Chọn hướng đầu tư dịp cuối năm
Nhận định chung của các công ty chứng khoán, hiện nay dù có sự phân hóa mạnh nhưng mặt bằng giá cổ phiếu (CP) đang ở mức hợp lý, không cao nhưng cũng không rẻ, phù hợp đầu tư trung hạn trong bối cảnh kỳ vọng kinh tế Việt Nam phục hồi.
GDP được dự báo tăng trưởng cao trong quý IV, nên có thể hy vọng thị trường tiếp tục mạnh lên và có tín hiệu nhen nhóm những sóng ngành mạnh mẽ.
Bối cảnh kỳ vọng kinh tế phục hồi phù hợp cho đầu tư trung hạn.
Theo sóng lạm phát
Giá hàng hóa cơ bản tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng và vận tải toàn cầu đẩy lạm phát tăng cao ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, khiến các ngân hàng T.Ư phải tính đến giải pháp tăng lãi suất, giảm bơm tiền.
Nhưng tại Việt Nam, có sự lệch pha, khi đỉnh dịch trên thế giới đã đi qua từ sáu tháng trước thì Việt Nam mới chỉ vừa chấm dứt giãn cách xã hội ở mức độ cao, làm cho tổng cầu suy yếu, nên áp lực của nhập khẩu, lạm phát nhẹ đi nhiều. Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so tháng trước, CPI bình quân chín tháng năm 2021 tăng 1,82% so bình quân cùng kỳ năm 2020, vẫn đang cách xa so mục tiêu của Chính phủ là 4%.
Chính bởi vậy, ông Bùi Văn Tốt – Giám đốc Đầu tư, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSIAM nhận định, lạm phát trong các tháng tới không có rủi ro tăng quá cao do nhu cầu tiêu dùng sẽ cần thời gian phục hồi. Thực tế có thể được kiểm chứng tại TP Hồ Chí Minh khi hiện tại người dân vẫn rất hạn chế ra ngoài, đặc biệt là đến các nơi mua sắm đông người.
Với việc lạm phát đang được kiểm soát tốt, Chính phủ sẽ có nhiều không gian hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế, qua đó sẽ có những tác động tích cực lên thị trường chứng khoán, nên SSIAM vẫn tiếp tục duy trì tỷ trọng cao đối với CP trong danh mục.
Chính sự lệch pha về nguy cơ lạm phát của nền kinh tế trong nước mở ra cơ hội đầu tư vào CP được hưởng lợi. Dòng tiền cũng có xu hướng đầu tư vào các CP hưởng lợi từ tăng giá nguyên liệu hàng hóa đầu vào, nhiều khi quên đi cả định giá cơ bản của CP. Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, hàng hóa cơ bản như: thép, dầu, khí đốt, phân bón, than, xi-măng, đá, cao-su, đường, gạo… tăng cao, trên thị trường chứng khoán tạo ra những cơn sóng ngành là điều có thể hiểu được.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp nhìn nhận, nhà đầu tư cá nhân sẽ không thể dửng dưng với những CP chu kỳ, thế nhưng phải xác định phần lớn những ngành hàng này chỉ mang chu kỳ ngắn, có thể rớt giá bất cứ lúc nào. Nếu đầu tư vào các loại CP này, cần phải quan sát và nhanh nhạy trong việc nhìn ra xu hướng hàng hóa thế giới.
Nhà đầu tư cá nhân còn cần chú ý khi đầu tư nhóm CP này bởi, ngoài yếu tố giá có thể bất ngờ giảm trở lại, thì hiện tượng tăng giá hàng hóa như thế có tác động vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN) hay không. Một điều nữa cũng không nên bỏ qua là đồ thị P/E của chính DN đó. Chỉ khi nào P/E ở vùng thấp thì đầu tư mới an toàn.
Video đang HOT
Đừng dễ dãi xuống tiền
Nhận định chung của các công ty chứng khoán hiện nay là mặt bằng giá CP ở mức hợp lý, phù hợp đầu tư trung hạn trong bối cảnh kỳ vọng kinh tế Việt Nam phục hồi, tăng trưởng GDP dự báo cao trong quý IV nên vẫn có thể hy vọng TT tiếp tục đi lên. “Cách đi lên có thể sẽ khác, không còn như thời điểm cuối năm 2020, nhưng nếu có phương pháp tốt, vẫn sẽ đạt được tỷ suất lợi nhuận mong muốn. Sẽ có nhiều thời điểm điều chỉnh hay tích lũy đi ngang. Việc lựa chọn “điểm vào” lúc này rất quan trọng”, giới phân tích khuyến nghị.
