‘Chọn ngành theo ý mẹ, tôi chỉ cố kiếm lấy cái bằng Đại học’

Theo dõi VGT trên

Liệu những vị phụ huynh – chứng kiến cảnh con mình chật vật, chán nản khi bằng lòng nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ – có cảm thấy mình đã sai vì ép con quá mức?

Ngày nộp đơn đăng ký nguyện vọng thi đại học, Hà Trang (26 tuổi, Hà Nội) không mấy đắn đo khi chọn Học viện Ngân hàng.

Trang gọi đó là quyết định, mục tiêu từ bé đã “đóng đinh” sẵn trong đầu vì đơn giản “cả nhà theo ngành đó, sau này đi làm còn có người giúp đỡ, chứ ở cái ngưỡng tuổi 18, mình cũng chẳng rõ bản thân cần hay muốn gì”.

Đỗ vào đúng chuyên ngành gia đình mong muốn, nhưng 4 năm đại học của Trang không suôn sẻ như những gì cô mường tượng. Từ học kỳ đầu tiên, cảm giác hứng thú đi học đã biến mất hoàn toàn.

“Hai năm đầu, mình chỉ cố gắng qua môn, điểm số lúc nào cũng ở mức trung bình, đến trường lấy niềm vui gặp gỡ bạn bè là chính. Cái ngành ngân hàng với mình chán ngắt, khô khốc quá, học chả vào đầu được mấy”, Trang nhớ lại.

9X cho hay vì kỳ vọng của mẹ quá lớn, cô cũng không nuôi suy nghĩ thi lại đại học, theo đuổi ngành khác. “Thôi thì học cố cho có cái bằng”, Trang đã trải qua 4 năm học hành với quan niệm ấy.

Như một kịch bản quen thuộc của những người theo học ngành cha mẹ chọn hộ, Trang “đầu quân” về công ty mẹ sau khi ra trường. Có chỗ làm khi vừa mới tốt nghiệp được coi là may mắn trong mắt nhiều người, nhưng với Trang, cơn “khủng hoảng” mới chỉ thật sự bắt đầu khi cô bước chân vào công việc.

“Nhiệm vụ của mình liên quan đến sổ sách, hàng ngày xoay quanh bởi vô vàn con số. Công việc đòi hỏi cả tốc độ lẫn sự chính xác, bởi chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng đủ kéo cả dây chuyền liên quan hỏng theo”, cô nói.

Mặt khác, việc bước chân vào ngân hàng lớn nhờ người thân quen biết cũng khiến Trang gặp phải không ít sự “quan tâm”, soi mói từ đồng nghiệp xung quanh. Thời gian đầu vào làm, “Con của mẹ A thì chắc giỏi lắm đây” là câu nói Trang nghe nhiều nhất, khiến cô hãnh diện thì ít mà lo lắng thì nhiều.

“Mình áp lực đến mức làm việc như cái máy, từ bỏ tất cả các niềm vui khác, thậm chí khó chịu, cáu bẳn với người xung quanh. Khi về đến nhà, đầu óc mệt mỏi cũng chẳng thể giãi bày quá nhiều tại vì tất cả đều cho rằng làm ngân hàng lắm tiền mà còn kêu ca”, Trang kể.

'Chọn ngành theo ý mẹ, tôi chỉ cố kiếm lấy cái bằng Đại học - Hình 1

Nhiều người trẻ hối hận khi chọn theo ngành nghề mà gia đình mong muốn.

“Gắng gượng học theo mong muốn của mẹ, làm mẹ hãnh diện nhưng bản thân nhận được những gì” là câu hỏi xuất hiện thường trực trong tâm trí Trang vào giai đoạn mà cô miêu tả là “gắng vượt qua mỗi ngày, chứ không phải sống”. Nhìn bạn bè xung quanh được thỏa sức vẫy vùng với đam mê, Trang không tránh khỏi cảm giác ghen tỵ.

