‘Chồng cười, vợ khóc’ khi phải ở nhà trông con mùa dịch
Nhiều người vợ cảm thấy stress khi chồng con kè kè bên cạnh, trong khi phần lớn đàn ông lại vui vẻ khi được ở nhà.
Theo cuộc khảo sát kín của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Meiji Yasuda, khoảng 70% ông chồng tại Nhật Bản vui mừng khi được ở nhà chăm sóc gia đình trong thời gian giãn cách xã hội vì Covid-19. Họ cảm thấy chủ động hơn trong việc trông con, qua đó có thể thắt chặt thêm tình phụ tử.
Trái lại, 40% người vợ cho biết họ trở nên căng thẳng do lúc nào chồng và con cũng kè kè bên cạnh. Nhiều người phản ánh tình trạng dễ nổi giận hơn với các thành viên còn lại trong nhà.
Phụ nữ Nhật Bản thấy căng thẳng khi chồng con ở nhà cả ngày. Ảnh: New York Times.
Tuy nhiên, một số khác cũng chia sẻ về những tín hiệu tích cực như việc con cái chịu nghe lời và yêu thương mẹ nhiều hơn.
Cuộc khảo sát này được thực hiện trực tuyến từ ngày 12-15/6 và nhận được câu trả lời từ 1.100 người, gồm 550 đàn ông và còn lại là phụ nữ. Họ đều lập gia đình và có con dưới 6 tuổi.
“Nhiều người vợ cảm thấy stress khi chồng con ở nhà nhiều hơn vì mọi trường mẫu giáo và các công ty đều đóng cửa”, công ty đề cập trong báo cáo.
Theo khảo sát, 33,5% số người được hỏi được công ty yêu cầu làm việc tại nhà trong 2 tháng Nhật Bản phong tỏa toàn quốc. Phần lớn mong muốn tiếp tục ở nhà làm việc bởi họ cảm thấy thuận tiện khi vừa làm vừa có thể trông con, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Mặt khác, cứ 1 trong 4 phụ nữ nội trợ lại không thích chồng tiếp tục làm việc tại gia. Họ cho rằng chồng gây tác động tiêu cực tới con cái, hoặc châm ngòi cho sự bất hòa trong gia đình. Một số khác khẳng định đàn ông không có khả năng cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái.
Video đang HOT
Dù chồng ở nhà, phần lớn phụ nữ vẫn phải gánh vác toàn bộ việc nhà. Ảnh: Pinterest.
“Chồng tôi đang có thời gian nghỉ ngơi dưới danh nghĩa ‘làm việc từ xa’, trong khi tôi vẫn làm 6 ngày một tuần. Nhưng khi tôi về nhà, không có bữa tối, anh ấy đang uống rượu. Và giờ, anh ta ngủ rồi”, một người vợ cho biết.
Một phụ nữ 41 tuổi nói rằng đại dịch Covid-19 là chất xúc tác giúp cô cân nhắc việc ly hôn.
“Đại dịch giúp tôi nhận ra bản chất của chồng. Dù chúng ta phải hạn chế ra ngoài vì corona, tôi vẫn thấy chồng đến tiệm game hay đi chơi với bạn bè. Chồng có thể lây bệnh cho các con. Nếu anh ta không thể nghĩ đến lợi ích của các con, thì tôi không muốn anh ấy là cha của chúng”.
Từ 7/4 đến 25/5, Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp và thực hiện cách ly xã hội toàn quốc. Trong thời gian này, nhiều cặp vợ chồng cảm thấy sự thất vọng đã lên đến đỉnh điểm. Đại dịch khiến cho mọi người nhận ra sự mâu thuẫn trong quan điểm sống (cụ thể là về Covid-19) so với người bạn đời của mình.
Bữa nào cũng cơm nước đề huề, mẹ 3 con vẫn bị chồng chê mỗi khi vào bếp
Dù bận bịu và coi nấu nướng không phải là sở thích nhưng bữa nào chị Cẩm Vân (Hà Nội) vẫn chuẩn bị được những mâm cơm đầy đặn cho gia đình.
Bận bịu công việc và chăm sóc 3 con, nên ngày nào chị Cẩm Vân (33 tuổi, Hà Nội) cũng chỉ tranh thủ chút ít thời gian vào bếp để nấu ăn cho cả nhà. Chị không coi nấu ăn là sở thích mà đó là trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc gia đình.
