Chọn thức ăn an toàn cho trẻ
Có nhiều trẻ dị ứng với một loại thực phẩm nào đó và có thể dị ứng với thực phẩm đó suốt đời, dù sau này hệ miễn dịch đã hoàn thiện
Gần đây, các trường hợp trẻ em được cấp cứu do bị tai biến bởi thức ăn gây ra ngày càng nhiều. Vì vậy, việc lựa chọn thức ăn cho trẻ là vô cùng quan trọng và đòi hỏi kiến thức tối thiểu của cha mẹ. Những loại thực phẩm gây nguy hại cho trẻ nhỏ thường là do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ kỹ năng nhai và nuốt, trẻ bị mất một số răng cần thiết cho sự nhai, thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm có chứa vi sinh vật gây hại…
Coi chừng nghẹt thở vì thức ăn
Do trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ các kỹ năng nhai, nuốt nên cần phải tránh những loại thực phẩm cứng và tròn vì chúng có thể bị kẹt lại ở cổ họng.
Những loại thực phẩm này bao gồm nho nguyên trái, nho khô, cà rốt sống, táo, lê, cốm bắp rang, kẹo cứng hoặc là những loại thực phẩm đặc sệt như bơ, đậu phộng hoặc là vài loại bột ngũ cốc. Những loại thực phẩm như cà rốt, táo có thể cho trẻ ăn với điều kiện phải được nấu mềm hoặc bào nhuyễn. Đối với bột ngũ cốc, phải pha nhiều nước hoặc sữa để làm cho loãng hơn. Không bao giờ để trẻ ngồi ăn một mình, vì cho dù thực phẩm được gọi là an toàn nhưng cũng có thể gây ngạt thở. Không để trẻ em vừa chạy nhảy, chơi đùa vừa ăn uống.
Nhiều loại thực phẩm gây dị ứng
Video đang HOT
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa được vững chắc nên dễ dàng bị dị ứng với thực phẩm. Có nhiều trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó rồi có khi sẽ bị dị ứng với thực phẩm đó đến suốt đời dù sau này hệ miễn dịch đã hoàn thiện. Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: Với trẻ em 8 tháng tuổi là thịt, lòng đỏ trứng, các sản phẩm chế biến từ đậu nành với trẻ em 9 tháng tuổi là phô mai, sữa, các loại rau, đậu với trẻ em một tuổi là lòng trắng trứng, cá, cà chua, các trái cây như chanh, quýt, cam, bưởi, dâu tây…
Trong các loại thực phẩm thì sô-cô-la, hải sản, mật ong, đậu phộng và các loại sản phẩm làm từ đậu phộng cần phải đợi cho trẻ em đủ lớn rồi mới cho ăn vì đây là những loại thực phẩm có thể dẫn tới những phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu bệnh sử gia đình có người dị ứng với các loại thực phẩm này thì càng nên thận trọng.
Lưu ý hàm lượng nitrate
Các nitrate trong thực phẩm có thể bị chuyển thành nitric nếu điều kiện bảo quản, vận chuyển, phân phối không thích hợp. Những thực phẩm “tai tiếng” nhất của dạng này bao gồm củ dền, cà rốt, rau dền tây, một số loại rau cải xanh… và những thực phẩm được chế biến với nguồn nước nhiều nitrat. Nitric trong thực phẩm sẽ tranh giành với ôxy có trong máu làm cho da trẻ em xanh tái, nếu không cứu chữa kịp thời có thể tử vong.
Thực phẩm để quá lâu cũng sẽ làm gia tăng hàm lượng nitric. Để bảo vệ trẻ nhỏ, cần bảo đảm nguồn nước dùng chế biến thức ăn không có quá nhiều nitrate. Cũng không nên dùng nước luộc rau củ để pha bột, pha sữa cho trẻ. Không nên giữ thực phẩm quá lâu. Những loại thực phẩm trẻ em được đông đá bán từ siêu thị, sau khi mở nắp để sử dụng thì phải để vào ngăn lạnh và không được để thêm quá 24 giờ. Đối với những thực phẩm được chế biến tại nhà cần phải cho trẻ ăn ngay và không nên giữ quá 12 giờ.
