Chọn sách giáo khoa lớp 1: Gửi gắm của giáo viên vùng dân tộc
Những ngày này, GV các trường tiểu học (huyện vùng cao Ba Chẽ, Quảng Ninh) cùng bàn thảo và đưa ra ý kiến về việc chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bằng thực tế đứng lớp, hiểu học sinh và hoàn cảnh phụ huynh, thầy cô đã gửi đến những nhà làm sách nhiều ý kiến ý nghĩa.
Giờ học ngoại khóa của học sinh Trường PTDTBT Tiểu học &THCS Lương Mông.
Cái nhìn từ vùng cao
Nhiều ý kiến cho rằng, nội dung SGK đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, dễ sử dụng, thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy – học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình. Nội dung mềm dẻo, tính phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm đối tượng HS tại địa phương. Tuy nhiên, cũng có những nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp. Như môn Tiếng Việt (bộ Vì sự bình đẳng trong giáo dục), phần đọc ứng dụng số lượng chữ nhiều, khó khăn cho HS vùng cao trong phần luyện đọc. Bộ sách không đủ các đầu sách: Thiếu SGK môn Giáo dục thể chất và môn Tự nhiên và xã hội.
Video đang HOT
Với môn Toán (Chân trời sáng tạo), cô Hoàng Thị Bình (Trường Tiểu học Minh Cầm) cho rằng: Nội dung kiến thức của cuốn sách có sự mở rộng, liên kết giữa các bài, giới thiệu địa danh của đất nước, quê hương. Sau mỗi bài học có hướng dẫn HS hoạt động trải nghiệm ở nhà. Tuy nhiên, bộ sách (Học để phát triển năng lực), môn Toán và môn Âm nhạc có nội dung kiến thức khó, đòi hỏi HS phải tư duy tốt và đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
Lương Mông – xã vùng cao của huyện Ba Chẽ có đông người dân tộc thiểu số, từ thực tế trường mình cô Hoàng Thị Xuyến (Trường Tiểu học & THCS Lương Mông) phân tích: Môn Tiếng việt (bộ Học để phát triển năng lực) nội dung bài học dài gây khó khăn cho học sinh vùng cao. Cùng quan điểm như vậy, cô Đỗ Thu Hoài (Trường Tiểu học Đồn Đạc) nói: Nội dung kiến thức môn Tiếng Việt (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) nặng, nhìn tranh để nói câu chứa âm vần là khó với HS và mang tính miễn cưỡng.
Cô giáo Bùi Thị Thiêm (Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ) cũng chỉ ra những hạn chế có thể dễ dàng nhận thấy: Môn Tiếng Việt, phần bài đọc ứng dụng (tập 1) không có tranh minh họa cho bài đọc. Phần học vần từ bài 1 – bài 4 ngoài luyện viết âm, vần, tiếng, HS còn phải luyện viết chữ số từ 1 đến 9 (tích hợp liên môn) nhưng môn Toán tuần 4 mới học số. Cô giáo Nguyễn Thị Hải Vân (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Thanh Sơn) nêu ý kiến: Nội dung của hoạt động khám phá môn Toán (Bộ Kết nối tri thức) nhiều, kiến thức nặng so với HS vùng cao.
Học sinh dân tộc cần có những bộ sách phù hợp với năng lực tiếp thu.
Quan điểm của nhà quản lý
Thầy Hoàng Văn Sinh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ cho rằng: 4 bộ SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ đối tượng học sinh và đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền. Tuy nhiên, tôi đồng quan điểm với nhiều giáo viên khi cho rằng bộ sách (Học để phát triển năng lực), mạch kiến thức nặng so với học sinh miền núi, số lượng âm vần trong môn Tiếng Việt nhiều. Vở tập viết thiết kế chưa phù hợp, cần có những thay đổi để mọi học sinh đều tiếp cận được.
Cô giáo Nguyễn Thu Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm cho biết: Với trên 95% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhận thức và hiểu biết về tự nhiên, xã hội còn nhiều hạn chế nên tiêu chí lựa chọn đầu tiên là phù hợp với mặt bằng nhận thức của học sinh, đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy – học tại nhà trường.
Sách phải có kênh chữ, kênh hình rõ ràng và bắt mắt, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Bên cạnh đó, sách không có sự khác biệt quá lớn với bộ sách đang sử dụng và nội dung có nét tương đồng với cuộc sống học sinh vùng cao, tạo sự gần gũi cho các em trong quá trình học tập. Nhìn chung, những bộ sách này đã đạt được mục tiêu của chương trình đưa ra là dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
SGK không còn là pháp lệnh như trước mà chỉ là phương tiện giảng dạy, các nhà trường không phải bắt buộc chọn sách cùng một bộ nên việc này sẽ không khó khăn. Hơn nữa, cả 32 quyển sách được duyệt đều do các chuyên gia và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm lựa chọn kỹ càng nên tôi không lo lắng. Tuy nhiên, các giáo viên phân tích trên quan điểm là những người đứng lớp trực tiếp với học sinh, những ý kiến này hết sức đáng quý. – Bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Chẽ.
Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực": Phù hợp với sức học của đại đa số học sinh
Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" được biên soạn ở lớp 1 có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền, đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh, giáo viên.
Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" được biên soạn ở lớp 1 có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền.
So với sách giáo khoa hiện tại và trước đây, bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" dùng cho học sinh lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 được xây dựng liên quan đến tích hợp. Ở mỗi lớp, nội dung chương trình được phân chia thành những chủ đề. Mỗi chủ đề (gồm một số bài) tích hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hướng tới hình thành và phát triển một số năng lực cốt yếu.
Theo đó, ở mỗi môn học, sách bảo đảm sự hài hoà giữa các hoạt động hình thành kiến thức, rèn kỹ năng với hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của học sinh, cho việc giảng dạy của giáo viên và việc theo dõi, phối hợp của phụ huynh học sinh.
Trình bày trong Sách giáo khoa được chú trọng như trình bày các sự kiện, cung cấp các tình huống cụ thể, cân nhắc các quá trình học tập của học sinh. Việc lựa chọn nội dung, khái niệm quan trọng đều được liên hệ đến những kinh nghiệm của cuộc sống thực. Nội dung dựa trên nền tảng kiến thức, thiết kế cho người học. Dựa trên những đặc trưng cơ bản về Sách giáo khoa phát triển năng lực để định hướng phát triển Sách giáo khoa.
Bộ Sách giáo khoa "Cùng học để phát triển năng lực" về nguyên tắc cơ bản thực hiện nhiệm vụ nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc và phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.
Theo Ban soạn thảo, bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" đã đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của sách giáo khoa Việt Nam và vận dụng hợp lý kinh nghiệm quốc tế về phát triển sách giáo khoa hiện đại: Sách giáo khoa là một kế hoạch cho những hoạt động tích cực của học sinh góp phần hình thành và phát triển những năng lực chung, đặc biệt là năng lực môn học. Tạo điều kiện để học sinh tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh.
HÒA THANH
Theo baodansinh
Chọn sách giáo khoa cho học sinh lớp 1: Giáo viên vừa mừng vừa lo Nhiều giáo viên bày tỏ quan điểm vừa mừng vừa lo trước thông tin nhà trường phải tự chọn SGK cho học sinh trong năm học 2020-2021. Sách giáo khoa lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Vnexpress. Ngày 22/11, bộ GD&ĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được lựa chọn cho chương trình giáo...