Chọn ngành học có cần quan tâm giới tính?
Nhiều ngành học ngay từ đầu không có quy định ràng buộc về giới tính nhưng thực tế trên giảng đường vẫn vắng bóng sinh viên nam hoặc nữ do đặc thù nghề nghiệp.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có tới hơn 80% sinh viên là nam giới – ẢNH: HÀ ÁNH
Những lớp học chỉ có… một giới
Tình trạng mất cân đối về giới tính vẫn diễn ra trong thực tế một số giảng đường. Chỉ riêng số liệu thống kê sinh viên (SV) hệ chính quy trong phạm vi ĐH Quốc gia TP.HCM tính đến đầu năm 2018 cho thấy tỷ lệ SV đang chênh lệch rất lớn về giới tính ở một số trường. Cụ thể, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn chỉ có 19,3% nam sinh trong khi nữ SV chiếm tới 80,7%.
Ngược lại, Trường ĐH Bách khoa có tới 81% nam và chỉ 19% nữ. Tỷ lệ này còn cao hơn ở Trường ĐH Công nghệ thông tin khi có gần 90% SV nam và chỉ hơn 10% nữ. Thống kê này còn cho thấy số nam sinh theo học tại Trường ĐH Bách khoa nhiều bằng tổng số nam sinh các đơn vị khác của ĐH Quốc gia TP.HCM cộng lại (với gần 16.000 người tính đến đầu năm nay).
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết ngành có tỷ lệ SV nam nhiều nhất của trường là cơ khí. “Có những lớp học chỉ toàn nam giới, không có bóng dáng của SV nữ nào. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra với ngành kỹ thuật cơ khí, các ngành khác thuộc khoa cơ khí vẫn có SV nữ như: kỹ thuật logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật dệt may…”, ông Thắng cho hay.
Hộ sinh cũng là một ngành đào tạo đặc thù về giới tính. Thạc sĩ Hoàng Ngọc Hà, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thông tin trước đây Bộ Y tế quy định rõ tên ngành đào tạo là “nữ hộ sinh” nên khi còn đào tạo bậc TC và CĐ trường chỉ tuyển thí sinh nữ. Nhưng hiện tại trong mã ngành mới của Bộ Y tế, tên ngành đã bỏ đi giới hạn giới tính chỉ còn “hộ sinh” nên trường không quy định giới tính. Tuy nhiên, thực tế nhiều năm nay khi đào tạo bậc ĐH chuyên ngành này không có SV nam nào theo học.
Tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, giáo dục mầm non cũng có sự chênh lệch cao về giới tính người học. Mỗi khóa trường đào tạo khoảng 200 SV nhưng chỉ có 1 – 2 người là nam giới. Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho hay ngành học này không hạn chế giới tính, tuy nhiên vì tâm lý nghề nghiệp nên người học nữ giới chiếm đa số.
Cần lưu ý về đặc thù công việc
Ngành đào tạo không hạn chế về giới tính nhưng thí sinh vẫn cần cân nhắc đến đặc thù công việc khi lựa chọn ngành học, đó là lời khuyên của đại diện nhiều trường.
Theo tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt – Đức, dù quá trình học tập không trở ngại gì nhưng thí sinh nữ vẫn nên tìm hiểu rõ trước khi quyết định học ngành cơ khí. Bởi ngành này có nhiều kiến thức rất khó và khối lượng chương trình học nặng hơn nhiều ngành khác.
Lời khuyên chung cho thí sinh khi chọn ngành, thạc sĩ Lê Phan Quốc nói: “Ngành học không hạn chế giới tính nhưng với một số ngành nghề đặc thù, người học cũng cần có sự cân nhắc nhất định về những đòi hỏi giới tính trong việc đáp ứng yêu cầu công việc khi đi làm sau này. Đặc biệt là những công việc đòi hỏi sức ép lớn”.
PGS-TS Bùi Hoài Thắng có góc nhìn khác khi cho rằng hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển đến mức cho phép nam và nữ đều có thể làm việc như nhau. Chẳng hạn, những ngành như cơ khí hạng nặng ngày nay cũng chuyển sang sử dụng máy móc để điều khiển. Ông Thắng nhấn mạnh: “Các ngành kỹ thuật hiện đòi hỏi năng lực về trí óc nhiều hơn cơ bắp nên sự phân biệt giới tính không còn nặng nề như trước đây”.
“Không có bất cứ sự phân biệt nam nữ nào trong thông báo tuyển dụng cho các vị trí kỹ sư kỹ thuật, tuy nhiên tùy theo đặc thù nghề nghiệp và môi trường làm việc ứng viên sẽ quyết định lựa chọn phù hợp với sở thích bản thân”, ông Thắng thông tin thêm.
Video đang HOT
Theo Thanh niên
Chuyện con tinh trùng: Bố mẹ đã biết dạy con bài học giới tính bé được sinh ra từ đâu chưa?
Không cầu kì, hoa mĩ, xa lạ như nhiều bài học về giới tính khác, đây chắc chắn là bộ tranh cha mẹ không thể bỏ qua nếu muốn giáo dục con về giới tính, bởi nó vô cùng ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
Dạy con về giới tính là một trong những điều khiến nhiều bố mẹ thấy băn khoăn nhất, làm thế nào để giúp con dễ hiểu mà không bị sai lệch ý? Hay phải trình bày diễn giải ra sao cho phù hợp nhất với trẻ mà không gây phản cảm? Nếu còn đang băn khoăn những điều này thì cha mẹ rất nên tham khảo bộ tranh về chú tinh trùng Willy dưới đây của tác giả Nicholas Allan.
Với nét vẽ đơn giản, chú thích dễ hiểu, đây là bộ tranh rất phù hợp để dạy cho con những bài học về giới tính, giúp trẻ có thêm kiến thức và không còn bỡ ngỡ bởi những điều cần thiết như này.
Câu chuyện để sinh ra một em bé bắt đầu như sau:
Willy là một chú tinh trùng bé nhỏ
Chú sống trong người bố, chỗ này này cùng với 300 triệu chú tinh trùng khác
Ở trường, Willy học toán không giỏi
Nhưng chú bơi RẤT GIỎI
Vì chỉ có một phần thưởng duy nhất là Một quả trứng rất đẹp... trong bụng mẹ
Thầy giáo hỏi: Nếu có 300 triệu chú tinh trùng bơi thi, bao nhiêu chú sẽ thắng được quả trứng? Willy trả lời: 10 phải không ạ? Willy không giỏi toán, nhưng chú bơi rất giỏi
Ngày thi đã đến, thầy giáo phát cho mỗi người một cặp kính
Một số dự thi, và hai bản đồ
Đây là bản đồ trong bụng bố
Còn đây là bản đồ trong bụng mẹ
Đêm đó bố mẹ gặp nhau. "Bắt đầu!" Thế là tất cả bắt đầu bơi
Quả trứng thật đáng yêu và mềm mại Willy cố, cố... và chú chui tọt vào trong quả trứng
Và tiếp theo đó... có gì đó xảy ra. Điều gì đó thần bí và kỳ diệu. Có gì đó bên trong đang lớn lên. Nó cứ lớn mãi, lớn mãi, lớn hơn quả trứng. Nó to dần ra, làm bụng mẹ cũng to ra
Bụng mẹ cứ to, to mãi, cho đến một ngày...
Một em bé ra đời, mẹ đặt tên em là Emma
Thế còn Willy đâu rồi??? Không ai biết Willy đi đâu...
Khi Emma lớn lên và đi học, cô bé phát hiện ra mình không giỏi toán...
nhưng cô bơi RẤT GIỎI
Bây giờ thì bố mẹ có thể tự tin trả lời khi con hỏi mình được sinh ra như thế nào rồi nhé!
Theo Helino
Học khối C, ngành khoa học xã hội, nhân văn bị cho là vô dụng vậy những người tốt nghiệp ngành này ra trường có thành công? Sự chênh lệch lương trong ngành nhân văn không chỉ từ bằng cấp mà còn từ giới tính, bởi vì sinh viên tốt nghiệp ngành này đa phần là con gái. Nếu ngày xưa học đại học chính là mục đích để thành công, mọi người đều nghĩ rằng bằng cấp luôn là bàn đạp chính trong sự nghiệp. Thế nhưng ngày nay...