Chọn ngành học theo tính cách
Sáng 7.3, hơn 1.000 học sinh H.Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã có mặt tại Trung tâm văn hóa huyện để nghe các chuyên gia tư vấn giải đáp nhiều thắc mắc về điểm sàn, điểm chuẩn, cách lựa chọn ngành học phù hợp.
Học sinh H.Điện Bàn (Quảng Nam) tham gia chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra tại tỉnh này – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thuyết phục cha mẹ
Chọn ngành học, trường học theo sở thích cá nhân nhưng gặp phải ngăn cản từ cha mẹ, không ít học sinh cảm thấy bối rối. Nguyễn Phương Thảo, lớp 12T8 Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, lo lắng: “Mẹ em muốn em học trường gần nhà nhưng em muốn vào TP.HCM học, em không biết làm sao để thuyết phục được bố mẹ, xin thầy cô tư vấn”. Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ: “Việc cha mẹ lo lắng khi con đi học xa nhà là điều có thể thông cảm. Hiện nay tỷ lệ sinh viên bỏ học khi học xa nhà khá cao vì gặp môi trường mới, lại sống một mình, các em sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên điều kiện cho sinh viên xa nhà hiện nay khá tốt. Các trường ĐH-CĐ đều có ký túc xá và cũng tạo điều kiện cho các em đi làm thêm để có thể sống tự lập”. Tiến sĩ Nghĩa nhấn mạnh, mỗi thí sinh đều có quyết định cuộc đời, tương lai của mình, trong đó việc chọn ngành vô cùng quan trọng. “Nếu các em có ý chí vững vàng, theo đuổi việc học đến nơi đến chốn và có tinh thần tự lập cao thì chắc chắn sẽ thuyết phục được bố mẹ”.
Nguyễn Chí Thắng, học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền băn khoăn: “Em rất thích học khối ngành kinh tế nhưng mẹ em nói em thiếu nhanh nhẹn, giao tiếp kém thì sẽ rất khó đậu. Vậy em có nên thi không, trong quá trình học em có thể bổ sung các kỹ năng cần thiết hay không?”. Tiến sĩ Phạm Sỹ Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – kế toán, cho biết: “Khối ngành kinh tế có nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề lại đòi hỏi tố chất nghề nghiệp khác nhau. Chẳng hạn có nghề cần mạo hiểm, nhanh nhạy, có nghề đòi hỏi tính thận trọng, có nghề phải thường xuyên đi xa, có nghề chỉ cần phải ngồi một chỗ… Nếu giao tiếp không quá xuất sắc, em vẫn có thể học nghề kế toán, thu ngân”.
Video đang HOT
Tiến sĩ Lê Tuấn Lộc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế luật TP.HCM, bổ sung: “Nếu em có đam mê, em sẽ làm được những điều mình muốn và nỗ lực khắc phục nhược điểm để chứng minh cho ba mẹ thấy mình sẽ theo đuổi được ngành mình thích. Trong quá trình học, bên cạnh kiến thức chuyên môn, các trường ĐH sẽ có nhiều tiết học và hoạt động để giúp em rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, thuyết trình… Ngoài ra để khắc phục tính nhút nhát, em có thể tham gia các CLB học thuật, hội nhóm để tự tin hơn”.
Cơ hội việc làm ngành sư phạm mầm non
Phan Thị Hương, học sinh Trường THPT Sào Nam, lo lắng khi một số trường ĐH, trong đó có Trường ĐH Quảng Nam không còn nhiều chỉ tiêu cho khối ngành sư phạm thì cơ hội việc làm sẽ ra sao. Ông Nguyễn Luận, Phó phòng Giáo dục thường xuyên – chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Quảng Nam, thông tin: “Ngành học sư phạm mầm non trong tỉnh đang được mở rộng do hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tuyển rất cao. Trước đây giáo viên mầm non đều không có biên chế, nhưng 2 năm gần đây tỉnh đã chuyển giáo viên mầm non thành giáo viên có biên chế như các bậc học khác. Các thầy cô thế hệ trước đã về hưu nên càng cần nhân lực ngành này”.
Quan tâm tới ngành báo chí, Lê Thị Thu, học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền, băn khoăn: “Em không biết nên thi ngành báo chí của Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng hay Trường ĐH Khoa học Huế? Khối thi và điểm chuẩn ra sao? Cơ hội việc làm trường nào tốt hơn?”. PGS-TS Lê Văn Anh, Phó giám đốc ĐH Huế cho biết: “Ngành báo chí tại Trường ĐH Khoa học Huế thi 2 khối C và D1. Năm 2013 điểm chuẩn là 15 và trường tuyển 140 chỉ tiêu trong năm nay”. Tiến sĩ Trần Đình Khôi Quốc bổ sung: “Tại Trường ĐH Sư phạm ĐH Đà Nẵng, điểm chuẩn năm 2013 khối C là 17,5 điểm, khối D1 là 17 điểm. Theo tôi, cơ hội việc làm ngành này của 2 trường là như nhau vì chương trình đào tạo có nhiều tương đồng và cùng là các trường ĐH vùng. Quan trọng là trong quá trình học em cần phải bổ sung nhiều kiến thức như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng để tăng cơ hội việc làm cho mình”.
