Chọn xong SGK, ráo riết tập huấn giáo viên
Ngày 5-4, TP HCM đã chọn xong sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 để sử dụng trong năm học tới. Dự kiến trong tuần này, UBND TP sẽ có văn bản công bố quyết định việc lựa chọn sách
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, ngay sau khi công bố, sở sẽ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng sách giáo khoa (SGK) cho giáo viên (GV) giảng dạy lớp 2, lớp 6 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
UBND TP quyết định việc chọn sách
Tại TP HCM, từ cuối tháng 3, toàn bộ hội đồng lựa chọn SGK theo từng bộ môn của lớp 2 và lớp 6 đã hoàn thành các công đoạn. Theo quy định, Sở GD-ĐT TP HCM đã tổng hợp kết quả lựa chọn của hội đồng và trình UBND TP. Việc chọn SGK lớp 2 và lớp 6 được thực hiện theo Thông tư 25 quy định về chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông, đó là Chủ tịch UBND tỉnh, TP có quyền quyết định việc chọn sách cho học sinh (HS) trên địa bàn, dựa trên đề xuất của hội đồng chọn sách của tỉnh, TP đó; khác với chọn SGK lớp 1 trước đây (SGK lớp 1 do trường thành lập hội đồng và hiệu trưởng được quyền quyết định).
Học sinh lớp 1 tại TP HCM đang học bộ sách “Chân trời sáng tạo” .Ảnh: TẤN THẠNH
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, qua quá trình họp, thảo luận, đánh giá và tiến hành bỏ phiếu kín, SGK tiếng Việt lớp 2 được hội đồng lựa chọn là sách của bộ “Chân trời sáng tạo”. Còn với các môn toán, tự nhiên xã hội, hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất, mỹ thuật và âm nhạc, đạo đức, mỗi môn có một đầu sách được bỏ phiếu trên 50%.
Riêng sách tiếng Anh lớp 2 có 3 đầu sách được bỏ phiếu trên 50%. Trước đó, theo góp ý, đề xuất từ các cơ sở, những trường đã sử dụng bộ SGK lớp 1 “Chân trời sáng tạo” đều tiếp tục đề xuất SGK lớp 2 thuộc bộ này. Riêng ở lớp 6, tỉ lệ đề xuất sách của 3 bộ SGK “Chân trời sáng tạo”, “Cánh diều” và “Kết nối tri thức với cuộc sống” ngang nhau.
Dù vậy, theo hiệu trưởng một trường THCS tại quận 10, dù quy định các NXB phải công bố bản in, bản điện tử trên trang web để nhà trường và GV góp ý nhưng một số bộ sách rất chậm trễ, ảnh hưởng đến quá trình nhận xét của cơ sở.
Video đang HOT
Tập huấn GV hoàn thành trong tháng 7
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, ngay sau khi TP công bố danh mục SGK sử dụng trong năm học tới, sở sẽ làm việc với các NXB để tổ chức bồi dưỡng thêm tất cả GV dạy lớp 2, lớp 6. Riêng lớp 1, ở những sách có điều chỉnh, thay đổi, sở cũng sẽ có hướng dẫn điều chỉnh cụ thể.
Tuy nhiên, việc tập huấn, bồi dưỡng tập trung cho GV lớp 2 và lớp 6 thông qua hai hình thức trực tuyến và trực tiếp. Sở GD-ĐT TP sẽ mời các chủ biên, các báo cáo viên là tác giả hoặc cộng tác viên của các bộ SGK để triển khai tập huấn rộng rãi cho GV. Việc tập huấn sẽ được hoàn thành trong tháng 7.
Hiện nay, trong SGK lớp 6 sẽ được dùng trong năm học tới, các môn lý, hóa, sinh, sử, địa sẽ được tích hợp thành 2 môn “khoa học tự nhiên” và “lịch sử – địa lý”, nhiều GV vốn chỉ dạy đơn môn lâu nay vướng băn khoăn khi chuyển sang dạy tích hợp. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho rằng các GV sẽ được tham gia tập huấn đầy đủ, nội dung tập huấn theo phương pháp giúp GV đủ khả năng, phương pháp dạy các chủ đề chung của môn học, không phải theo kiểu bổ sung kiến thức vật lý cho GV dạy môn sinh học.
Việc chọn SGK lớp 2 và lớp 6 cho năm học tới được thực hiện theo quy định của Thông tư 25. Như vậy, sẽ có tình trạng là TP chọn SGK không giống với SGK mà cơ sở giáo dục đã lựa chọn. Giải thích điều này, ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng sẽ có trường hợp trường đề xuất bộ sách này, cuốn sách đó nhưng quyết định của TP lại không chọn.
Tuy nhiên, SGK được TP phê duyệt đã được các hội đồng chọn SGK của TP cân nhắc dựa trên các tiêu chí mà UBND TP đặt ra và các tiêu chí về sự phù hợp mà các cơ sở giáo dục đã lựa chọn trước đó. “Dù dạy bằng bộ SGK nào thì GV cũng cần xác định cần mốc đầu ra, tức là yêu cầu cần đạt theo chương trình của cuối năm học lớp 2 là gì, lớp 6 là gì để có thể linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch dạy học. SGK không ảnh hưởng quá lớn đến việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của GV” – ông Hiếu nói.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP, năm nay sách được công bố sớm, sau thời gian tập huấn, các NXB có sách được lựa chọn sẽ chịu trách nhiệm phân phối sách. Nguồn phân phối chính là tại các trường, phụ huynh có thể đăng ký tại trường, tránh mua sách trôi nổi hoặc mua tại các nhà sách.
