Chọn ngành xét tuyển đại học thế nào để có việc tốt lương cao?
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, từ ngày 29/8, thí sinh đăng ký xét tuyển đại học sẽ được quyền thay đổi nguyện vọng.
Thời điểm này, nhiều thí sinh đang cân nhắc lại về việc lựa chọn ngành, trường đại học sao để có cơ hội việc làm tốt trong tương lai.
Câu hỏi được khá nhiều thí sinh đặt ra trong thời điểm này là học ngành gì, nghề gì để có cơ hội việc làm tốt trong 5 năm tới. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng cũng khiến thí sinh thêm băn khoăn trong việc chọn ngành.
Tư vấn cho thí sinh về vấn đề chọn trường, chọn ngành, PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống. Nhưng nếu đón đầu các ngành cần thiết để học thì có thể là sự lựa chọn chưa thông minh. Bởi ngành nào cũng có những vai trò nhất định trong xã hội. Trước mắt, những ngành liên quan đến 4.0 như Công nghệ thông tin, Điện tử, Toán Tin… và những ngành liên quan đến phòng chống Covid-19 như Y khoa, Sinh học, Hóa học và khối ngành Cơ khí, Điện tử cũng rất có “đất dụng võ”.
Đơn cử như ngành kỹ thuật Cơ khí của ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Trần Trung Kiên cho biết, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp đều trên 90%. Số còn lại là các sinh viên có nhu cầu học tiếp lên cao học hoặc đang lựa chọn những cơ hội phù hợp. Qua đó có thể thấy nhu cầu của xã hội với ngành này là rất lớn. Song thầy Kiên cũng cho rằng, việc lựa chọn được công việc phù hợp, có vị trí tốt, lương cao phụ thuộc vào 3 yếu tố chính gồm: kiến thức- kỹ năng-thái độ của người lao động.
“Nếu sinh viên đảm bảo được 3 yếu tố đó cộng thêm một chút may mắn thì sau khi tốt nghiệp dù học ngành nào cũng có thể tìm được một công việc như ý”, PGS.TS Trần Trung Kiên nói.
PGS.TS Trần Trung Kiên nhấn mạnh rằng, thí sinh vẫn nên lựa chọn ngành mà mình yêu thích và đã tìm hiểu. Bởi chỉ khi chọn một ngành bản thân thấy thích và phù hợp với năng lực thì mới có thể học tốt và dễ có được thành công trong lương lai.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải cũng cho rằng, dịch Covid-19 nếu có cũng chỉ ảnh hưởng đến thế giới trong một thời gian nữa, hiện tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang nỗ lực để ngăn chặn đại dịch, các doanh nghiệp cũng tìm cách chuyển đổi số để khắc phục khó khăn, do đó thí sinh không cần quá lo lắng về việc dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến xu hướng ngành nghề trong thời gian tới, thí sinh nên chọn những ngành mình yêu thích và có thế mạnh.
Đưa ra lời khuyên cho thí sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề, TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho rằng, hiện nay có rất nhiều trường cao đẳng, đại học để thí sinh lựa chọn. Muốn chọn ngành, chọn trường phù hợp, trước hết, thí sinh cần tự tìm hiểu về sở thích, đam mê, sở trường và nhìn thẳng vào những hạn chế của bản thân.
Video đang HOT
“Các em nên chọn ngành, nghề mà mình thích trước rồi mới chọn trường. Không chỉ các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, mà hầu hết các tỉnh, thành phố đều có các trường cao đẳng, đại học. Trước khi đăng ký, thí sinh nên tìm hiểu trước các thông tin về chất lượng đào tạo, điều kiện học tập và cả vấn đề học phí. Các em nên hỏi cụ thể trường muốn học về học phí toàn khóa vì có trường sẽ tăng học phí theo từng học kỳ, từng năm, nhiều sinh viên, phụ huynh có thể gặp khó khăn về tài chính khi theo học”, thầy Đồng Văn Ngọc đưa ra thời khuyên./.
Theo lịch của Bộ GD-ĐT, từ ngày 29/8 đến 17h ngày 5/9, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần bằng hình thức trực tuyến.
Nếu muốn tăng số nguyện vọng xét tuyển so với số đăng ký ban đầu, thí sinh phải đăng ký số nguyện vọng thêm trên phiếu trực tiếp để trường THPT bổ sung thêm vào hệ thống. Đồng thời, thí sinh vẫn phải tự vào hệ thống để đăng kí thêm.
Trước 17h ngày 16/9, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn, kết quả trúng tuyển đợt 1.
Trước 17h ngày 26/9 (tính theo dấu bưu điện), thí sinh làm thủ tục xác nhận nhập học đợt 1.
ĐH Thương mại giải đáp thắc mắc của sinh viên về đào tạo và dự báo điểm chuẩn
Trước băn khoăn liệu điểm chuẩn tại ĐH Thương mại năm nay có tăng, PGS.TS Lê Thị Thanh Hải - Trưởng phòng quản lý đào tạo Trường đại học Thương mại cho biết điểm chuẩn năm nay có thể tăng nhẹ
Liên quan đến thông tin về dự kiến điểm chuẩn cũng như các ngành đào tạo của ĐH Thương Mại, PGS.TS Lê Thị Thanh Hải - Trưởng phòng quản lý đào tạo Trường đại học Thương mại đã có chia sẻ để thí sinh cân nhắc lựa chọn thay đổi nguyện vọng cho phù hợp.
PV: Thưa cô, môn tiếng Anh năm nay có số điểm 10 tăng vọt so với các năm trước, với 4.582 thí sinh, trong khi năm 2020 chỉ có 225 thí sinh. Điều này khiến nhiều người lo ngại các khối xét tuyển đại học có môn tiếng Anh thì điểm chuẩn sẽ tăng. Trong khi ĐH Thương mại cũng xét tuyển nhiều tổ hợp có môn tiếng Anh?
PGS.TS Lê Thị Thanh Hải: Dự đoán chung điểm chuẩn năm 2021 có thể tăng nhẹ nhưng vẫn nằm trong khoảng 24 -27 điểm tùy từng khoa, thí sinh có thể căn cứ vào điểm chuẩn năm ngoái để đưa ra lựa chọn cho mình.
Dự kiến trước 17h ngày 16-9 theo lịch của Bộ, các trường Đại học sẽ công bố điểm chuẩn.
Hiện nay ĐH Thương mại đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý theo 2 chương trình đại trà và đặc thù, vậy chương trình đặc thù có gì khác?
Trường ĐH Thương mại đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý theo chương trình đại trà và chương trình đặc thù.
Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù tức là ngoài đào tạo cơ bản sẽ tăng thời lượng học tập thực tế tại doanh nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo cùng nhà trường; sinh viên được học tập, trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm thực tế ngay trong quá trình học.
Chuẩn đầu ra ngoại ngữ đối với sinh viên chương trình đại trà và chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù là bậc 3/6; chương trình đào tạo chất lượng cao là bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Ảnh minh họa
Các khối ngành về liên quan đến kinh tế trong thời gian qua rất hot, điểm chuẩn cũng rất cao nhưng nhiều thí sinh học có lo thời gian tới nhân lực khối ngành kinh tế sẽ bị thừa thưa cô?
Dự báo các ngành kinh tế liên quan đến ứng dụng công nghệ số sẽ có nhu cầu nhân lực cao để tạo ra các công dân toàn cầu.
Vì thế, phát triển chương trình đào tạo bằng tiếng Anh và các chương trình đào tạo gắn với công nghệ số đang trở thành xu hướng của các trường đào tạo về kinh tế và trường ĐH Thương mại cũng hướng đến xu thế này. Vì vậy, thí sinh không lo nhóm ngành ra trường khó kiếm việc làm vì thừa nhân lực.
Được biết Kế toán Kiểm toán là một ngành rất hot của ĐH Thương mại, học ngành này sinh viên được trang bị những gì và tốt nghiệp làm ở đâu thưa cô?
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp thuộc Khoa Kế toán - Kiểm toán là chuyên ngành hot của Trường Đại học Thương mại.
Với chương trình đào tạo cử nhân Kế toán doanh nghiệp giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh; nắm vững kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán, phân tích kinh tế; có năng lực thực hành nghề kế toán, kiểm toán và khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán.
Chương trình đào tạo cử nhân kế toán doanh nghiệp theo chương trình chất lượng cao giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên sâu và hiện đại về kế toán Việt Nam và quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tổ chức, thực hiện công tác kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế khác.
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp chất lượng cao được thiết kế theo định hướng riêng biệt. Sinh viên được đào tạo 30 tín chỉ tiếng Anh theo giáo trình IELTS để có đủ khả năng học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Học chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp sinh viên có thể làm kế toán tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước
Chuyên ngành Kế toán công đào tạo các cán bộ kế toán có chuyên môn sâu, rộng về kế toán trong đơn vị công (Bộ, ngành, đơn vị hành chính các cấp, thuế, hải quan, tổ chức chính trị xã hội...). Sinh viên ra trường được làm việc ở các công ty kiểm toán nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn, các Bộ, Cục, Vụ, Viện và cơ quan của chính phủ.
Chuyên ngành Kiểm toán giúp sinh viên được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh doanh và quản lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về kiểm toán, kỹ năng thực hành nghề nghiệp kiểm toán trong các đơn vị kiểm toán, kỹ năng thực hiện kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, ngân hàng và các đơn vị khác.
Học chuyên ngành Kiểm toán sinh viên có thể làm Kế toán viên, Kiểm toán viên ở trong các doanh nghiệp kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán nước ngoài, hoặc làm Ban kiểm toán nội bộ của các tập đoàn trong nước, Kiểm toán nhà nước.
Cơ hội và rủi ro khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học Đến nay, đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã hoàn tất. Sau khi biết điểm thi THTP cũng là lúc thí sẽ bước vào giai đoạn thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển từ ngày 29/8 đến ngày 5/9 tới. Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, điểm thi tốt...