Đến một ngày, cảm thấy không thể chịu đựng thêm, Trang nói với mẹ về quyết định nghỉ làm, tự đi theo con đường riêng.

“Có thể công việc kia cho mình mức lương ổn định, lại có gia đình đằng sau sẵn sàng giúp đỡ. Nhưng nghĩ đến cảnh chôn vùi cả sự nghiệp vào đống con số, sổ sách, mình không làm được. Cũng may là mẹ nhận ra con gái đã quá chán nản nên không phản đối”, cô cho biết.

Hiện tại, Trang đang tự quản lý việc kinh doanh thời trang riêng, khối lượng công việc nhiều, thu nhập chưa cao nhưng cô cảm thấy đáng vì được làm điều mình thích. Cô thừa nhận nhiều lúc cảm thấy có lỗi vì làm mẹ buồn lòng nhưng “không sao, mình đang sống cuộc đời mình”.

Khi được hỏi ý kiến về chuyện học hành, đi làm của con cũng theo mô típ “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, Trang thẳng thắn bày tỏ: “Là người từng cố chiều lòng theo kỳ vọng của phụ huynh nên mình hiểu, ban đầu cảm thấy mọi thứ đều ổn, cái gì cũng được sắp đặt, cứ tuân theo quỹ đạo của nó thôi. Nếu cảm thấy chán có thể cố, nhưng đâu thể cố cả đời”.

“Mình của năm 18 tuổi có thể không hình dung nổi năm 22 tuổi ra trường hay nhiều năm sau đó bản thân sẽ muốn gì, làm nghề gì, nhưng suy cho cùng, tại thời điểm chọn ngành học đại học, vẫn nên quan tâm sở thích, khả năng nằm ở đâu để không tốn công sức và thời gian sau này”, Trang đúc kết.

Không ít người trẻ rơi vào trường hợp giống Trang, lựa chọn ngành nghề theo định hướng, nguyện vọng của cha mẹ để rồi hối hận giữa chừng, loay hoay với cảm giác chán chường mà không thể thoát ra.

“Cha mẹ khó có cái nhìn đầy đủ”

Trên thực tế, xu hướng cha mẹ can thiệp và quyết định thay việc chọn ngành đại học của con cái đang tăng cao hơn bao giờ hết, South China Morning Post trích dẫn ý kiến các chuyện gia trong một bài viết về can thiệp của cha mẹ đối với lựa chọn trường học và nghề nghiệp của con cái.

“Tùy từng quốc gia, các bậc phụ huynh lại có những kỳ vọng khác nhau”, nhà tâm lý học Scarlett Mattoli nói.

Bà Jullianna Yau, giám đốc của một tổ chức giáo dục, nhấn mạnh: “Tại châu Á, các nghề nghiệp phổ thông như bác sĩ, luật sư hay kỹ sư thường được xã hội đề cao và tôn trọng. Do quan niệm in sâu, bố mẹ luôn muốn con cái theo học những ngành này”.

Tuy nhiên, các chuyên gia kết luận: Việc “thao túng” con trẻ trong các quyết định liên quan tới cuộc đời chúng dễ làm nảy sinh xung đột gay gắt giữa hai thế hệ. Khi còn nhỏ, con cái có chiều hướng gật đầu nghe theo mọi lời chỉ bảo, nhưng khi lớn lên, mọi chuyện khác đi rất nhiều.

'Chọn ngành theo ý mẹ, tôi chỉ cố kiếm lấy cái bằng Đại học - Hình 2

Chuyện cha mẹ “thao túng” con cái khi chọn ngành học hay nghề nghiệp tương lai là thực trạng phổ biến. Ảnh: Emilio Rivera.

Chuyên gia giáo dục người Anh Alan Smithers nhấn mạnh điều quan trọng mà cha mẹ có thể làm là giúp con tìm ra được thiên hướng để phát triển, thay vì cấm cản mọi mơ ước.

