Chọn ngành y để chăm sóc sức khỏe người dân
Chỉ còn vài tháng nữa, cô sinh viên người Chăm Lư Nữ Mai Khanh (ĐH Y dược TP.HCM) tốt nghiệp ra trường.
Lư Nữ Mai Khanh, sinh viên năm cuối ngành y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP.HCM, tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch bệnh COVID-19 – Ảnh: K.ANH
Em chỉ mong gia đình bớt khó khăn, bản thân ra trường có việc làm, phụ cha mẹ nuôi các em ăn học. Em sẽ về quê xin việc và rất muốn được làm đúng chuyên môn y tế công cộng, góp phần chăm sóc sức khỏe bà con.
Lư Nữ Mai Khanh
Những ngày này, Mai Khanh đang dốc sức cho khóa luận tốt nghiệp, vừa bươn chải kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
Tính từng bữa ăn
Video đang HOT
Những ngày chân ướt chân ráo vào nhập học Trường ĐH Y dược TP.HCM, Mai Khanh đã xin phụ quán bán hủ tiếu để đỡ đần chi phí cho cuộc sống xa nhà. “Đi phụ quán, em vừa đỡ bữa tối vì chủ quán cho ăn một bữa. Công việc của em chỉ là bưng bê và rửa chén. Hết năm học đầu tiên, thấy làm nhiều thời gian nên tối về không còn bao nhiêu giờ học bài, vì vậy em nghỉ làm để tập trung cho việc học” – Mai Khanh nhớ lại.
Nhưng rồi cứ mỗi lần muốn xin mẹ ít tiền chi tiêu lại thấy thâm tâm dằn vặt, bởi cô sinh viên rất hiểu nguồn thu nhập chính của gia đình 7 miệng ăn (bà nội, ba mẹ và 4 chị em Mai Khanh) chỉ trông chờ vào ít sào ruộng, đồng thù lao bốc vác, làm mướn của ba hay mớ rau, con cá mẹ bán mỗi ngày. Rồi bạn lại lao đi tìm việc làm thêm và lần này là chân phụ bán ở quầy tạp hóa vào buổi tối.
Phụ bán từ 18h đến hơn 22h mới về đến ký túc xá, người bơ phờ nên Khanh cũng không còn đủ sức để học bài. Mai Khanh cho biết: “Lúc này em suy nghĩ nhiều vì điểm bình quân của em trong năm học đầu tiên không cao. Em quyết định không đi phụ bán nữa vì rất mệt và đến trung tâm gia sư tìm việc dạy kèm. Mỗi tháng em được khoảng 1,2 triệu tiền thù lao cho việc dạy phụ đạo học sinh lớp 3. Thời gian đi dạy chỉ khoảng 1,5 tiếng nên em có nhiều thời gian ôn bài. Nhờ vậy điểm trung bình của em được cải thiện hơn, năm vừa rồi là 3.29/4 (tương đương khoảng 7.8/10)”.
Mỗi ngày Mai Khanh chỉ ăn hai bữa. Hôm nào đã ăn sáng thì trưa nhịn và ngược lại. Tháng nào bạn cũng để dành 500.000 đồng mua được 30 phiếu cơm tại căngtin của ký túc xá để bữa cơm chiều không bao giờ bị thiếu, mới có sức học bài khuya. Khi Mai Khanh vào năm thứ hai cũng là lúc cậu em trai vào ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Khó khăn lại chất chồng lên đôi vai của cha mẹ.
“Em trai cũng đi làm bêtông, kiếm thêm tiền trọ học nhưng rất nguy hiểm nên em không cho đi làm nữa. Hai chị em chia nhau tiền dằn túi mua mì gói hoặc xôi là chính” – Mai Khanh kể.
Tham gia tuyến đầu chống dịch
Từ khoảng tháng 3-2020, khi có thông tin cần sinh viên hỗ trợ cho tuyến đầu chống dịch bệnh COVID-19, Mai Khanh đã tình nguyện đăng ký, vừa là dịp để trải nghiệm công việc gắn liền với chuyên ngành dịch tễ mà bạn đang theo học.
Khoảng 6 tuần gắn bó với công việc hỗ trợ các anh chị tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, Khanh phụ trách phần nhập dữ liệu và theo dõi các kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng như những ca F1 có tiếp xúc với bệnh nhân này. “Được làm việc tại tuyến đầu chống dịch, em rất vui và học được nhiều bài học từ thực tế để mai này khi đi làm sẽ ứng dụng vào việc chăm sóc sức khỏe cho bà con tốt hơn” – cô bạn nói.
Chọn học ngành y tế công cộng và đi sâu vào chuyên ngành dịch tễ, Mai Khanh bày tỏ: “Em chọn ngành dịch tễ do những lần được đi thực tế truyền thông về phòng chống dịch bệnh như dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng… cho bà con ở vùng quê tỉnh Long An. Tìm hiểu sâu, em thấy khá thú vị với công việc mình chọn”.
Cùng với dịch bệnh là những ngày hạn hán kéo dài ở quê Khanh (xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khiến gia đình không thể trồng lúa. Thời gian cách ly xã hội không ai thuê việc, cũng chẳng thể buôn bán nên cả nhà đều trông chờ vào tiền vay mượn của chủ vựa bán thuốc bảo vệ thực vật. “Nhà em sống bằng nghề nông nên cứ đầu vụ ba mẹ phải tạm ứng tiền từ chủ vựa rồi cuối vụ gặt lúa trả cho người ta. Có nhiều vụ mùa màng thất bát, cả nhà mắc nợ chứ không dư được đồng nào, bà em già yếu, nhiều bệnh nên tiền thuốc men cũng tốn kém”.
Thông báo đóng học phí học kỳ 2 đến ngay thời điểm khó khăn, ba mẹ không thể vay mượn đâu ra 6,5 triệu đồng cho Khanh đóng học phí kỳ cuối cùng để chuẩn bị tốt nghiệp. Kèm với những chi phí cho khóa luận, nghiên cứu đề tài khoa học tốt nghiệp khiến cô sinh viên lòng rối bời. Nghĩ hết cách, bạn đành gọi điện cho giảng viên cố vấn của lớp (vai trò như cô chủ nhiệm) chia sẻ và xin phép nhà trường hoãn đóng học phí xem có được không.
Nghe câu chuyện của Mai Khanh, cô Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh đã động viên và cho Khanh mượn số tiền đóng học phí với lời gửi gắm: “Em không phải lo gì đến số tiền học phí này, khi nào em có gửi lại cô cũng không sao. Trước mắt em cần chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp thật tốt”. Lời động viên của cô như tiếp thêm nghị lực cho Khanh. “Giờ em chỉ mong sao hoàn thành khóa luận để tốt nghiệp ra trường. Ra trường em sẽ đi làm, tiết kiệm để gửi lại số tiền học phí mà cô đã giúp” – Mai Khanh bộc bạch.
Giảng viên Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, cố vấn lớp y tế công cộng K16, ĐH Y dược TP.HCM, cho biết: “Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng Mai Khanh rất tự trọng, nỗ lực đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Em học rất tốt. Tôi biết khi em gọi tôi để xin phép nhà trường được đóng học phí muộn cũng là lúc em đã suy nghĩ và gần như không còn cách nào khác. Tôi hiểu phải bí bách lắm em mới nói ra điều này”.
Chuyên gia Mỹ đào tạo về phòng chống dịch COVID-19 cho sinh viên y khoa
'Dự án hợp tác đào tạo và huy động lực lượng y tế đối phó với dịch COVID-19 tại Việt Nam' sẽ triển khai tại 6 trường đại học y trên cả nước.
Giảng viên ĐH Y dược TP.HCM tập huấn truyền thông về dịch COVID-19 cho sinh viên trường - Ảnh: T.HUỲNH
Sáng 15-5, PGS.TS Trần Diệp Tuấn - hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết nhà trường vừa tiếp nhận "Dự án hợp tác đào tạo và huy động lực lượng y tế đối phó với dịch COVID-19 tại Việt Nam" do Tổ chức Hợp tác vì sự phát triển y tế Việt Nam (HAIVN, Hoa Kỳ) và Novartis Việt Nam tài trợ.
Trường ĐH Y dược TP.HCM là đơn vị được Bộ Y tế phê duyệt tiếp nhận tài trợ và dự án được triển khai thực hiện tại 6 trường đại học y của Việt Nam, gồm: Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y dược Thái Bình, Trường ĐH Y dược Hải Phòng, Trường ĐH Y dược Thái Nguyên, Trường ĐH Y dược Huế và Trường ĐH Y dược TP.HCM.
"Dự án này được thực hiện với mục đích tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho sinh viên năm cuối các trường đại học, cao đẳng y dược trên toàn quốc để cập nhật kiến thức về phòng chống dịch COVID-19, sẵn sàng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh khi cần thiết", ông Tuấn cho biết thêm.
Trong khuôn khổ dự án, Novartis Việt Nam tài trợ tiền mặt hơn 6,469 tỉ đồng, và Tổ chức HAIVN hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chuyên gia, cán bộ giảng viên cho dự án.
Cũng theo PGS.TS Trần Diệp Tuấn, dự án này được triển khai có ý nghĩa rất quan trọng trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đây là cơ sở để chuẩn bị nguồn nhân lực y tế dự bị cho công tác phòng chống dịch bệnh này tại Việt Nam.
"Đối với Trường ĐH Y dược TP.HCM, dự án rất hữu ích khi nhà trường đã xây dựng thành công chương trình đào tạo liên chuyên ngành (IPE) liên quan đến COVID-19. Chương trình đào tạo IPE đã mang đến những trải nghiệm thú vị, nhiều cảm xúc cho giảng viên, sinh viên của trường. Đồng thời chương trình cũng thu hút sự quan tâm và đánh giá cao của đông đảo sinh viên, giảng viên các trường bạn", ông Tuấn chia sẻ.
ĐH duy nhất ở TPHCM cho sinh viên đi học đã chuyển sang dạy trực tuyến, dời lịch thi Trường ĐH Y dược TPHCM vừa có thông báo dừng dạy học, thực hành trực tiếp sang hình thức trực tuyến, e-learning để giúp sinh viên rút ngắn thời gian học theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Sinh viên Trường ĐH Y dược TPHCM trong buổi thực hành ngày 10/3 Theo...