Chọn nghề để vươn tới thành công
Các bạn teen 12 đang phải đứng trước bước ngoặt lớn về việc chọn trường, chọn nghề cho tương lai của mình. Những yếu tố nào giúp bạn có thể đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng nhất?
Hãy trả lời những câu hỏi?
Bạn là ai? Bạn cần? Bạn muốn gì? Đây là một vấn đề quan trọng, bạn cần phải xác định mình là người như thế nào, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì, bạn có niềm yêu thích gì, bạn không thích gì? Bạn là người năng động thích giao tiếp, hay là người trâm tư sống nội tâm? Bạn yêu thích công việc sáng tạo, hay công việc được lập trình sẵn. Bạn muốn ngồi một chỗ hay thích làm công việc đi nhiều nơi…
Dù là gì đi nữa bạn cũng cần phải có định hướng rõ ràng. Bạn đam mê công nghệ thông tin, các thiết bị điện tử hãy chọn ngành công nghệ thông tin… Nếu bạn thích viết lách, yêu các hoạt động cộng đồng xã hội đừng bắt bản thân phải ngồi lì một chỗ với ngành kỹ sư – kỹ thuật khô khan.
Trước khi chọn trường hãy xác định niềm đam mê sở thích của bản thân là gì, đi theo cái mà bạn sẽ lựa chọn và gắn bỏ, khi làm việc với sở thích đam mê sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn thử thách phía trước. Còn nếu hiện tại bạn vẫn chưa tìm ra cũng không sao cả, thật ra bên trong bản thân luôn có những tiềm năng ẩn giấu, hãy làm cố gắng nỗ lực thật nhiều cuối cùng bạn sẽ tìm được điều mình cần theo đuổi.
Dành thời gian tìm hiểu ngành nghề tương lai
Hãy tìm hiểu trước những ngành nghề mà bạn nghĩ bản thân có thế mạnh, sở thích, khả năng, tìm hiểu những thông tin trên báo đài, truyền hình, internet, người thân… Khi bạn đã hiểu rõ một số ngành nghề, cơ hội công việc, khó khăn thử thách, bạn sẽ có cái nhìn khái quát một cách chắc chắn nhất bạn sẽ có sựa lựa chọn đúng đắn nhất cho mình.
Nghe tâm sự của những người đi trước
Bạn đang phân vân khi không biết ngành nghề nào phù hợp với mình, hãy đặt câu hỏi với những người đi trước, họ sẽ có kinh nghiệm giúp bạn đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất.
Nếu bạn yêu thích ngành kỹ sư, nhà báo, bác sỹ, công nghệ thông tin, luật sư, cảnh sát, an ninh, ngân hàng… hãy gặp những người có kinh nghiệm đang theo học đi làm, để có cái nhìn tổng quan nhất về ngề nghiệp bạn dự định theo đuổi. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, liên hệ và học hỏi cũng dễ dàng hơn, có rất nhiều cách giúp bạn trao đổi đó là sử dụng email, facebook, yahoo, điện thoại… Mọi người sẽ chỉ cho bạn kinh nghiệm họ đã trải qua khi chọn trường, ngôi trường họ đang học gồm những gì, ngành mà bạn theo đuổi đằng sau nó có những thành công khó khăn thách thức nào.
Video đang HOT
Dựa vào lực học để lựa chọn trường
Hãy xem lực học khả năng bạn đạt tới đâu để lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất với mình, có thể cùng một chuyên ngành đào tạo nhưng điểm số lại chênh lệch nhau giữa các trường… Kinh nghiệm cho thấy để đỗ đại học yếu tố chọn trường chiếm tỷ lệ khá cao, bạn nên chọn cho mình ngôi trường điểm đầu vào phù hợp với lực học lại có ngành nghề mình yêu thích.
Hãy lắng nghe bản thân
Có nhiều người lựa chọn nhầm nghề đơn giản vì do sự nóng vội, chạy theo phong trào không có sự suy nghĩ chín chắn thấu đáo, chỉ là quyết định nhất thời, hay cũng có thể bạn chịu áp lực từ phía bố mẹ, bản thân gia đình…. Để rồi sau này có những hối hận, không thích ngành nghề của mình.