“Một sự thực đáng buồn là cha mẹ khó có cái nhìn đầy đủ về những thứ diễn ra ở trường học và cả thế giới rộng lớn ngoài kia. Vì vậy, đừng tự đặt ra đích đến mà hãy hỗ trợ con trong hành trình khám phá bản thân”, vị chuyên gia đánh giá.

Nếu cha mẹ có thể chấp nhận sự thật rằng những đứa trẻ sẽ đi theo con đường khác với mình và để con tự do lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích, chính họ cũng sẽ bớt căng thẳng hơn về tương lai của con, bà Mattoli nói thêm.

Bà Carol Wilson, người từng có kinh nghiệm giảng dạy tại nhiều trường quốc tế trên thế giới, cho hay lựa chọn của đứa trẻ phần nào ảnh hưởng đến gia đình, nhưng việc tác động thái quá lên con tạo ra các hệ quả tiêu cực hơn cha mẹ nghĩ.

“Câu chuyện không chỉ dừng lại ở mức khó làm tốt được thứ chúng không thích, mà vì bộ mặt việc làm ở tương lai ngày càng thay đổi. Những đứa trẻ đang ngồi trên nhà trường sẽ gia nhập lực lượng lao động vào giữa thế kỷ 21, khi các yêu cầu và mức lương của mỗi ngành nghề sẽ rất khác nhau. Sự tác động của công nghệ và Internet có thể tác động vào cuộc sống theo những cách mà các vị phụ huynh không thể nghĩ tới được”, bà Wilson đúc kết.

“Theo đuổi đam mê là viển vông”

Trên thực tế, dựa vào lý lẽ “cha mẹ luôn mong những điều tốt nhất cho con”, nhiều phụ huynh tự cho mình quyền định đoạt tất cả thay vì tự hỏi đâu mới là điều con cái cần.

“Con chưa ra đời, chưa va vấp như vợ chồng tôi mấy chục năm nên làm sao hiểu được nỗi niềm bậc cha mẹ. Những câu nói kiểu ‘theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn’ là những lời viển vông, 100 người nói may ra được 1 người làm được”, người cha tên Đức Thịnh (60 tuổi) thẳng thắn nói.

Khi người con gái lớn mới đặt chân vào cấp 3, ông đã tuyên bố thẳng con bé buộc phải đi theo hướng gia đình chỉ. Theo đó, những sở thích khác chỉ là nhất thời, không thể đảm bảo tương lai bằng việc “quen ông này làm ở đây, bà kia là phụ trách chỗ nọ, có gì mở lời họ còn xin cho”.

“Cá không ăn muối cá ươn, nên gia đình tôi sẽ để con theo học những ngành nghề phù hợp với truyền thống của nhà hoặc chí ít phổ thông để đủ sống. Chừng nào học phí vẫn do chúng tôi chi trả và con cái vẫn sống ở mái nhà này thì quyết định của bố mẹ vẫn là trên hết”, ông nói thêm.

Một câu hỏi khác được đặt ra: Liệu những vị phụ huynh – chứng kiến cảnh con mình chật vật, chán nản khi bằng lòng nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ – có cảm thấy mình đã sai vì ép con quá mức?

“Con có bất mãn cũng đành chịu. Vì chúng tôi trải đời hơn và biết con cần cái gì. Có thể lúc này cháu chưa thấu được, chưa hiểu lòng bố mẹ nhưng hy vọng sau này khi có gia đình, con cái riêng, con sẽ hiểu được suy nghĩ và việc làm của chúng tôi”, người bố khẳng định.

Cũng có quan điểm tương tự nhưng không đến mức gay gắt như câu chuyện trên, cô Thanh Tâm (52 tuổi) khẳng định “làm phụ huynh, ai cũng muốn con cái được tự do thoải mái”. Song, với cương vị là người đã theo con trong suốt thời gian dài, cô cho biết nếu cảm thấy niềm yêu thích khó giúp con tự lo cho bản thân, cô sẽ cố gắng định hướng lại.

