Chống đối Cảnh sát giao thông sẽ bị phạt 20 triệu đồng
Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt của Bộ giao thông vận tải, tới đây hành vi chống lại người thi hành công vụ sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng.
Bộ Giao thông vận tải vừa hoàn thành Dự thảo Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt để thay thế cho các Nghị định 34 và 71 trước đây. Một trong những điểm mới của dự thảo lần này là so với các nghị định trước, dự thảo nghị định được sửa đổi bổ sung lần thứ 6 này bổ sung xử phạt nhiều lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông cho người khác mà trước đây chưa được quy định trong các văn bản pháp luật.
Cụ thể, Điều 5 của dự thảo nghị định quy định, người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Các hành vi gây tai nạn giao thông khác: Điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường gây tai nạn giao thông; Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông… sẽ bị phạt từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng.
Đặc biệt để tạo tính răn đe với người vi phạm, dự thảo nghị định đưa ra mức phạt từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ.
Tới đây, hành vi chống đối lại lực lượng cảnh sát sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng.
Cùng các hành vi tương tự nhưng khi áp dụng với các trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe máy, người vi phạm sẽ bị phạt từ 100.000- 14.000.000 đồng.
Cụ thể, Điều 6, quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với một trong các hành vi điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Video đang HOT
Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi: Chuyển hướng không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không giảm tốc độ, không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính gây tai nạn giao thông.
Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm các hành vi: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
Phạt tiền từ 10.000.000 – 14.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị gây tai nạn; Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ.
Bỏ phạt xe không chính chủ và mũ bảo hiểm rởm
Đặc biệt, trong dự thảo nghị định lần này, một trong những nội dung gây tranh cãi và được dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua, đó là về mức xử phạt với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện, và đội mũ bảo hiểm không đủ 3 lớp sẽ bị phạt từ 200.000 – 10.000.000 đồng nay đã được rút ra khỏi dự thảo nghị định.
Việc xử phạt xe không chính chủ và đội mũ bảo hiểm rởm là hai nội dung gây nhiều tranh cãi trong dư luận và các bộ ngành thời gian vừa qua. Trong khi Bộ Công an cho rằng, việc xử phạt này là cần thiết để thuận lợi cho quá trình điều tra các vụ án…còn Bộ Giao thông thì đánh giá “không phù hợp và thiếu cơ sở pháp lý”.
Vì vậy trong dự thảo Nghị định lần thứ 6 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Bộ Giao thông để thay thế cho Nghị định 71,34… thì nội dung xử phạt xe không chính chủ và đội mũ bảo hiểm rởm đã được cắt bỏ, để tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của người dân và trình lên Thủ tướng quyết định.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định tăng mức phạt với các hành vi chạy quá tốc độ, đi ngược chiều trên được cao tốc và điều khiển xe máy mà trong người có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở…với những vi phạm này người điều khiển có thể bị phạt từ 7 triệu đến 8 triệu đồng.
Điểm mới nữa của dự thảo lần này là bổ sung chế tài xử phạt đối với cả chủ xe có phương tiện đang lưu hành nhưng không gắn hộp đen hoặc gắn nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng chuẩn theo quy định thay vì chỉ phạt lái xe như hiện nay.
Cụ thể, đối với lái xe, khi để xảy ra vi phạm trên sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 30 ngày; còn doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị phạt từ 6-10 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động đối với phương tiện đó cho đến khi khắc phục xong vi phạm…
Theo VnMedia
Bộ Công an tính phạt đái bậy, ai người khổ nhất?
Tiểu tiện không đúng nơi quy định vốn là vấn đề nhức nhối bấy lâu.
(Ảnh minh họa)
Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đang được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến.
Trong dự thảo, có một đề xuất đang gây xôn xao cộng đồng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.
Ngoài ra, theo dự thảo, các đối tượng còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, như buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,...
Dự thảo này đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Việc đái bậy tuy nhỏ nhưng không nhỏ. Nó làm mất mỹ quan thành phố, mất uy tín với khách nước ngoài. Thậm chí, không ít vụ án mạng xảy ra từ viêc đái bây vào nhà người dân.
Đặc biệt, một số tuyến đường của thành phố tình trạng đái bậy diễn ra hết sức công khai. Mà người thành phố vẫn gọi vui là những "con đường đau khổ", vốn nằm gần các quán nhậu, bến xe hay khu công nghiệp. Điển hình có thể kể đến như đường: Nguyễn Siêu, Phạm Ngũ Lão,...
Nếu đi vào áp dụng hẳn cánh tài xế sẽ bị phạt không ít (Ảnh minh họa)
Con đường dập dìu người qua lại như khu phố Tây đường Phạm Ngũ Lão nằm kề bên công viên 23 tháng 9. Không khó để thấy cảnh cánh tài xế taxi, xe ôm đứng đái bậy tại các gốc cây, bờ tường hay thậm chí là dùng cánh cửa xe taxi che chắn hết sức "hồn nhiên".
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với dự thảo.
Khi được hỏi về dự thảo nghị định mới một tài xế tên Phương cho biết: "Tiểu tiện thì một ngày đi biết bao nhiêu lần, mà anh em phải túc trực ở đây đón khách vì miếng cơm manh áo. Nói thiệt, cánh tài xế của em nhà là xe nên chỉ có cách giải quyết "nỗi buồn" như vầy thôi.
Còn nếu bị bắt thì coi như xui, chứ không biết làm sao được. Nhà vệ sinh công cộng thì ít, mà không lẽ mỗi lần đi vệ sinh lại phải gửi xe, nếu vậy hôm đó chỉ có nước húp cháo vì không có thời gian đón khách".
Theo Mốt & Cuộc Sống
Chồng không chăm sóc vợ có thai: Phạt 2 triệu đồng Việc người chồng bỏ mặc không chăm sóc khi vợ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ có thể bị phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng... Đây là một trong những nội dung trong Dự thảo Nghị định "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng...