp qua với chút muối cho ra bớt nước rồi vắt nhẹ
- Các loại rau nhặt rửa sạch
- Hạt điều hoặc lạc rang chín, bỏ vỏ rồi giã dập
- Pha nước trộn gỏi theo tỉ lệ như trên. Tỏi bóc vỏ, ớt bỏ hạt băm nhỏ rồi cho vào nước trộn gỏi
- Cho sứa, xoài, cà rốt vào tô, rưới nước trộn gỏi vào trộn đều để 10ph cho ngấm
Trước khi ăn trộn rau vào, rắc hạt điều/lạc lên trên
Chúc các bạn thành công!
Sứa đỏ - món ăn chơi nổi tiếng cầu kỳ ở đất Hà thành
Ăn sứa đỏ không thể thiếu mắm tôm nguyên chất, vắt chanh đánh sủi bọt, thả vào vài miếng ớt đỏ; đậu phụ nướng; cùi dừa và rau thơm như tía tô, kinh giới. Đây là món ăn cầu kỳ ở đất Hà thành.
Có xuất xứ từ vùng đất Hải Phòng nhưng từ lâu món sửa đỏ đã trở thành món ăn chơi cầu kỳ hấp dẫn những người sành ăn ở chốn Hà thành phồn hoa.
Có hai loại sứa trắng và sứa đỏ. Sứa đỏ chỉ có ở một số biển như Nam Định, Hải Phòng còn sứa trắng phổ biến hơn, có ở nhiều nơi từ các vùng biển Thanh Hoá trở vào phía nam. Sứa đỏ xuất hiện vào tháng 3, tháng 4 khi thời tiết bắt đầu nắng nóng.
Nếu như món nộm sứa gồm lạc, rau kinh giới, rau húng, đu đủ bào sợi là món ăn yêu thích của nhiều người bởi sự thanh mát, dễ ăn thì sứa đỏ là món ăn cầu kỳ hơn. Món ăn này được người Hải Phòng chế biến ra và "di cư" lên Hà Nội.
Đĩa sứa đỏ như một bức tranh đầy màu sắc. Ảnh: baomoi
Món ăn này rất kỳ công trong khâu chế biến. Sứa vốn là loài nhuyễn thể, chứa đầy nước nên sau khi vớt được sứa phải ngâm vào thùng nước có sẵn vỏ hoặc rễ cây sú vẹt giúp sứa không tan, có thêm màu đỏ thẫm bắt mắt.
Sứa đỏ vốn không có vị nên phải ăn kèm với nhiều nguyên liệu để thêm phần đưa đẩy cho ón ăn. Ăn sứa đỏ không thể thiếu mắm tôm nguyên chất, vắt chanh đánh sủi bọt, thả vào vài miếng ớt đỏ; đậu phụ nướng; cùi dừa và rau thơm như tía tô, kinh giới.
Những người chế biến sau khi nhận được thùng sứa sẽ đổ ra chậu nước đã thả vài miếng quất cho có vị thơm mát, át đi mùi của rễ cây sú vẹt. Sau đó sứa được cắt thành miếng dài hình chữ nhật, bày lên đĩa trông hồng hồng, mọng nước và bề mặt hơi sần. Chân sứa được để riêng, có màu đỏ như thịt bò và bề mặt cứng hơn.
Khi có khách tới ăn, chủ quán sẽ nhanh tay dọn sẵn một đĩa gồm đậu phụ rán vàng ươm, mấy miếng cùi dừa đã được thái lát mỏng, một chút kinh giới, tía, tô và những miếng sứa đỏ trông như thạch.
Người lần đầu ăn sứa sẽ thấy lóng ngóng, bởi không biết sẽ ăn thế nào. Ăn sứa cũng phải đúng cách, cuộn từng thức một để tạo ra mùi vị. Đầu tiên người ta lấy lá kinh giới rồi đặt sứa, đậu phụ, lát dừa rồi sau đó khéo léo cuốn tất cả thức này vào lá tía tô, chấm cùng với mắm tôm nguyên chất đã được đánh sủi bọt cùng chanh và một vài lát ớt.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị sứa mát lạnh vương vất mùi thơm của vỏ quất, chút giòn dai của đậu phụ rán, bùi bùi, ngậy ngậy của cùi dừa lẫn vị thơm man mát của tía tô, kinh giới, mùi đặc trưng của mắm tôm không thể lẫn vào đâu được. Bạn sẽ như cảm nhận được hết vị mặn mòi của biển, lẫn trong vị cay nồng của ớt.
Ăn sứa phải có cách riêng khá cầu kỳ. Ảnh: Ngoisao
Những người đã trót nghiền món ăn này thì không thể nào quên được. Cứ mỗi mùa sứa là phải tạt qua quán, thưởng thức món ăn mát rượi. Người ta cứ nhẩn nha mà ăn, để rồi lại xuýt xoa, vừa ăn vừa nhanh tay cuốn thêm một miếng nữa.
Ở Hà Nội, muốn ăn sứa đỏ bạn có thể đến các quán ở quanh chợ Đồng Xuân, đầu ngõ Thanh Hà, cách Ô Quan Chưởng khoảng 10 bước chân hoặc tìm đến bà Ngữ ở cạnh phở Thìn Lò Đúc. Sứa bà Ngữ xưa nức tiếng ở chợ Hôm vì tươi ngon và lại có thêm loại rượu thuốc bá cháy. Một suất sứa đỏ giá chừng 25.000 - 30.000 đồng, đủ cho một món ăn chơi vào lúc cuối ngày.
3 cách làm gỏi sứa ngon giòn sần sật tại nhà đơn giản Gỏi sứa hay nộm sứa giòn ngon hấp dẫn ai cũng thích. Cách làm gỏi sứa ngon lại đơn giản và dễ thực hiện chị em có thể thực hiện tại nhà cho cả gia đình đổi món. Gỏi sứa hay nộm sứa là một món ăn kèm rất ngon và được nhiều người yêu thích. Sứa giòn ngon, các loại rau thơm,...