“Ít nhất vẫn nên có tấm bằng đại học ở những ngành cơ bản như tài chính, ngân hàng hay truyền thông. Nếu chẳng may sau này theo đuổi đam mê bất thành thì con vẫn có khả năng xoay xở, kiếm việc làm khác”, người mẹ cho hay.

“Buông tay” cho con là rất khó, nhưng vẫn nên làm

Theo quan điểm của chuyên gia giáo dục Julianna Yau, việc “buông tay”, “thả cửa” cho con cái có thể rất khó khăn với nhiều gia đình. “Tuy nhiên, điều này lại phần nào giúp chúng nhìn nhận ra tiềm năng, cũng như tự mình trải qua nhiều thử thách trước khi đạt được điều mong mỏi”, bà Yau phân tích.

Song, không phải đam mê nào cũng dễ theo đuổi và các quyết định ở tuổi 18 nhiều khả năng sai lầm. Trong trường hợp này, thay vì phản ứng gay gắt, cha mẹ nên bình tĩnh giảng giải trước về tính chất khốc liệt hay khả năng thất bại, để con lường được những khó khăn sẽ gặp.

'Chọn ngành theo ý mẹ, tôi chỉ cố kiếm lấy cái bằng Đại học - Hình 3

Dù lo lắng đến mấy, cha mẹ nên biết “buông tay” để con tự do chọn lựa hướng đi của mình. Ảnh: Daily Sun.

Anh Võ Trung Hiếu (Trưởng phòng Marketing của công ty truyền thông) có nhiều năm được mời tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh cuối cấp.

Tiếp xúc, trò chuyện với nhiều thế hệ học sinh, anh phần nào hiểu được vì sao có nhiều bạn trẻ loay hoay khi đứng trước lựa chọn quan trọng của cuộc đời.

“Phần lớn những bạn mình từng giúp đỡ khá mù mờ về ngành học mình muốn hướng tới. Lý do chính là các bạn chưa hiểu được bản thân, không có mục tiêu nghề nghiệp dẫn đến chọn ngành không phù hợp”, anh nói.

Anh cho rằng ngành nghề lựa chọn dù ở trường đại học hay khi bước chân ra thực tế chỉ là tương đối. Người chọn nghề hay nghề chọn người vốn là câu hỏi khó trả lời nên để xác định được ngành học phù hợp không phải chuyện dễ.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng chuyên ngành ở đại học hỗ trợ rất nhiều cho công việc và cuộc sống tương lai.

“Mỗi ngành học có những đặc thù rất khác nhau, nếu hiểu mạnh yếu của bản thân, biết mình cần gì, muốn làm gì, khi đó chọn được ngành phù hợp sẽ rút ngắn quãng đường đi rất rất nhiều”, anh phân tích.

Võ Trung Hiếu cũng nhận định dù chọn ngành nào cũng chỉ mang tính chất thời điểm. Bản thân anh cũng từng lựa chọn ngành học mình đam mê là công nghệ thông tin và có cơ hội làm việc nhiều năm trong các tập đoàn công nghệ lớn nhưng hiện tại lại rẽ sang một hướng khác hoàn toàn.

“Nhiều bạn trẻ luôn mong muốn tìm được ngành phù hợp nhưng không hiểu được rằng đại học chỉ là chặng đường chứ không phải đích đến. Nó cũng chỉ để phục vụ cho những mục tiêu khác trong cuộc sống tương lai”, anh Hiếu nhận định.

Theo Zing

Tuyển sinh năm 2019: Thí sinh rối mù vì các kênh xét tuyển

Ngay sau khi có kết quả điểm thi THPT quốc gia, một số trường đại học đã công bố kết quả xét tuyển bằng học bạ và yêu cầu thí sinh đăng kí nhập học trước khi biết kết quả tốt nghiệp THPT.