Lưu ý: Trẻ dưới một tuổi không dùng mật ong
Riêng mật ong tuyệt đối không bao giờ cho trẻ em dưới một tuổi dùng vì sẽ dễ bị ngộ độc Clostridium botulinum. Trước một tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ em chưa đủ trưởng thành để ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Clostridium botulinum. Không riêng mật ong nguyên chất mà tất cả các loại thực phẩm có chứa mật ong cũng không bao giờ được cung cấp cho trẻ em dưới một tuổi
Viet Bao (Theo Thanhnien)
Cậu bé 8 tuổi hai lần cứu mẹ thoát chết
Cậu bé 8 tuổi đã trở thành người hùng vì hai lần cứu sống người mẹ mắc bệnh động kinh thoát khỏi cái chết.
Cũng giống như 3 năm trước, Parry bị ngã, toàn thân bị tê liệt. Bà bị mắc bệnh động kinh. Những cơn co giật mỗi lúc một mạnh hơn, lưỡi bị đẩy ra ngoài không thể nói được.
Theo các bác sĩ đã điều trị cho Parry, bệnh động kinh là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong: có trường hợp tử vong ngay trong cơn động kinh nặng do ngạt thở, chết do nhiều cơn động kinh kéo dài, liên tục gây suy tim cấp.
Cậu bé 8 tuổi dũng cảm và người mẹ mắc bệnh động kinh
Nhờ sự thông minh, nhanh trí, cậu bé đã nhanh chóng gọi cấp cứu, chỉ đường cho cán bộ y tế đến sơ cứu cho người mẹ đáng thương. Ewan nói, bé biết nên làm gì và bé sẽ làm rất tốt những việc đó để cứu sống người mẹ của mình.
Ewan nhiều lần đến bệnh viện chuyên khoa gặp các bác sĩ, y tá để hỏi tình hình sức khỏe của mẹ. Và cậu cũng không quên hỏi các bác sĩ về cách xử trí khi mẹ cậu lên cơn co giật.
May mắn, các bác sĩ đã đưa cho cậu bé một cuốn sách có hướng dẫn tỉ mỉ cách chăm sóc người bị động kinh và khuyên cậu bé để điều trị bệnh động kinh, điều quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân phải kiên nhẫn, cần có sự hợp tác giữa gia đình, thầy thuốc.
Trên thực tế, ở độ tuổi lên 8 sẽ chẳng có đứa trẻ nào chịu đọc và tìm hiểu những tài liệu y khoa như cậu bé Ewan. Điều đáng quý hơn, Ewan không chỉ đọc nó mà cậu bé còn biết thực hành mỗi khi mẹ cậu bé bị lên cơn động kinh.
Lần lên cơn động kinh gần đây nhất, Parry bị ngã, rách 3 dây chằng ở chân, tổn thương phần xương. "Trước đây Ewan đã nhìn thấy tôi co giật, và tôi đã dặn bé nên gọi điện thoại đến số của mẹ tôi hoặc gọi cấp cứu khẩn cấp". Parry nói.
Parry vẫn đang trong quá trình hồi phục nhưng bà rất tự hào về cậu con trai của mình. (Ảnh minh họa)
Neil Watson, bác sĩ tại Trung tâm cấp cứu North East Ambulance rất ấn tượng bởi sự trưởng thành của cậu bé 8 tuổi. "Ewan gọi điện đến trung tâm cấp cứu và mô tả bệnh của mẹ rất rõ ràng, mọi câu hỏi của tôi về tình trạng bệnh của mẹ, cậu bé đều trả lời rất tốt, bé đã lắng nghe và hướng dẫn chính xác những gì tôi nói. Nếu tất cả những người gọi đến cho chúng tôi mà làm được giống như Ewan thì công việc của chúng tôi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ewan đã được nhận giải thưởng dũng cảm lần thứ hai từ dịch vụ xe cứu thương Đông Bắc.
theo khám phá
Giật mình những tình huống gây họa cho trẻ Nhiều tai nạn đau lòng, thậm chí dẫn đến cái chết ở trẻ, bắt nguồn từ bất cẩn của người lớn đã được cảnh giác. Song gần đây người ta vẫn đau lòng khi cứ biết đây đó vẫn có trẻ chết vì ngạt thở, sặc sữa... Nằm trên giường bệnh tại khoa phỏng - chỉnh hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM...