Chọn những giáo viên tốt nhất dạy lớp 1
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng đầu tiên ở lớp 1 vào năm học 2020 – 2021. Việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho năm đầu tiên thực hiện chương trình – sách giáo khoa mới được nhiều cơ sở giáo dục quan tâm.
Cô Nguyễn Thu Hiền trong giờ dạy học tại lớp 1C Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội) – NGỌC THẮNG
Bồi dưỡng từ 5 năm nay
Bà Nguyễn Thị Bình Minh, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thăng Long, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho rằng việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên (GV) lớp 1 phải được thực hiện từ khi Bộ GD-ĐT công bố lộ trình đổi mới chứ không phải lúc chuẩn bị đổi mới rồi mới chọn GV. Cụ thể, đội ngũ này phải có tính ổn định để đáp ứng một quá trình tập huấn bồi dưỡng và dần dần đổi mới để đến khi triển khai đại trà không còn bỡ ngỡ hay phải bồi dưỡng lại.
Ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Thọ, cho biết Sở đã tiến hành rà soát và đánh giá tổng thể về thực trạng thừa – thiếu GV và tham mưu với UBND tỉnh. Hiện toàn tỉnh còn thiếu hơn 1.000 GV phổ thông, riêng tiểu học thiếu hơn 800 GV các môn văn hóa… Do vậy, thời gian tới Phú Thọ sẽ phải ưu tiên đầu tư rất trọng tâm cho GV lớp 1.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đã tổ chức các khóa bồi dưỡng từ cách đây 5 năm. Đội ngũ cán bộ cốt cán được bồi dưỡng ở T.Ư, sau đó GV sẽ được huấn luyện đại trà ở địa phương qua internet. Việc bồi dưỡng theo hướng GV tự học, có trao đổi để tháo gỡ khúc mắc. Với vùng núi, điều kiện khó khăn, nhóm cán bộ cốt cán sẽ hỗ trợ nhiều hơn, nhưng công nghệ thông tin vẫn được coi là phương tiện chính để GV học tập. “Chúng tôi đã chọn lọc những GV tốt nhất, có khả năng nhất để triển khai chương trình với lớp 1 từ năm học 2020 – 2021″, ông Minh nói.
Mong sớm có sách giáo khoa
“Tôi dạy 40 học sinh…” thay vì “tôi dạy lớp có 40 học sinh”
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Bình Minh, Phó hiệu trưởng phụ trách khối 1, khối 5 Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội), cho rằng mấu chốt của lần đổi mới này là phương pháp tổ chức dạy học phải phù hợp với yêu cầu của chương trình mới, còn nội dung kiến thức sẽ không phải là vấn đề đáng lo ngại trong yêu cầu với GV. Muốn làm được như vậy, theo bà Minh, GV phải giáo dục theo hướng cá nhân hóa, quan tâm tới từng đối tượng học sinh để có phương pháp phù hợp. Có một câu nói thể hiện điều đó là thay vì giới thiệu “lớp tôi có 40 học sinh” thì GV sẽ nói “tôi dạy 40 học sinh của lớp…”.
Một trong những thay đổi lớn khi thực hiện chương trình mới là GV và các trường sẽ được trao quyền chủ động chọn sách giáo khoa (SGK) trong bối cảnh có nhiều bộ SGK. Điều này khiến GV rất hào hứng nhưng cũng không kém băn khoăn khi chưa biết sẽ có bao nhiêu bộ SGK để lựa chọn và lựa chọn thế nào…
Bà Nguyễn Thu Hiền, GV Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội), chia sẻ: “Đây là việc mà GV chưa từng được làm quen nên chắc chắn sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, trong hình dung và mong muốn của tôi thì GV cần sớm được tiếp cận với các bộ SGK khác nhau sau khi đã được Bộ GD-ĐT thẩm định và phê duyệt. Khi có nhiều cuốn hoặc nhiều bộ SGK trong tay thì chúng tôi sẽ phải nghiên cứu, thiết kế một số bài giảng cụ thể và đặc biệt là phải tiến hành dạy thử để xem SGK nào phù hợp với học sinh của mình rồi mới đi đến đề xuất lựa chọn”.
Đồng quan điểm, một GV Trường tiểu học Quang Trung – Đống Đa, Hà Nội, cũng cho rằng việc lựa chọn SGK giao cho GV đề xuất là rất đúng nhưng phải tạo điều kiện cho họ làm việc đó một cách có trách nhiệm và bài bản. Tránh tình trạng gần đến thời điểm “thay” SGK rồi mới có đủ các bộ SGK và lúc đó GV lại cuống cuồng lựa chọn, dẫn tới tình huống… chọn nhầm. Cũng theo GV này, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thấy có thông tin gì về biên soạn SGK nên rất lo việc thực hiện đại trà chương trình mới ở lớp 1 sẽ bị cập rập.
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, khi phát biểu tại hội nghị triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng đề xuất Bộ GD-ĐT sớm công bố và ban hành một bộ SGK mẫu biên soạn theo chương trình mới để GV và các trường dễ hình dung, tránh những nghi ngại, băn khoăn không đáng có.
Bổ sung giáo viên trẻ, năng động, có tay nghề
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới, GV tại TP.HCM đã có những bước chuẩn bị.
Phòng GD Q.Tân Phú đã chuyển nội dung của chương trình tổng thể đến ban giám hiệu các trường và triển khai cho khối trưởng các khối lớp, tổ trưởng bộ môn. Ông Trần Trọng Khiêm, Phó phòng GD, cho hay GV phụ trách lớp 1 trong năm học 2019 – 2020 sẽ giữ ổn định cho năm học 2020 – 2021.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD Q.6, cho biết bên cạnh sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị thì đội ngũ GV cũng được tham gia các lớp bồi dưỡng.
Tương tự, ông Đỗ Thế Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh), nói ngoài lực lượng GV kỳ cựu, có chuyên môn vững vàng thì nhằm tạo bước đà cho năm học 2020 – 2021, nhà trường sẽ bổ sung những GV trẻ, năng động, có tay nghề tham gia giảng dạy tại khối 1.
Bà Nguyễn Hoài Thiên Thanh, GV lớp 1 Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh), cho rằng phải chủ động tìm hiểu nội dung, xác định những thay đổi so với trước đây và tự bổ sung những kỹ năng mình còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, còn cho biết sau thời điểm Bộ công bố định hướng, mục tiêu giáo dục của chương trình mới, Sở đã từng bước triển khai các hoạt động, các chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực cũng như phương pháp tiếp cận, giảng dạy hiện đại. Đồng thời đổi mới hình thức, nội dung trong kiểm tra, đánh giá để GV mạnh dạn thay đổi phương pháp giảng dạy, thoát ly dần truyền giảng hàn lâm mà phải tích hợp kiến thức với thực tiễn vận dụng để học sinh học một cách chủ động và biết ứng dụng.
Bích Thanh
Theo thanhnien
Lực đẩy với giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, thẩm mỹ của trẻ, chuẩn bị cho trẻ và lớp 1.
Ảnh minh họa/internet
Bậc học mầm non còn gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn trong đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô, yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt là yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục mầm non (CSGDMN) trong bối cảnh mới.
Giáo viên và CBQL CSGDMN là nhân tố quyết định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong các CSGDMN. Đại đa số GVMN có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, giàu lòng yêu nghề, yêu trẻ, có năng lực tổ chức quản lý các hoạt đọng chăm sóc và giáo dục trẻ trong các cơ sở CSGDMN.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới GDMN đội ngũ GVMN còn một số hạn chế bất cập: thiếu số lượng giáo viên, hạn chế về chất lượng; một số GVMN còn thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nhận thức về vị trí, vai trò trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao...
Nhằm đáp ứng yêu câu đổi mơi căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 33/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025" nhằm tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ; khắc phục những tồn tại bất cập của đội ngũ giang viên, giáo viên và CBQL CSGDMN trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của GDMN.
Mục tiêu của Đề án là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giao viên và CBQL CSGDMN bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp đap ưng yêu câu đôi mơi chương trinh GDMN; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, CBQL ở các cơ sở đào tạo; bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục mầm non góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL giáo dục mầm non xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án chi tiết, cụ thể để triển khai thực hiện các nội dung để đạt được mục tiêu của Đề án.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bố trí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chi cho công tác đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non và nguồn kinh phí hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo các mục tiêu và giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để Đề án sớm được triển khai, đáp ứng mục tiêu và ý nghĩa quan trọng đã đề ra. Đây cũng là nỗ lực cụ thể, quyết liệt của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, CBQL các cơ sở GDMN nhằm đáp ứng yêu cầu mới.
Đức Thái
Theo giaoducthoidai
Cần xác định lại chuẩn trình độ đào tạo giáo viên Trong thời cuộc 4.0, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo giáo viên nói viên cần có sự thay đổi cập nhật. Nên cân nhắc khả năng triển khai đào tạo thế hệ mới GV phổ thông các cấp ở trình độ thạc sĩ như cách làm ở các nước phát triển. PGS.TS Lê Đình Sơn, trường ĐH Sư...