"Thực ra có lúc thì mình rất thích nấu nướng, nhưng có lúc cũng ngại chỉ muốn nấu cho xong bữa, kiểu tuỳ tâm trạng nữa, nhưng nấu ăn là một trong những việc hàng ngày của mình nên mình cũng không coi nó là sở thích, đó là chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình thôi", chị tâm sự.
Chị Cẩm Vân
Mỗi bữa ăn nhà chị sẽ cố định có 5 người thưởng thức (2 vợ chồng và 3 con trai). Thỉnh thoảng chồng chị bận tiếp khách, đôi khi lại có các cháu sang ăn cùng nên bữa cơm số lượng có thay đổi đôi chút. Do quỹ thời gian eo hẹp nên mỗi ngày chị chỉ có 30-35 phút để hoàn thiện bữa cơm.
Chị cũng cho biết, mình nấu ăn kiểu tranh thủ, vừa nấu vừa trông con, tắm cho con và làm các việc nhà lặt vặt khác. Thế nên chị thường xuyên bị chồng chê. "Anh thường nói là nấu nướng vội vã, không chú tâm. Nhưng vì con nhỏ nên mình hay nấu kiểu tranh thủ mà. Thực sự mình cũng thấy mình nấu nướng bình thường, xung quanh hoặc trong họ hàng gia đình mình thấy nhiều người khéo léo lắm". Thế nhưng, bữa nào trên mâm cơm của chị Vân cũng có đủ món ngon, đúng tiêu chuẩn của một bữa cơm gia đình.
Chị tâm sự, mỗi bữa ăn nhà chị thường không có đồ đặc sản hay đắt tiền nhưng giá dao động cũng phải từ 100-200 nghìn đồng/bữa dành cho 5 người. Như vậy mới đủ chất và đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.
Khi nấu ăn, bà mẹ 3 con cũng không xác định tiêu chí cụ thể. Mặc dù vậy, chị vẫn luôn cố gắng kết hợp hài hòa giữa các món với nhau, vừa đủ lượng rau, thịt cá để gia đình không bị ngán ngấy hoặc thiếu dinh dưỡng.
"Mỗi bữa ăn nhà mình thì thường có 1 món mặn chính, 1 món canh, 1 món ăn nhẹ, 1 món rau hoặc xào. Thực đơn mỗi ngày đều khác nhau, lắm lúc đúng là vắt óc nghĩ ăn gì luôn đấy. Vì chồng con độ tuổi cũng khác nhau nên sở thích ăn uống cũng khác nhau. Mình luôn cố gắng chế biến bữa ăn sao cho có các món phù hợp với tất cả thành viên trong gia đình. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cân bằng được các thành phần trong bữa cơm, để không bị ngán quá, hoặc không bị thiếu chất vì nhà mình toàn người đang trong độ tuổi cần nhiều dinh dưỡng".
Vào mùa hè, chị luôn ưu tiên các món ăn mát, giải nhiệt, chế biến nhanh, các loại canh củ quả, canh chua để dễ ăn mà vẫn đảm bảo đủ chất, hạn chế các món xào rán quá nhiều trong một bữa ăn.
Thỉnh thoảng đổi bữa, bà mẹ 8X còn làm các món như bún đậu mắm tôm phiên bản đầy đủ thịt, chả, nem ăn kèm canh riêu cua, thịt nướng chuẩn nguyên liệu Hàn. Các con luôn thích các món miến xào hải sản, cơm cuộn Hàn Quốc do chị làm và cũng hay "order" mẹ mấy món này.
"Vì gia đình mình ai cũng thích đồ Việt hơn với cả mình không thực sự đam mê nấu nướng, không có thời gian nhiều vì con nhỏ, lại đông con nên cũng chưa chuyên sâu vào nấu nướng. Mình mới chỉ dừng lại ở làm sao để có một bữa cơm ngon miệng cho cả gia đình trong khả năng thôi", chị trải lòng tâm sự.
Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng "stress hơn cả đi làm": Tay gõ bàn phím, tay buộc tóc cho con mới biết việc chăm con chưa bao giờ là dễ dàng Giờ đây, khi buôc phai trông con giúp vợ, các anh chồng mới chợt nhận ra việc chăm sóc gia đình nhỏ chưa bao giờ là dễ dang... Thời gian lũ trẻ được nghỉ học kéo dài do dịch bệnh đã tạo nên những xáo trộn về phân công công việc trong mỗi gia đình. Giờ đây, khi giúp vợ một tay để...