Hai bộ SGK 'biến mất': Chủ biên tiếc nuối khi không tìm được tiếng nói chung
Chủ biên bộ sách Cùng học để phát triển năng lực tiếc nuối khi bản thảo sách lớp 2, lớp 6 từng được thẩm định nội bộ nhưng sau đó lại hợp nhất với bộ sách khác.
Trong quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng năm học 2021-2022 có ba bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo. Còn hai bộ Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không có sách lớp 2 và lớp 6. Việc hai bộ sách bất ngờ "bốc hơi" không thông báo trước khiến nhiều giáo viên băn khoăn việc học của các em từ lớp 1 lên lớp 2 sẽ thế nào?
Theo thong bao cua Nha xuat ban Giao duc Viet Nam, hai bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục được hợp nhất với hai bo sach Ket noi tri thuc voi cuoc song va Chan troi sang tao nham tap trung toi đa nguon luc tri tue cua đoi ngu tac gia; tap trung nguon luc tai chinh đau tu cho cong tac bien soan sach.
Không có tiếng nói chung
Phó giáo sư Phan Doãn Thoại, Chủ biên môn Toán bộ sách Cùng học để phát triển năng lực tiếc nuối khi bộ sách giáo khoa không được biên soạn tiếp ở lớp 2 và lớp 6. Bộ sách này được thiết kế theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới, cho học sinh được trải nghiệm, thực hiện các hoạt động tiếp thu kiến thức, phát triển kỹ năng.
Vị chủ biên cho rằng, việc "hợp nhất" bộ sách Cùng học để phát triển năng lực với bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chỉ là cách nói, còn về bản chất thì khác. Bởi khi có chủ trương hợp nhất này, hai nhóm tác giả của hai bộ sách cùng ngồi lại với nhau nhưng không có tiếng nói chung. Quan điểm biên soạn của hai bộ sách là quá khác biệt, hơn nữa thời gian lại quá gấp gáp để có được sự "hợp nhất" đúng nghĩa.
Các môn học chính như Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội là của bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống". Chỉ có môn hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục thể chất là lấy một phần của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực.
Sách giáo khoa lớp 1. (Ảnh minh hoạ: L.V)
Phó giáo sư Thoại cho biết thêm, trước đó, sau khi hoàn thành xong bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực lớp 1, Công ty đầu tư bộ sách và nhóm tác giả đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng để viết, biên tập, chế bản các bộ sách lớp 2 và lớp 6.
Nhóm tác giả viết sách cũng được chọn cẩn thận, kỹ lưỡng và được tập huấn, bồi dưỡng rất chỉn chu để họ có thể viết sách theo đúng tinh thần mới. Thậm chí bản thảo sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 đã hoàn thành và được thẩm định nội bộ, đánh giá chung rất tốt.
Việc bị "hợp nhất" vào một bộ sách khác chắc chắn gây tổn thất cho nhà đầu tư dù rằng những bản thảo không được sử dụng sẽ được nhà xuất bản đền bù. Đó là điều không ai mong muốn.
Các trường học từng chọn bộ sách Cùng học để phát triển năng lực chắc ít nhiều cũng bị ảnh hưởng vì trước đó họ tin tưởng và chọn lựa theo tinh thần của bộ sách. Mỗi cuốn sách có cách đặt vấn đề riêng và có đặc trưng riêng. Lớp 1 học sách này, lớp 2 học sách kia, hai cách tiếp cận vấn đề khác nhau cũng sẽ gây ảnh hưởng cho học sinh, giáo viên cho dùng các bộ sách giáo khoa mới đều có chung một tinh thần.
Nguyên nhân biến mất
Về nguyên nhân hai bộ sách giáo khoa "bốc hơi" mà không báo trước, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, khác với lớp 1, từ lớp 2 trở lên, đơn vị này có hai bộ sách. Trong đó, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được hợp nhất từ bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Cùng học để phát triển năng lực; bộ sách Chân trời sáng tạo được hợp nhất từ bộ Chân trời sáng tạo và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Việc hợp nhất nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn sách, phát triển sách giáo khoa giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới.
Đồng thời, việc hợp nhất này nhằm tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ sách giáo khoa có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lý về giá thành.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng, 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 sử dụng cho năm học 2020-2021 tuy có sự khác biệt nhưng vẫn thể hiện quan điểm xuyên suốt trong việc biên soạn sách giáo khoa. Cho dù ở lớp 1, giáo viên, học sinh sử dụng hai bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục thế nào thì đến lớp 2, giáo viên, học sinh vẫn có thể lựa chọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống hoặc Chân trời sáng tạo để tiếp nối mạch kiến thức mà không bị gián đoạn.
Đại diện nhà xuất bản cũng nhấn mạnh, học sinh lớp 1 ở năm học 2021-2022 vẫn tiếp tục sử dụng sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực hoặc Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, đơn vị này vẫn tái bản, đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu. Chỉ từ lớp 2 trở đi mới hợp nhất hai bộ sách nói trên.
Việc hai bộ sách giáo khoa bỗng nhiên biến mất khiến các cơ sở giáo dục và địa phương đang dùng hai bộ sách này thắc mắc, hoang mang. Họ đặt nghi vấn liệu việc này có phải do chất lượng và những vấn đề bất cập về ngữ liệu, tiêu chí.
Triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6: Chủ động "chạy đà" Các trường học chủ động trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá với mong muốn tạo đà cho cả GV và HS bắt nhịp với đổi mới chương trình - sách giáo khoa. Học sinh Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu) trong buổi sinh hoạt ngoại khóa chủ đề Chúng em là chiến sĩ nhỏ. Ảnh:TG Hướng...