Chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Không vì áp lực thời gian mà bỏ qua khâu thực nghiệm
Hiện nay, các Sở GD&ĐT trên cả nước đang triển khai giới thiệu bản mẫu sách, tổng hợp ý kiến của các giáo viên để các hội đồng chọn sách đưa ra quyết định cuối cùng.
Thực tế là trong quá trình triển khai năm trước, một số sai sót từ sách lớp 1 cho thấy, đây vẫn là thiếu sót trong quá trình thực nghiệm. Vì vậy, với sách lớp 2 và lớp 6 năm nay, các Sở đều có yêu cầu kỹ hơn về quá trình thực nghiệm.
Dành thời lượng để triển khai thực nghiệm
Năm học 2020-2021, khi lần đầu tiên áp dụng SGK lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới, có những nội dung sai sót đã phải điều chỉnh. Nhiều ý kiến cho rằng: Liệu quá trình thực nghiệm SGK mới đã đủ hay chưa, mà những sai sót đó không được phát hiện. Trước câu hỏi đó, đại diện các nhà xuất bản và Vụ giáo dục Tiểu học đều cho rằng: Thực nghiệm là quá trình của các nhóm tác giả viết sách, kết quả thực nghiệm phải được đưa vào hồ sơ thẩm định sách.
Vì thế, ý kiến từ nhiều nhà chuyên gia cho rằng: Qua trình thực nghiệm càng lâu, diện càng rộng thì càng tốt, tránh được mọi sai sót và cơ hội có được bộ sách chất lượng tốt là khả thi.
Năm học tới, từ tháng 9-2020 đã thẩm định xong vòng 1 sách lớp 2 và lớp 6, vì vậy nên triển khai dạy thực nghiệm rộng rãi ít nhất được 8 tháng, cho tới tháng 5-2021, trước khi in và ban hành chính thức cho năm học 2021 – 2022.
Theo nhiều địa phương, quá trình thực nghiệm sách được chú ý từ ngay khâu chọn lọc ý kiến đánh giá để gửi lên Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, TP. Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: Khi nhận được đường link sách giáo khoa (SGK) của lớp 2 và lớp 6 hồi cuối tháng 2, Phòng đã ngay lập tức triển khai xuống các trường để giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022 đọc và nghiên cứu. “Quan điểm của Phòng là tập huấn trong thời gian ngắn còn dành thời lượng để các trường triển khai dạy thực nghiệm vào chương trình, SGK luôn với sự góp ý của các chuyên gia”- ông Lê Hồng Vũ nói.
Vì thế, không chỉ triển khai tại một vài trường điểm, dự kiến quận Tây Hồ sẽ triển khai dạy thử nghiệm ở tất cả các trường trên địa bàn bởi học sinh mỗi khu vực là khác nhau, SGK được chọn là để sử dụng trên toàn quận. Vì vậy, càng thực nghiệm được trên diện rộng càng có lợi cho việc phát hiện những sai sót nếu có hoặc rút kinh nghiệm khi giảng dạy trong năm học.
Tại TP. Hồ Chí Minh, quá trình dạy thử nghiệm SGK cho năm học mới, cụ thể là sách lớp 2 và lớp 6 đã được triển khai từ tháng 1-2021. Trong đó, mỗi quận, huyện sẽ dạy thử một số môn. Quá trình dạy thử nghiệm là sự tương tác trực tiếp giữa nhóm tác giả bộ SGK và các giáo viên.
Video đang HOT
Một số địa phương đã cho triển khai quá trình dạy thực nghiệm sách mới để có ý kiến chính xác nhất đối với việc chọn sách (Ảnh: P.T)
Thực nghiệm không thể vội vàng
Dù có nhiều thay đổi trong quá trình thẩm định SGK nhưng theo nhiều giáo viên và các chuyên gia giáo dục, rút kinh nghiệm từ những sai sót trong bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 vừa qua, quá trình thực hiện sách mới phải được tiến hành nghiêm túc và công khai, càng không thể vội vàng.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ quốc gia về hỗ trợ đổi mới GDPT, cho rằng thực nghiệm SGK mới càng lâu, diện càng rộng thì càng tốt, tránh được mọi sai sót và cơ hội có được bộ sách chất lượng tốt là khả thi. Từ tháng 9-2020 đã thẩm định xong vòng 1 sách lớp 2 và lớp 6, vì vậy nên triển khai dạy thực nghiệm rộng rãi ít nhất được 8 tháng, cho tới tháng 5-2021, trước khi in và ban hành chính thức cho năm học 2021 – 2022.
“Không thể bỏ qua giai đoạn thực nghiệm ứng dụng, bởi sẽ tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh vấn đề bất cập và khó chỉnh sửa khi đã ứng dụng trên diện rộng. Trên thực tế là năm nay sách được phê duyệt sớm hơn, quá trình triển khai thực nghiệm nên được áp dụng cả ở thời gian chọn sách, cả ở tập huấn giáo viên, có như thế, nếu có vẫn đề phát sinh mới dễ phát hiện” – ông Đặng Tự Ân nói.
Tháng trước, khi chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý, cần có hướng dẫn cụ thể cho địa phương và nhà xuất bản để làm hiệu quả, trong đó quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giới thiệu, tập huấn sách; kết hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp trong tập huấn sách giáo khoa cho giáo viên, tránh tình trạng thời gian gấp gáp, giáo viên phải di chuyển xa, tập huấn không đảm bảo chất lượng. “Bộ sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động này, tuyệt đối không buông lỏng”, Bộ trưởng nêu rõ, đồng thời đề nghị các đơn vị chuyên môn, các nhà xuất bản có giải pháp phù hợp nhằm giảm giá thành sách giáo khoa.
Cùng với quá trình chuẩn bị SGK lớp 2, lớp 6 và các sách giáo khoa khác như sách Tiếng Anh hệ 10 năm, sách ngoại ngữ ngoài Tiếng Anh, sách Quốc phòng, sách tiếng dân tộc thiểu số…, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ đạo tăng cường chất lượng thực nghiệm.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: Quy trình tổ chức lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 được thực hiện 6 bước theo quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT. Để danh mục SGK đưa vào sử dụng thực sự chất lượng, các nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu sách bằng nhiều hình thức. Khi đề xuất lựa chọn sách, ngoài nội dung chuyên môn, giáo viên cần lưu ý về sự phù hợp của sách với điều kiện dạy học tại địa phương và học sinh.
Thực nghiệm sách giáo khoa: Không nên vội vàng
Sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 đang trong quá trình thẩm định để chuẩn bị đưa vào giảng dạy trong năm học 2021-2022. Riêng sách giáo khoa lớp 2 đã bước vào vòng thẩm định lần 2
Dù có nhiều thay đổi trong quá trình thẩm định sách giáo khoa (SGK) nhưng theo nhiều giáo viên (GV) và các chuyên gia giáo dục, rút kinh nghiệm từ những sai sót trong bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 vừa qua, quá trình thực hiện sách mới phải được tiến hành nghiêm túc và công khai, càng không thể vội vàng.
Chưa rõ thời gian dạy thực nghiệm
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đối với SGK lớp 2 và lớp 6 đang trong quá trình thẩm định lần này sẽ tăng cường khâu thẩm định trong hội đồng, tăng cường các kênh lấy ý kiến đóng góp. Cũng theo Bộ GD-ĐT, công tác thẩm định SGK lớp 2 và lớp 6 đã thực hiện xong vòng 1. Các tác giả đã chỉnh sửa và bộ bắt đầu thu sách để chuẩn bị thẩm định vòng 2. Trước đây, quá trình thực nghiệm SGK do các nhà xuất bản và tác giả chủ động phối hợp nhưng lần này sẽ có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp của Bộ GD-ĐT để đạt hiệu quả.
Nhiều chuyên gia cho rằng sách giáo khoa lớp 1 mới có nhiều "sạn" một phần do thực nghiệm lơ là. Ảnh: TẤN THẠNH
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thực nghiệm SGK mới đáng lẽ phải làm ngay từ khi chuẩn bị áp dụng SGK lớp 1. Nếu có một quá trình thực nghiệm cẩn trọng, nghiêm túc thì sẽ không mắc phải những sai sót như trong SGK Tiếng Việt lớp 1 thời gian vừa qua.
Ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết ở chương trình giáo dục phổ thông năm 2000, quá trình thực nghiệm SGK được tổ chức rất cẩn trọng, là một quy trình khoa học, chứ không thể làm vội vàng, chắp vá. Theo ông Điệp, sau khi dạy thử nghiệm là quá trình tổng kết, những ưu khuyết điểm thế nào để chỉnh sửa. "Ở chương trình giáo dục năm 2000, ban đầu nhóm tác giả SGK chọn thử nghiệm ở tất cả các tỉnh - thành, mỗi tỉnh - thành chọn một số trường để dạy thử nghiệm, riêng TP HCM dạy thử nghiệm luôn ở 24 quận, huyện. Việc thử nghiệm rộng rãi trong thời gian dài để khi áp dụng chính thức sẽ không còn bối rối" - ông Điệp nói.