Chính vì vậy, ngay từ đầu mùa tuyển sinh năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải ra một văn bản chấn chỉnh công tác tuyển sinh của các trường.

Tuyển sinh năm 2019: Thí sinh rối mù vì các kênh xét tuyển - Hình 1


Năm 2019, nhiều trường sử dụng phương án tuyển sinh dựa vào kết quả học tập THPT. Ảnh ĐH..

Lo ngại phương án xét tuyển bằng học bạ

Năm 2019, các trường có thể sử dụng phương án tuyển sinh dựa vào kết quả học tập THPT; kết quả thi THPT quốc gia hoặc có thể sử dụng cả hai phương án. Chính vì vậy, mới đầu mùa tuyển sinh nhưng các trường đã một cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành thí sinh.

Theo con số thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2019, tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học là 489.637; chỉ tiêu xét tuyển thẳng bằng kết quả thi THPT là 341.840. Đáng lưu ý, tuyển sinh theo phương thức học bạ, đánh giá năng lực, kết hợp... tăng mạnh lên 147.797 chỉ tiêu (tăng 36.000 chỉ tiêu so với năm 2018). Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, có khoảng 150 trường tuyển sinh theo hình thức học bạ. Tại Hà Nội, nhiều trường đại học công lập có tiếng cũng thông báo xét tuyển học bạ như: Đại học Ngoại thương (600 chỉ tiêu), Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, trường ĐH Luật Hà Nội (15% chỉ tiêu)...

Đặc biệt, nhiều trường đại học đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển học bạ khi chưa có kết quả xét tốt nghiệp THPT. Đơn cử, trường Đại học Công nghệ thông tin TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM, trường Đại học Bách khoa TPHCM đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển bằng học bạ ngay sau khi kết thúc Kỳ thi THPT quốc gia. Không những thế, trường Đại học Công nghệ TP HCM còn thông báo những thí sinh trúng tuyển đợt 1 (ngày 30/6) vào trường bằng học bạ thì nhập học từ ngày 17/7 đến ngày 30/7. Trong khi đó, theo quy định của Bộ GD&ĐT từ ngày 22/7 đến 31/7 là thời gian thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng. Nên nếu thực hiện nhập học trong thời gian này, thí sinh sẽ mất cơ hội lựa chọn vào những trường khác.

Trước thực trạng này, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh, nhiều trường xét tuyển học bạ nhưng lại yêu cầu thí sinh xác nhận trúng tuyển trước khi xét tuyển chung một ngày (vào đầu tháng 8). "Như vậy là có sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các trường. Nhiều em đứng trước sự lựa chọn là xác nhận trúng tuyển thẳng theo học bạ hay lấy kết quả thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển vào chương trình hoặc trường theo nguyện vọng của các em đó. Nếu chúng ta yêu cầu các em phải xác nhận nhập học sớm là đã tước đi quyền của thí sinh trong đợt xét tuyển chung, ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của các trường khác", ông Sơn cho biết.

Cũng từ góc độ của một nhà quản lí giáo dục, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học FPT cho biết, về nguyên tắc, thí sinh sẽ chỉ xác nhận nhập học vào một trường duy nhất, nhưng trong quá trình xét tuyển sẽ gây rối cho hệ thống khi thí sinh xét tuyển bằng nhiều hình thức khác nhau.

Theo ông Tùng, việc xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia chiếm 70%, chỉ còn 30% sử dụng kết quả xét tuyển dựa vào học và tuyển thẳng, tuy nhiên 30% cũng sẽ gây rối nhất định trong hệ thống tuyển sinh. Ông Tùng ví dụ, một thí sinh vừa đăng ký xét tuyển bằng học bạ vào một trường nào đấy, vừa được trường khác tuyển thẳng theo kết quả là học sinh giỏi nhưng vẫn đăng ký xét tuyển theo nguyện vọng 1-2-3-4 vào các trường khác. Như vậy, một thí sinh cùng một lúc có 3-4 kết quả xét tuyển vào các trường, khi đó sẽ khó nắm bắt tức thời tình trạng tuyển sinh của từng trường như thế nào.

GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị Bộ GD&ĐT cần có cách phân tích, thống kê để đánh giá chất lượng đầu vào giữa hình thức "xét học bạ" và "sử dụng kết quả thi THPT quốc gia tuyển sinh" để xem kết quả có bị vênh không, chất lượng tuyển sinh giữa các kênh xét tuyển như thế nào.

Còn nhiều sai phạm

Ngay từ đầu mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT cũng đã phải ra một văn bản chấn chỉnh công tác tuyển sinh của các trường.

TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT thông tin, thanh tra Bộ GD&ĐT đang xem xét, kiểm tra để xử lý một số trường có vi phạm theo đề án tuyển sinh. Chẳng hạn, trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đã đưa danh sách hàng loạt giảng viên cơ hữu sai quy định trong đề án tuyển sinh. Thanh tra Bộ cũng đang kiểm tra việc kê khai không đúng quy định trên đề án tuyển sinh của trường Đại học Thành Đông.

Thực tế, nhiều năm nay, nhiều trường đại học vẫn để xảy ra sai sót, sai phạm trong công tác tuyển sinh. Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, qua quá trình thanh tra, kiểm tra cũng phát hiện đề án tuyển sinh riêng của nhiều trường không rõ ràng, nhiều thông tin chưa chính xác, một số trường xét tuyển không đúng đề án. Bộ đưa ra quy định là tuyển sinh 50% bằng học bạ, 50% là điểm thi THPT quốc gia nhưng đến khi không đủ điều kiện thì có trường lại xét tuyển đến 80% bằng học bạ. Nhiều trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo.

Theo ông Bằng, có những trường do lo ngại tuyển nhiều giảng viên mà không có sinh viên thì không có nguồn kinh phí để duy trì bộ máy nên tăng chỉ tiêu đào tạo rất cao, không đúng năng lực thực tế. "Có trường khai 1.000 giáo viên cơ hữu trong đề án tuyển sinh, nhưng thực tế chưa có từng ấy. Tới lúc tuyển được nhiều sinh viên, trường mới đi ký hợp đồng giảng viên đủ số lượng", ông Bằng thông tin.

Đỗ Hòa

Theo baohaiquan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cả mạng xã hội liên tục nhắc tên Phạm Thoại và mẹ bé Bắp: Chuyện gì đang xảy ra?Cả mạng xã hội liên tục nhắc tên Phạm Thoại và mẹ bé Bắp: Chuyện gì đang xảy ra?
10:21:01 23/02/2025
Công an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hộiCông an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hội
10:17:29 23/02/2025
Bắt nhanh đối tượng cầm dao xông vào cửa hàng FPT Shop cướp tài sảnBắt nhanh đối tượng cầm dao xông vào cửa hàng FPT Shop cướp tài sản
10:26:11 23/02/2025
Công bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buôngCông bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buông
13:48:51 23/02/2025
Sao nam Vbiz sống chung nhà với vợ cũ dù ly hôn ầm ĩ, nay đã có bạn gái mới đẹp như Hoa hậu?Sao nam Vbiz sống chung nhà với vợ cũ dù ly hôn ầm ĩ, nay đã có bạn gái mới đẹp như Hoa hậu?
11:07:53 23/02/2025
Gia tăng chiêu lừa... đặt tiệcGia tăng chiêu lừa... đặt tiệc
10:55:11 23/02/2025
Thông tin mới nhất vụ cầm dao xông vào FPT Shop cướp tiềnThông tin mới nhất vụ cầm dao xông vào FPT Shop cướp tiền
11:40:28 23/02/2025
Tôi xin thề sẽ từ bỏ "chấp niệm" tích trữ 7 thứ nàyTôi xin thề sẽ từ bỏ "chấp niệm" tích trữ 7 thứ này
11:01:22 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nổ súng bắt giữ con tin tại Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng

Nổ súng bắt giữ con tin tại Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng

Thế giới

16:14:28 23/02/2025
Theo kết quả điều tra ban đầu, nghi phạm là Diogenes Archangel-Ortiz, 49 tuổi. Tên này từng đến ICU trong tuần qua liên quan đến việc điều trị cho một cá nhân khác. Lực lượng chức năng đang khẩn trương làm rõ động cơ gây án.
Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Hậu trường phim

16:08:46 23/02/2025
Bạch Kính Đình lập nên thành tích khủng khi anh chàng có 4 tác phẩm phá vạn nhiệt độ trên nền tảng lớn là Youku, Tencent Video và iQIYI trong 3 năm liên tiếp.
Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau

Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau

Pháp luật

16:07:32 23/02/2025
Ngày 23/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với hai tài xế Trần Ngọc Thái và Trần Ngọc Quý về tội Gây rối trật tự công cộng .
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Nhạc việt

15:59:27 23/02/2025
Pha nhảy múa sexy đầy uốn lượn của Ali Hoàng Dương khi hát chay ca khúc Love Sand. Điều này khiến cho Trấn Thành nổi đóa , ném luôn đôi đũa đang cầm trên tay
Bố bỉm hoảng hồn vì thứ "lửng lơ" lúc nửa đêm, vợ con một phen kinh hãi, quay lại nhìn vợ giật mình lần 2

Bố bỉm hoảng hồn vì thứ "lửng lơ" lúc nửa đêm, vợ con một phen kinh hãi, quay lại nhìn vợ giật mình lần 2

Netizen

15:13:41 23/02/2025
Chẳng là quả bóng bay được mua về cho em bé chơi trong phòng, nó là dạng bơm hơi nên có thể bay lơ lửng khắp phòng. Lúc điện sáng thì cũng không có gì đáng nói, thậm chí trông nó còn đáng yêu, khiến em bé ngắm nhìn rồi toe toét suốt.
Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Phim châu á

15:04:41 23/02/2025
Sau khi gây bão phòng vé tại Indonesia và trở thành hiện tượng kinh dị với doanh thu kỷ lục, Nghi lễ trục quỷ chính thức đổ bộ màn ảnh rộng Việt Nam vào tháng 3 này.
Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư

Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư

Sao việt

14:58:44 23/02/2025
Những chia sẻ lạc quan và tích cực của Hồng Nhung truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người hâm mộ và cộng đồng, đặc biệt là những phụ nữ đang phải đối diện với căn bệnh ung thư vú.
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa

Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa

Sao châu á

14:55:51 23/02/2025
Phạm Băng Băng túng túng khi phóng viên quốc tế hỏi chuyện bị phong sát; Lý Dịch Phong bị bắt gặp đi chùa nhưng đem theo cả nhiếp ảnh gia.
Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu

Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu

Trắc nghiệm

14:15:02 23/02/2025
Năm 2025, những người cung Thiên Bình sẽ gặp vận may tốt đẹp, là năm thỏa mãn cho cuộc sống nghề nghiệp và phát triển cá nhân của bạn.
Mbappe vượt xa Ronaldo, Casemiro tin sẽ sánh ngang Messi và đồng đội cũ

Mbappe vượt xa Ronaldo, Casemiro tin sẽ sánh ngang Messi và đồng đội cũ

Sao thể thao

13:45:15 23/02/2025
Với việc lập hat-trick trong chiến thắng 3-1 trước Man City, Mbappe đã vượt Ronaldo về thời gian cần để làm điều tương tự cho Real Madrid.
Luật sư của Sean "Diddy" Combs nghỉ việc

Luật sư của Sean "Diddy" Combs nghỉ việc

Sao âu mỹ

13:27:50 23/02/2025
Một trong những luật sư của Sean Diddy Combs trong vụ án buôn bán tình dục chấn động đã quyết định từ bỏ vị trí của mình.