Chọn SGK lớp 6: Không còn bỡ ngỡ
Năm đầu tiên tiến hành chọn SGK, các trường THCS chủ động học hỏi kinh nghiệm từ việc chọn sách của các trường tiểu học. Nhờ đó, nhà trường, giáo viên thuận lợi hơn trong công việc chọn sách.
Nhà trường tổ chức bỏ phiếu kín chọn SGK lớp 6.
Bài học từ chọn sách lớp 1
Các trường THCS trên địa bàn TP Cần Thơ đã thực hiện xong việc lựa chọn và đề xuất SGK lớp 6, đồng thời tổng hợp báo cáo về phòng GD&ĐT. Đây là năm đầu tiên triển khai lựa chọn SGK mới lớp 6 ở bậc học THCS, tuy nhiên công việc này có nhiều thuận lợi hơn so với chọn SGK lớp 1 năm trước.
Bà Nguyễn Kiều Phương, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) cho biết: Các văn bản hướng dẫn, danh mục, tiêu chí lựa chọn SGK… được ngành Giáo dục triển khai sớm hơn. Đồng thời, có kinh nghiệm từ việc lựa chọn SGK lớp 1 nên phòng GD&ĐT quận đã chủ động trong việc hướng dẫn thực hiện lựa chọn SGK lớp 6 năm nay. Trong đó phòng và các trường chú trọng công tác truyền thông, chuẩn bị đội ngũ, quy trình tổ chức chọn SGK…
Thông qua hội nghị giao ban mở rộng của Sở GD&ĐT TP Cần Thơ về chia sẻ kinh nghiệm và giao lưu học hỏi giữa trường tiểu học và THCS trên địa bàn, các trường THCS chủ động, tự tin hơn trong việc triển khai thực hiện lựa chọn SGK tại đơn vị. Nhờ đó việc xây dựng Kế hoạch lựa chọn SGK lớp 6 tại các trường THCS trên địa bàn thuận lợi hơn, đúng quy trình, tiến độ, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Video đang HOT
Theo thầy Trương Vĩnh Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), thông qua Hội nghị giao ban cấp THCS mở rộng, được lắng nghe những kết quả trong việc triển khai lựa chọn SGK lớp 1 của Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT) và các trường tiểu học trên địa bàn thành phố, nhà trường chủ động, mạnh dạn và tự tin hơn trong việc triển khai lựa chọn SGK lớp 6 tại đơn vị. Những chia sẻ và giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ trường tiểu học, nhà trường đã định hướng và chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đội ngũ và các điều kiện cơ sở vật chất cho lớp 6.
Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) tổ chức lựa chọn và đề xuất SGK lớp 6.
Chủ động, tự tin chọn sách
Thầy Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) cho hay: Trường đã thực hiện xong việc lựa chọn và đề xuất SGK lớp 6 theo quy định, đồng thời đã báo cáo về phòng GD&ĐT danh mục SGK lớp 6 do trường lựa chọn. Tất cả giáo viên đều được tham dự hội thảo giới thiệu Chương trình và SGK lớp 6 ở các bộ môn và nhà xuất bản theo danh mục SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Việc lựa chọn và đề xuất SGK môn Khoa học tự nhiên tại Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh thuận lợi hơn so với các trường khác. Vì từ năm học 2016 – 2017, trường được sở GD&ĐT chỉ đạo thực hiện dạy học theo mô hình “Trường học mới”, nên được sự quan tâm của phòng GD&ĐT về công tác chuyên môn. Mô hình “Trường học mới” quy định có bộ môn Khoa học tự nhiên.
Qua 5 năm, việc tích hợp 3 môn (Vật lý, Hóa học và Sinh học), giáo viên đã được tiếp cận và được giảng dạy thực tế tại đơn vị nên rất thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn đề xuất SGK môn Khoa học tự nhiên. Mặc khác, trường thành lập riêng Tổ Khoa học tự nhiên từ năm 2016 – 2017, giúp cho giáo viên dễ trao đổi, nghiên cứu và thực hiện giảng dạy nên không có sự bỡ ngỡ hay lúng túng trong việc lựa chọn và đề xuất SGK cho môn học này.
Theo thầy Lâm Đạo Hùng, Tổ trưởng môn Toán, Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), khi nhận được tất cả bộ sách của bộ môn Toán, tổ bộ môn đã chuyển đến các thầy cô giáo trong tổ. Mặc dù sách ở dạng online, ảnh hưởng không ít đến việc đọc và nghiên cứu của giáo viên, nhưng tổ chuyên môn cũng thường xuyên vận động giáo viên “cố gắng vì đây không chỉ lựa chọn sách cho bản thân các thầy cô mà còn lựa chọn cho các thế hệ sau này”. Việc lựa chọn sách cũng được tổ thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn. Tất cả giáo viên trong tổ đều thực hiện nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất lựa chọn. Đến nay Bộ môn Toán đã hoàn thành xong công tác lựa chọn SGK lớp 6.
Đối với SGK mới, giáo viên phải nghiên cứu để xác định điểm hay và chưa hay. Nên khi chọn thành phần đánh giá sách, nhà trường yêu cầu tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn tổng hợp ý kiến và nhận xét của giáo viên về những ưu điểm và hạn chế với từng bộ sách. Sau khi phân tích, phải nêu rõ lý do tại sao tổ/nhóm chọn bộ sách đó. Với các môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Lịch sử, Địa lý, nhà trường thành lập nhóm trưởng chuyên môn điều hành cho toàn thể giáo viên trong nhóm đọc, thảo luận, bỏ phiếu kín, đề xuất chọn SGK theo quy trình đã được hướng dẫn… – Thầy Trương Vĩnh Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm.
