Chọn tương lai
Trước mỗi kỳ tuyển sinh đại học, phụ huynh, thầy cô và các nhà quản lý giáo dục lại “xới” lên câu chuyện hướng nghiệp.
Ảnh minh họa/INT
Sự cân bằng giữa năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế của gia đình cùng thông tin dự báo nhu cầu nhân lực để lựa chọn ngành, nghề và trường học có khả năng trúng tuyển được xem là công thức “cứng” trong tư vấn hướng nghiệp.
Thế nhưng, không phải bạn trẻ nào cũng có lựa chọn đúng. Nhận xét về xu hướng chọn nghề của học sinh phổ thông, phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp 12 đều gặp nhau ở điểm chung: Học sinh thường chọn ngành nghề theo cảm tính hoặc chạy theo một số ngành nghề thời thượng hay đang có nhu cầu “ nóng”.
Cách chọn ngành nghề cho tương lai không căn cứ vào năng lực bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu xã hội sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong danh sách SV cảnh báo học vụ hoặc bị buộc thôi học của các trường ĐH, SV năm nhất thường chiếm số lượng lớn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này do nhiều em vào học mới nhận ra rằng ngành nghề mình chọn không phù hợp với năng lực bản thân. Có em tiếp tục theo học, dù không còn yêu thích nhưng cũng xuất hiện tình trạng chểnh mảng học hành để… ôn tập và thi lại cho kỳ tuyển sinh năm tới.
Thường thì HS hay phân vân mình nên theo học trường nào, học nghề gì khi chọn con đường đi cho tương lai. Trật tự này, theo các chuyên gia, nên thay đổi theo thứ tự: Nghề – ngành – trường. Trước hết, các em phải xác định mình hợp với nghề gì. Trên cơ sở xác định được nghề phù hợp với bản thân, HS mới chọn ngành học nào để có thể làm được nghề đó rồi mới đến lựa chọn theo học trường nào, bậc học nào phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình.
Video đang HOT
Thế nhưng, khó mà đòi hỏi tất cả HS lớp 12 đều xác định được đam mê của bản thân hay biết chính xác được mình phù hợp với ngành nghề nào. Để biết được thực sự mình thích gì, làm được những gì đòi hỏi phải có sự trải nghiệm nhất định. Các trường phổ thông, tùy theo điều kiện thực tế, đã kết nối với các cơ sở giáo dục đại học, nhà máy, xí nghiệp, trang trại… để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong tư vấn hướng nghiệp. Hoạt động này còn cung cấp cho HS thái độ nghiêm túc đối với nghề nghiệp.
Phụ huynh học sinh cũng là đối tượng mà các trường phổ thông và cơ sở giáo dục đại học đều hướng tới trong công tác tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh ĐH. TS Nguyễn Thị Mỹ Hương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (ĐH Đà Nẵng) chia sẻ: Chúng ta từng có quan niệm học ngành này, trường kia mới tốt, dễ tìm việc làm, nhiều cơ hội; nghề này “nóng”, lương lao động cao… Nhưng những niềm tin đó đã và đang nhanh chóng lạc hậu, dẫn đến phụ huynh và HS sẽ cảm thấy hoang mang nếu không hiểu rõ được bản chất của thay đổi và những xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế 4.0. Chọn nghề dựa theo truyền thống gia đình sẽ giúp HS có những lợi thế nhất định sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng, không phải sự lựa chọn nào của phụ huynh cũng là tốt nhất cho con em mình nếu không dựa trên sở thích và năng lực.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ lên thị trường lao động toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam và định hình lại nền kinh tế thế giới. Vì vậy, đam mê mới chỉ là sự khởi đầu trên con đường nghề nghiệp. Tư duy cởi mở, tinh thần sẵn sàng học hỏi, thái độ chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm về bản thân và xã hội, người lao động mới có thể thích nghi trong mọi bối cảnh thay đổi của thị trường lao động.
Chọn ngành chọn nghề, chọn chương trình, không chọn được học phí?
Năm học 2021-2022, các trường ĐH tiếp tục tăng học phí theo lộ trình. Trong đó, nhiều trường bắt đầu áp dụng cơ chế tự chủ tài chính sẽ có mức thu học phí tăng vọt so với năm học trước.
Về cơ bản, các thắc mắc, quan tâm của người học và phụ huynh tại các ngày hội tư vấn tuyển sinh đều liên quan đến ngành, nghề, đầu ra. Rất ít ý kiến quan tâm đến học phí tăng theo mức bao nhiêu hàng năm, phải chăng, đó là vấn đề đương nhiên?
Học phí theo chương trình
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố học phí năm 2021 - 2022. Chương trình đào tạo chuẩn từ 22 - 28 triệu đồng/năm. Chương trình đào tạo EliTECH: khoảng 40 - 45 triệu đồng/năm. Chương trình đào tạo quốc tế 55 - 60 triệu đồng/năm, riêng chương trình TROY khoảng 80 triệu đồng/năm (3 học kỳ/năm). Chương trình khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10), logistic và quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14): 50 - 60 triệu đồng/năm.
Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường đã có lộ trình tăng học phí từ nay đến năm 2025: Đề án học phí của trường đã được duyệt, bám theo cơ chế giá, căn cứ vào chi phí đào tạo. Với một chương trình riêng lẻ học phí tăng không quá 10% một năm so với chương trình hiện hành. Đảm bảo mức tăng trung bình với tất cả chương trình đào tạo không vượt quá 8%/năm.
Trường ĐH Ngoại thương năm 2021 dự kiến mức học phí cho chương trình tiêu chuẩn là 20 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao: 40 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến: 60 triệu đồng/năm. Riêng chương trình chất lượng cao ngành quản trị khách sạn do có đầu tư rất lớn nên học phí lên tới 60 triệu đồng/năm.
ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021-2022 theo ngành học cho khóa 63 (tuyển sinh năm 2021) từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học. Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015?NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ.
Về cơ bản, học phí của các trường đều điểu chỉnh ở mức: Nếu có tăng không quá 10%/năm. Nhưng các chương trình khác nhau là một mức học phí khác nhau, nên người học cần quan tâm để tránh việc chuẩn bị khả năng tài chính không sát thực tế.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên đối với phụ huynh và học sinh: ngoài chọn ngành chọn trường, còn nên cân đối về mức học phí để đảm bảo khả năng theo học (Ảnh: Khánh Huy)
Học phí theo nhóm trường
Tất nhiên, học phí nhóm trường công khác nhóm trường tư, học phí nhóm trường công bình thường cũng khác trường tự chủ tài chính.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho biết trường hiện đã không còn được Nhà nước cấp ngân sách nên với mức học phí 13 triệu đồng/năm sẽ không đào tạo được. Các lớp cũ vẫn theo lộ trình cũ.
Khối giáo dục ngoài công lập cũng cam kết không tăng quá 10%, nhưng mức học phí khối trường này bản thân đã cao, nên cộng thêm mức tăng theo năm sẽ là con số không nhỏ. Ví dụ tại Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, các ngành có học phí từ 50 - 55 triệu đồng/năm. Riêng ngành y và răng hàm mặt có học phí 182 triệu đồng/năm với chương trình tiếng Việt và 220 triệu đồng/năm với chương trình dạy bằng tiếng Anh.
Học phí Trường ĐH Văn Lang năm học này dao động từ 40 - 54 triệu đồng/năm tùy ngành. Riêng ngành răng hàm mặt có học phí dự kiến từ 160 - 180 triệu đồng/năm.
Không nên chỉ chọn ngành mà bỏ qua học phí
GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cho rằng: Học phí của các trường năm học 2020 - 2021 đa số tăng. Riêng chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế... cao gấp 2 - 3 lần chương trình đại trà. Dự báo học phí ĐH trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay, và đó là xu hướng chung nhưng cần tính đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng, học phí tăng đã bù đắp được bằng chất lượng đào tạo tương đương. Ông Võ Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Văn Lang cho biết: Hằng năm các ngành đào tạo sẽ cung cấp thêm các khóa đào tạo kỹ năng, trang bị thêm trang thiết bị, bổ sung các dịch vụ tiện ích... nhằm bảo đảm giá trị tăng thêm cho sinh viên.
Có một thực tế là trong các chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, phụ huynh, học sinh đa phần quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề, điểm chuẩn... rất ít ý kiến quan tâm về học phí. Vì thế, các chuyên gia tư vấn luôn nhắc học sinh, phụ huynh cần lưu ý đến vấn đề này.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm khảo thí - ĐH Quốc gia Hà Nội, khuyên thí sinh nên đọc kỹ đề án tuyển sinh để nắm được học phí trong suốt 4 năm ĐH, tránh trường hợp trúng tuyển nhưng học phí quá cao không theo học được.
Những ngành có 100% cơ hội việc làm, thầy giáo cam kết 'trả lại học phí nếu sinh viên thất nghiệp' Nhu cầu việc làm luôn là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm, nhất là với những thí sinh đang ở ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Vậy thời gian tới, những ngành nào có 100% cơ hội việc làm? Theo PGS.TS Trương Nguyễn Luân Vũ - Phó trưởng Khoa Cơ khí chế tạo máy (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)...