Chọn lựa thông minh
Chừng dăm năm trước, có lần bạn tôi thông báo là đã gửi con ra Thủ đô học ở một trường tư thục chất lượng cao, xem đó như sự tự hào.
Ảnh minh họa.
Bây giờ thì những trường học kiểu như thế có ở nhiều tỉnh, thành phố, phụ huynh có nhiều lựa chọn môi trường học tập cho con mình.
Dù là thế, nhưng mấy ai biết được cơ sở giáo dục mà con mình theo học thực chất đến đâu, có như quảng cáo hay không?
Sau cái chết của một học sinh trên xe vận chuyển ở một trường tư thục chất lượng cao mới đây, nhiều người đã rất lo lắng về an ninh, an toàn cho trẻ.
Họ đang đứng trước những lựa chọn khó khăn, hoặc tiếp tục cho con theo học ở môi trường cũ hoặc học trường công lập với điều kiện thiếu thốn hơn mà họ chưa bao giờ nghĩ tới.
Xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực là việc làm rất đáng hoan nghênh, nhưng điều mà xã hội mong chờ hơn đó là sự cam kết trách nhiệm thật sự của những chủ đầu tư.
Đối với giáo dục, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, phải đề cao tình thương yêu học sinh, chung sức cùng Nhà nước trong chiến lược đào tạo con người.
Nhưng dường như bên trong một số cơ sở giáo dục tư thục lâu nay vẫn tồn tại một “khoảng tối” nào đó.
Video đang HOT
Trên mạng xã hội, không quá lâu lại xuất hiện sự than phiền của phụ huynh học sinh về chất lượng dịch vụ liên quan đến cơ sở giáo dục tư thục mà con họ theo học, nhưng chúng ta đã không có nhiều thời gian để chú ý đến điều đó.
Chỉ khi nào vỡ lỡ ra những vụ việc như giáo viên đánh học sinh, ngộ độc thực phẩm hay như cái chết mới đây của học sinh mới làm chúng ta quan tâm nhiều.
Chất lượng giáo dục phải tương xứng với đồng tiền mà phụ huynh bỏ ra là yêu cầu nghiêm túc và câu thúc lúc này.
Nhiều người mong chờ sẽ có sự kiểm định và đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn đối với các cơ sở giáo dục tư thục. Thế nhưng, khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa thể bao quát hết được, rất cần phụ huynh tham khảo, so sánh, tự đánh giá để chọn lựa phù hợp.
Hiện nay có nhiều cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao nhưng lại đang bị phụ huynh bỏ qua. Họ bị mê hoặc bởi những lời quảng cáo có cánh hoặc phải chăng họ đang muốn khẳng định vị trí xã hội cũng như thu nhập của mình.
Hãy đầu tư cho tương lai con em mình bằng sự chọn lựa thông minh thay vì bị mê hoặc bởi những lời “đường mật” hay chỉ vì sĩ diện hão và chỉ khi nào chất lượng dịch vụ tương xứng với đồng tiền bỏ ra mới thực sự là lựa chọn đúng đắn.
An Nhiên
Theo baothanhhoa
Nhiều phụ huynh trường Vĩnh Phong 4 muốn đòi lại tiền xã hội hóa giáo dục
Nhiều phụ huynh nghi ngờ nhà trường có dấu hiệu thu tiền huy động từ nguồn xã hội hóa không đúng với quy định nên muốn đòi lại.
Dùng công văn hết hiệu lực để trình Ủy ban thông qua việc thu tiền
Ngày 15/8, nhiều phụ huynh trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) đã tìm cách liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để đòi lại tiền đã đóng.
Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, ngày 13/8, phụ huynh của trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 phải đóng nhiều khoản tiền vô lý căn cứ trên tờ trình số 03/TTr-THVP4 ngày 12/8/2019 về việc huy động từ nguồn xã hội hóa giáo dục năm 2019 - 2020.
Các khoản tiền trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 liệt kê để thu của phụ huynh. (Ảnh: H.L)
Tờ trình này do Hiệu trưởng Trịnh Ngọc Thùy Mai ký ban hành có xác nhận của ông Cô Văn Niết - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phong.
Tờ trình căn cứ công văn số 6890/BGD&ĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của các cơ sở Giáo dục và Đào tạo.
Việc căn cứ công văn số 6890/BGD&ĐT-KHTC mà nhà trường trình cho Ủy ban nhân dân xã để xác nhận thu tiền của phụ huynh đã hết hiệu lực.
Phụ huynh phát hiện sự việc nhà trường có dấu hiệu chưa trung thực trong việc ban hành văn bản để kêu gọi xã hội hóa giáo dục nên muốn lấy lại tiền.
Phụ huynh tên Lan (đã đổi tên nhân vật), có con học lớp 4 tại trường khẳng định, với số tiền 120.000 đồng để quyên góp là không nhiều, nhưng có cảm giác bị lừa dối.
Phụ huynh muốn minh bạch tất cả các khoản phải đóng tại nhà trường chứ không thể dùng một văn bản thiếu tính pháp lý để buộc phụ huynh hỗ trợ.
Phó Chủ tịch xã ký xác nhận tờ trình thu tiền học sinh khi Chủ tịch xã đi vắng
Theo bảng liệt kê các khoản thu ở trường, gồm: Quỹ khuyến học: 40.000 đồng; Quỹ lớp: 20.000 đồng; Quỹ vệ sinh: 30.000 đồng; Vở bài tập Tiếng việt Toán: 100.000 đồng; Sách Anh văn ( Giá cả khác nhau, vì lớp học khác nhau); Đồng phục học sinh (Giá tiền 90.000đ/ bộ).
Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng thêm các khoản, gồm: Tiền quỹ Đội; Tiền giấy thi (từ 12.000 đồng đến 22.000 đồng tùy theo khối); Tiền sổ khám bệnh.
Đối với đồng phục học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức mua cho học sinh. Các phụ huynh muốn biết số tiền "xã hội hóa" 120.000 đồng đã thu có được trả lại không?Tất cả các khoản thu trên đều không nằm trong phạm vi phải thu của nhà trường.
Với những phụ huynh chưa đóng tiền "xã hội hóa" thì có phải đóng nữa không?
Ngày 15/8, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Võ Văn Kiệu - Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phong.
Ông Kiệu xác nhận đã nắm vụ việc và sẽ chỉ đạo xử lý.
Theo nguồn tin của Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thời điểm ông Cô Văn Niết - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đóng dấu ký xác nhận cho Hiệu trưởng thu các khoản trên là lúc ông Kiệu đang đi học tại Thành phố Cần Thơ.
Một số ý kiến thắc mắc, Phó Chủ tịch xã, ông Cô Văn Niết có đủ thẩm quyền để ký xác nhận trên Tờ trình của Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 hay không?
Hưng Long
Theo giaoduc.net
Xã hội hóa giáo dục - tháo gỡ "điểm nghẽn": Ám ảnh... lạm thu Năm học mới cận kề, cũng là lúc nhiều phụ huynh bắt đầu lo "ngay ngáy" về chuyện đóng góp đầu năm học. Ngoài khoản thu theo quy định, không ít cơ sở GD "phát minh" ra nhiều khoản mới, núp bóng Ban đại diện cha mẹ học sinh, đôi khi trở thành gánh nặng, thậm chí nỗi ám ảnh cho nhiều gia...