Chủ động đón nhận chương trình, SGK lớp 6 tại Cần Thơ
Bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho Chương trình GDPT mới lớp 6, ngành Giáo dục TP Cần Thơ đang chủ động mọi công việc nhằm thực hiện chương trình hiệu quả.
Ngành Giáo dục Cần Thơ chủ động chuẩn bị điều kiện thực hiện Chương trình GDPT mới.
Chuẩn bị con người, cơ sở vật chất
Các trường THCS trên địa bàn TP Cần Thơ đang tiến hành thống kê, rà soát để báo cáo ngành GD-ĐT bổ sung, sửa chữa, xây dựng mới các phòng học, chức năng, theo yêu cầu của chương trình mới. Cùng với đó, để bảo đảm số lượng và cơ cấu giáo viên thực hiện Chương trình GDPT mới. Sở chỉ đạo các phòng GD&ĐT, trường học tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng giáo viên;
Xác định nhu cầu giáo viên từng môn học, lớp học và xây dựng kế hoạch sắp xếp giáo viên cấp học, môn học một cách hợp lý. Đồng thời, sở yêu cầu phòng GD&ĐT chủ động trong công tác tham mưu với UBND quận, huyện về dự toán kinh phí, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc triển khai thực hiện Chương trình, SGK mới tại địa phương.
Thầy Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) cho biết: Từ tháng 1/2020, nhà trường tiến hành rà soát mạng lưới trường lớp, xây dựng quy mô, số lượng, lập tờ trình tham mưu, đồng thời lựa chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên lập danh sách tham gia tập huấn cốt cán, SGK và hoạt động chuyên môn; hoàn thành các kế hoạch chuẩn bị cho Chương trình mới lớp 6. Đồng thời, trường cũng đã tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền việc bố trí bổ sung thêm giáo viên, nhất là các môn còn thiếu (Toán, Lịch sử, Công nghệ, Ngoại ngữ 2).
Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cũng chú trọng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán làm nòng cốt bồi dưỡng giáo viên và triển khai chương trình mới. Nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn rà soát lại thiết bị hiện có để đề xuất đầu tư trang thiết bị phục vụ chương trình mới... Nhà trường cũng khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học trong khi chờ cấp về.
Theo bà Nguyễn Kiều Phương, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thuỷ (TP Cần Thơ), phòng đã chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn quận rà soát và lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên đại trà để chuẩn bị cho chương trình mới lớp 6. Bên cạnh đó, các đơn vị tiến hành rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, dự báo quy mô học sinh trong các năm học tới và trang thiết bị dạy học để chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đổi mới chương trình. Sau khi thống kê, phòng đã gửi văn bản đề xuất và được UBND quận Bình Thuỷ trang bị thêm một số phòng chức năng (phòng máy tính, phòng STEM...) và đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện Chương trình GDPT mới.
Chú trọng công tác truyền thông
Chương trình GDPT mới được triển khai theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học, lớp 2 và lớp 6 từ năm học 2021 - 2022, lớp 3, lớp 7, lớp 10 từ năm học 2022 - 2023... Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đã có văn bản chỉ đạo phòng GD&ĐT các quận, huyện, trường học trực thuộc tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên nghiên cứu, thảo luận kỹ về nội dung, lộ trình và cách thức triển khai Chương trình GDPT mới; Lưu ý các yêu cầu cụ thể đối với mỗi vị trí việc làm để việc triển khai chương trình mới tại các cơ sở giáo dục phổ thông đạt các mục tiêu đề ra; Phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh truyền thông, thông tin đến cha mẹ học sinh và xã hội về Chương trình GDPT mới, nhằm tạo đồng thuận cao nhất khi triển khai thực hiện.
Thầy Trương Vĩnh Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) chia sẻ: Nhà trường tích cực tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên về các nội dung và lộ trình của Chương trình GDPT mới, kể cả cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu cũng phải nghiên cứu, tạo tâm thế tự tin, chủ động khi dạy lớp 6 năm học mới... Dự kiến, cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2021, nhà trường phối hợp với trường tiểu học trên địa bàn để tuyên truyền cho các phụ huynh có con vào lớp 6 biết đến Chương trình GDPT mới để triển khai một cách hiệu quả.
Trao đổi về công tác chuẩn bị, bà Nguyễn Kiều Phương cho hay: Phòng đã chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn tích cực tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và người dân về Chương trình GDPT 2018; Đồng thời tiếp tục phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường thực hiện xã hội hóa giáo dục...
Chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Không vì áp lực thời gian mà bỏ qua khâu thực nghiệm Hiện nay, các Sở GD&ĐT trên cả nước đang triển khai giới thiệu bản mẫu sách, tổng hợp ý kiến của các giáo viên để các hội đồng chọn sách đưa ra quyết định cuối cùng. Thực tế là trong quá trình triển khai năm trước, một số sai sót từ sách lớp 1 cho thấy, đây vẫn là thiếu sót trong quá...