Trong khi đó, theo một phó phòng GD-ĐT phụ trách tiểu học, trong 2 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 lần này, Bộ GD-ĐT nói nhiều đến quá trình dạy thực nghiệm. Nhưng thật sự không rõ quy trình của bộ thế nào, vì hiện đã là tháng 11. "Việc dạy thực nghiệm là một quá trình đòi hỏi sự nghiêm túc, khoa học. Nếu vội vàng, gấp gáp, rất có thể lại phản tác dụng và gây ra những sai sót" - vị này cho biết.
Không sửa sách kiểu "đẽo cày giữa đường"
Việc mở rộng lấy ý kiến đóng góp về SGK lần này của Bộ GD-ĐT dù được cho là cởi mở để nhiều đối tượng cùng tham gia góp ý nhưng cũng còn không ít băn khoăn. Nhiều ý kiến cho rằng nhóm tác giả biên soạn sách phải là người chịu trách nhiệm chính, kể cả nếu xảy ra tình huống sai sót.
Theo ông Trần Trọng Khiêm (Phó Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, TP HCM; phụ trách giáo dục tiểu học), nhóm tác giả biên soạn phải là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình sửa chữa, hoàn thiện sách theo yêu cầu. Nhóm biên soạn cần phải thẩm định lại từng ngữ liệu trong sách và điều chỉnh dựa trên thực tế khi triển khai. Đội ngũ thẩm định cũng nên sâu sát và kỹ càng hơn trong quá trình thẩm định lại bộ sách trước khi cho phép sử dụng. Cũng theo ông Khiêm, nếu xảy ra tình huống SGK tiếp tục có những "hạt sạn" thì việc thay đổi ngữ liệu gì, như thế nào, thay bao nhiêu thì chính nhóm tác giả sẽ là người quyết định. "Cuốn sách là sản phẩm của tác giả biên soạn, vì vậy chính tác giả sẽ là người chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình. Không thể dựa theo ý kiến của GV. Nếu theo GV, sẽ xảy ra tình huống nếu tiếp tục có những sai sót, không lẽ đổ lỗi cho GV" - ông Khiêm nói.
Thực tế tại quận Tân Phú, theo ông Khiêm, quận có 2 trường tiểu học sử dụng bộ sách Cánh Diều nhưng trong quá trình triển khai, GV được hướng dẫn được quyền chủ động với bài giảng của mình. Nghĩa là nếu thấy những ngữ liệu không hợp lý thì linh hoạt điều chỉnh, thay thế. SGK hiện nay không còn là pháp lệnh, mà như một tài liệu hỗ trợ giảng dạy, học tập. Việc GV chủ động bài giảng, dạy theo năng lực của học sinh... cũng đã được quy định rõ. Nếu GV không có năng lực điều chỉnh, phụ thuộc hoàn toàn vào các ngữ liệu trong sách theo cách "cầm tay chỉ việc", máy móc áp dụng thì rõ ràng cũng không đạt chuẩn nghề nghiệp của mình.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng kể cả trong quá trình lấy ý kiến, nhóm biên soạn phải có chính kiến, quan điểm của mình. Cũng không thể khi dư luận phản ứng sai chỗ nào thì sửa chỗ ấy, như vậy là "đẽo cày giữa đường" để rồi cuối cùng tạo ra một sản phẩm thập cẩm, lộn xộn. Theo ông Trần Trọng Khiêm, sau quá trình điều chỉnh, việc thực nghiệm rộng rãi, lấy ý kiến là tốt nhưng tiên quyết vẫn là nhóm biên soạn và thẩm định phải kỹ càng, cẩn trọng.
Giáo viên được điều chỉnh ngữ liệu dạy học khi cần thiết
Sở GD-ĐT TP HCM vừa có hướng dẫn về việc sử dụng SGK Tiếng Việt lớp 1 đối với GV theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, GV ghi chép lại những nội dung cần điều chỉnh ở SGK Tiếng Việt lớp 1 và nghiên cứu các bộ sách để làm phong phú ngữ liệu dạy học. Đồng thời, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và học sinh. Sử dụng hiệu quả các tiết ôn tập, thực hành, ôn luyện tiếng Việt để hỗ trợ học sinh gặp khó khăn, hỗ trợ dạy học phân hóa.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, nghiên cứu kỹ SGK với tư cách là ngữ liệu dạy học để sử dụng hiệu quả, điều chỉnh khi cần thiết.
Bịt 'lỗ hổng' trong thẩm định và thực nghiệm sách giáo khoa Sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 đang được thẩm định giữa những ồn ào chưa dứt về sách giáo khoa lớp 1 là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Hiện cả sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới đang trong giai đoạn thẩm định vòng 2 - NGỌC DƯƠNG Hội...