Hãy lắng nghe chính bản thân tiếng nói từ con tim để bạn biết công việc nào mình sẽ làm, mình yêu thích để làm. Tôi biết nhiều người vô tình chọn nhầm nghề học nhầm trường, nhưng vẫn học được và tốt nghiệp, tuy nhiên sau này khi bắt đầu va vấp thật sự với công việc họ thường nản lòng nhanh chóng, buông xuôi giữa chừng, và thường không có cảm hứng phấn đấu sự nỗ lực tinh thần cầu tiến trong công việc.
Nếu bạn bị bố mẹ phản đối, hãy suy nghĩ thật kỹ càng, nói chuyện một cách chân thành về những ước mơ dự định sở thích của bạn, tôi tin chắc bố mẹ sẽ hiểu ra và thông cảm với bạn. Trong trường hợp nếu bố mẹ vẫn bắt bạn phải theo sự sắp đặt hãy tâm sự với những người thân thiết, tác động giúp bố mẹ bạn hiểu hơn, điều quan trọng nhất bản thân phải có trách nhiệm với việc sẽ làm không ngừng cố gắng trau dồi đạt được kết quả tốt nhất chứng minh cho bố mẹ thấy bạn sẽ làm được.
Hy vọng qua bài viết này mong bạn sẽ tìm cho mình được một ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân để bạn có thể tự nuôi sống mình và cống hiến cho xã hội ngày càng giàu đẹp.
Theo mực tím
Chọn nghề cho con những sai lầm cần tránh.
Ở giai đoạn chọn trường, chọn nghề, sự tham gia của các bậc phụ huynh đôi khi có thể trở thành những sai lầm khó cứu vãn.
Áp đặt suy nghĩ chủ quan hay "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy"
Vì rất nhiều lý do, mà các bậc phụ huynh - đặc biệt là ở vùng nông thôn đã áp đặt ngành thi, trường thi mà không quan tâm đến nguyện vọng của con cái. Họ vẫn mang nặng quan điểm: cha mẹ mới là người quyết định việc chọn trường cho con. Họ tin rằng người lớn có kinh nghiệm của người đi trước và luôn mong những điều tốt nhất cho con mình nên việc chọn trường do cha mẹ quyết định là điều hoàn toàn hợp lý.
Chọn trường theo kiểu "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" một phần còn xuất phát từ việc phụ huynh thiếu niềm tin vào sự chọn lựa của con nên sẽ không để cho các em có quyền quyết định trong vấn đề này.
Tuy nhiên, điều này liệu có thực sự có lợi cho con cái họ?
Vốn không tìm hiểu trước về ngành nghề và chưa được tư vấn kỹ nên Vũ Mạnh Linh - con trai anh Vũ Mạnh Cường (Hà Đông, Hà Nội) - chỉ biết nghe theo lời cha mẹ khi làm hồ sơ dự thi đại học. Tuy nhiên khi con học hết năm thứ nhất thì vợ chồng anh mới thấy ngành học này không phù hợp với khả năng của cậu con trai nên sức học càng ngày càng sút kém. Đến năm thứ hai, do chương trình học vào chuyên ngành, thêm phần Tiếng Anh vốn là điểm yếu của Linh, nên Linh dần đuối sức trong cuộc chạy đua tiếp nhận kiến thức.
Nợ nhiều môn, thi lại nhiều lần mà vẫn không vượt qua được "cửa ải" như bạn bè. Thế là dù đã đi nửa chặng đường nhưng Linh đành giã từ cổng trường đại học và tìm hướng đi khác.
Chọn trường theo trào lưu của xã hội
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh chọn nghề, chọn trường chỉ theo trào lưu của xã hội mà không hề quan tâm tới trường đó, chuyên ngành đó có phù hợp với khả năng và mong muốn của con cái hay không? Họ cảm thấy rất tự hào khi con em mình học tập tại các trường đại học "hot" và "hợp thời".
Nhưng đó có phải là môi trường tốt nhất cho con cái họ hay không, điều này không ai dám chắc chắn?
Tuy nhiên, các ngành học khác nhau đòi hỏi những phẩm chất, năng lực khác nhau. Mà trong thực tế thì những phẩm chất này gần như bị phụ huynh bỏ qua khi chọn nghề. Do vậy, cũng dễ hiểu khi nhiều sinh viên ra trường cảm thấy ngành học không phù hợp với bản thân và chọn cách đi làm trái nghề, lãng phí thời gian học tập, tiền của và công sức của bản thân và cả gia đình những năm trên ghế nhà trường.
Chọn nghề phù hợp cho con là bài toán khó đối với các bậc phụ huynh
Đại học là con đường duy nhất
Với suy nghĩ "tấm bằng đại học là giấy thông hành để tìm được nghề nghiệp ổn định trong tương lai", các bậc phụ huynh luôn tâm niệm đại học là con đường duy nhất để đến với những cơ hội nghề nghiệp tốt. Chính vì thế, áp lực bởi hai chữ "đại học" thật sự là một gánh nặng tâm lý không chỉ đối với mỗi học sinh mà còn đối với các bậc phụ huynh.
Thực tế cho thấy, không ít ban trẻ thi đi rồi thi lại, không đỗ lại ôn thi tiếp... cuộc sống dang dở. Họ đã để những năm tháng tuổi trẻ quý báu đi qua và đương nhiên cơ hội tìm việc làm, sự thành công cũng sẽ muộn màng hơn nhiều so với bạn bè đồng trang lứa, đồng thời cũng làm lãng phí thời gian và công sức của cả gia đình.
Đại học vẫn là con đường tốt để phấn đấu, nhưng đó có là cánh cửa duy nhất mở ra thành công?
Vậy, cần chọn trường như thế nào để phù hợp nhất với con em của mình, tránh lãng phí thời gian, tiền của, cả chất xám, năng lực của con em?
Trong thời gian gần đây, các trường đào tạo nghề đang trở thành lựa chọn của đông đảo phụ huynh có con em có học lực trung bình.
Với triết lý đào tạo Thực học - Thực nghiệp, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic hướng tới việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết xuất phát từ thực tế đòi hỏi tại doanh nghiệp.
Ba khối ngành mà FPT Polytechnic đào tạo là Công nghệ thông tin (gồm Thiết kế web và Ứng dụng phần mềm), Kế toán doanh nghiệp và Quản trị kinh doanh (gồm Nhân sự & văn phòng, Marketing & Bán hàng - chuyên ngành này chỉ đào tạo tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh) đều là các chuyên ngành đang rất "khát" nhân lực trong xã hội.
FPT Polytechnic đào tạo các chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của xã hội
Hiện FPT Polytechnic đang trong kỳ tuyển sinh đợt 1 khóa 8.3. Thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau sẽ đủ điều kiện trở thành sinh viên của FPT Polytechnic: tốt nghiệp THPT và có điểm tổng kết Toán lớp 12 hoặc điểm Toán thi tốt nghiệp THPT từ 5.5 trở lên hoặc sinh viên hệ chính quy các trường Cao đẳng, Đại học.
Cùng với đợt xét tuyển sớm dành cho các bạn học sinh tốt nghiệp THPT này, FPT Polytechnic cũng triển khai chương trình ưu đãi giảm học phí dành cho tân sinh viên. Hạn nộp hồ sơ là 30/06/2012.
Quý vị phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh đợt 1 khóa 8.3 trên toàn quốc của FPT Polytechnic dưới đây:
Theo VNN
Học và Thi - Viết theo cách của bạn Bạn đã chuẩn bị các kỳ thi như thế nào? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm và phương pháp vượt vũ môn của bạn. Dù bạn là sĩ tử của mùa thi năm nay, hay đã từng trải nghiệm đời sĩ tử, thì chắc chắn đang có nhiều người cần đến bạn để được chia sẻ, loan tin. Bạn gởi bài ở khung...