Chương trình Tư vấn mùa thi sẽ tiếp tục diễn ra tại Quảng Ngãi trong ngày 8 và 9.3.
Theo TNO
Hàng loạt trường chỉ có một học sinh đăng ký thi Sử
Trong khi THPT Cầu Giấy, Trần Nhân Tông, Việt Đức có 9-33 học sinh đăng ký thi môn Sử thì THPT Hồ Tùng Mậu, Anhxtanh chỉ có một em đăng ký thi môn này.
Sau khi THPT Lương Thế Vinh công bố tỷ lệ đăng ký các môn thi tốt nghiệp tự chọn, với 0% thi môn Lịch sử, nhiều trường ở Hà Nội cũng đưa ra các con số thấp kỷ lục về số học sinh đăng ký thi môn Lịch sử.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức cho biết, trong tổng số 716 học sinh của trường, tỷ lệ lựa chọn các môn thi tốt nghiệp thể hiện rõ sự chênh lệch: tiếng Anh 62%, Vật lý 54%, Hóa học 45%, Địa lý 20%; Sinh học 6,6% và Lịch sử: 4,6% (33 em).
"Kết quả này chịu nhiều tác động của việc thi đại học. Rõ ràng là học sinh yêu thích môn gì thì sẽ lựa chọn môn đó để thi. Với kết quả này, mục tiêu giáo dục toàn diện bị phá sản", ông Bình nói và chia sẻ, trường sẽ vẫn ôn tập Lịch sử dù chỉ một học sinh có nhu cầu.
Theo ông Bình, tương lai nên "tích hợp nhiều môn trong một bài thi", ví dụ kết hợp thi Toán và logic, các môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân... nhằm hạn chế việc học lệch, học tủ, thi cử đối phó và tiến tới mục tiêu giáo dục toàn diện.
Hiệu trưởng THPT Việt Đức Nguyễn Quốc Bình cùng học trò trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: H.N
Tại THPT Cầu Giấy, sau khi lấy ý kiến 540 học sinh lớp 12, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hải cho hay, có 355 em đăng ký thi môn Vật lý (66%); 303 em thi Hóa học (56%), tiếng Anh 219 em, Địa lý 92 em, Sinh học 63 em, Lịch sử 9 em (1,7%).
Theo ông Hải, phần đông học sinh thi đại học khối A, A1, D nên ít em chọn Lịch sử, Sinh học để thi tốt nghiệp cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lãnh đạo trường cũng lưu ý, với quy chế xét tốt nghiệp mới, "tổng điểm thi là 2, học sinh vẫn có khả năng đỗ tốt nghiệp nếu điểm tổng kết trung bình ba năm phổ thông là 8".
Tương tự, chỉ có 17 trong tổng số hơn 600 học sinh THCS và THPT Nguyễn Tất Thành chọn thi Lịch sử. Còn THPT Trần Nhân Tông chỉ có hơn 10 em đăng ký thi Lịch sử, trong khi có tới 2/3 học sinh đăng ký thi Vật lý.
Dù khá khẩm hơn con số 0% đăng ký thi Lịch sử của THPT Lương Thế Vinh nhưng THPT Hồ Tùng Mậu cũng chỉ có 1 học sinh đăng ký thi môn này. Hiệu trưởng Tô Minh Tiếp cho hay, môn Vật lý có 76% đăng ký, Hóa học hơn 50%, tiếng Anh 40%. Môn Địa lý chỉ 20 học sinh đăng ký, còn môn Sinh học là 8 em.
Thậm chí, tại THPT Anhxtanh, các môn Sinh học, Lịch sử, Địa lý mỗi môn chỉ có 1 học sinh đăng ký dự thi.
"Trường có 150 học sinh lớp 12 và sẽ chia thành các nhóm để ôn tập. Dù chỉ 1 học sinh đăng ký thi Lịch sử nhưng chúng tôi vẫn ôn tập cho học sinh đó", Hiệu trưởng THPT Hồ Tùng Mậu Tô Minh Tiếp khẳng định.
Theo VNE
Học sinh lớp 6 chết đuối trong lúc học bơi Ngay buổi học bơi đầu tiên theo chương trình của trường, một học sinh lớp 6 đã chết đuối tại hồ bơi. Hồ bơi nơi xảy vụ chết đuối - Ảnh: Công Nguyên Đến sáng 7.3, thi thể em Quách Gia Phú (13 tuổi, học sinh lớp 6, Trường THCS Trần Quang Khải, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM) được gia...