Hiện tại, đang có những cơ hội và rủi ro đan xen, xác suất có được lợi nhuận như giai đoạn trước thấp hơn. Do đó, việc đi sâu vào đánh giá bản chất DN rất quan trọng. Nên ưu tiên lựa chọn CP có triển vọng tốt trong năm 2022, định giá hợp lý, các DN có dòng tiền dồi dào và tỷ lệ cổ tức cao là điểm cộng. Ngoài ra, nên tránh những CP đã tăng quá nóng trong khi chưa có những chuyển biến thật sự về mặt cơ bản của DN. Bên cạnh đó, nên có các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi thị trường có những chuyển biến xấu.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, danh mục thường sẽ ít CP hơn của quỹ, nên có thể phân bổ vào các nhóm ngành nhất định đang được hưởng lợi. Đơn cử, trong sáu tháng tới, với việc mở cửa trở lại và đẩy mạnh đầu tư công, các nhóm ngành hưởng lợi có thể là vật liệu xây dựng, bán lẻ, công nghệ, bất động sản và các CP hưởng lợi từ giá cả hàng hóa tăng như đường, phân bón hoặc thép… Việc tác động lan tỏa theo ngành luôn tồn tại, nhưng mạnh nhất chỉ ở những DN đầu ngành nên nhà đầu tư nên lựa chọn những DN mạnh nhất để đầu tư an toàn và hiệu quả.
Thị trường hiện vẫn giao dịch ở vùng cản với lượng cung tiềm năng từ các nhà đầu tư mua giai đoạn trước đó tương đối lớn. Trong khi dòng tiền lớn chưa nhập cuộc thì sẽ khiến thị trường khó bứt lên. Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, nhưng cũng có nhiều ngành, DN hưởng lợi và nếu nhận diện được thì đây sẽ là những CP có sức phòng thủ tốt nhất trong giai đoạn hiện tại.
Mặt khác, thị trường hiện tại phần nào bị chi phối bởi nhà đầu tư mới và họ chỉ kỳ vọng lợi nhuận 10% hay 20%, thậm chí 5%, cộng thêm lãi từ margin đã rất hài lòng. Điều này khá dễ hiểu, khi dịch bệnh khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư ở các kênh khác bị gián đoạn, còn thị trường chứng khoán vẫn hoạt động thông suốt, dễ tham gia và vốn đầu tư ban đầu thấp. Lãi suất tiền gửi thấp sẽ tiếp tục là lực đỡ cho xu hướng này.
Ông Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Phân tích nghiên cứu, CK Yuanta Việt Nam kỳ vọng, con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới và nhận định đây là yếu tố chính hỗ trợ quan điểm tích cực về dài hạn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý IV/2021 và cả năm 2022.
Giai đoạn quyết định sự phục hồi của doanh nghiệp dệt may
Doanh nghiệp ngành dệt may trải qua năm 2021 đầy thách thức, khó khăn do chịu ảnh hưởng tiêu cực trực diện từ dịch bệnh COVID-19.
Giới chuyên gia dự báo giai đoạn 2021-2023 sẽ quyết định cho sự phục hồi của doanh nghiệp dệt may, đổi mới năng lực cạnh tranh, vươn tới vị thế bền vững hoặc có thể bị loại dần khỏi cuộc chơi.
May hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty May Maxport, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Gặp khó vì đại dịch
Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), từ đầu quý III đến nay là thời gian khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khiến doanh nghiệp đối mặt với hàng loạt thách thức như phải đóng cửa, ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, giao hàng chậm, phải giao hàng bằng máy bay hoặc bị hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng.
Các doanh nghiệp ở phía Nam tổ chức sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 điểm đến" hoặc phương án sản xuất "4 xanh" nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng 10 - 30% số lao động đi làm, chi phí phát sinh lớn.
Điều này gây ra những tổn thất về kinh tế và uy tín đối với khách hàng. Thực tế, xuất khẩu hàng dệt may tháng 8 giảm 15,9% so với tháng 7/2021 và giảm 2,63% so với tháng 8/2020. Tháng 9, xuất khẩu hàng dệt may cũng chỉ đạt 3 tỷ USD, tiếp tục giảm 9,2% so với tháng 8/2021 và giảm 10,5% so với tháng 9/2020.
Theo Bộ Công Thương năm 2021, xuất khẩu dệt may Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 10% so với cùng kỳ, đạt từ 39 - 39,5 tỷ USD. Tuy nhiên, mực tiêu này gặp phải những thách thức lớn do tình hình dịch COVID-19, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng không phải thiết yếu như quần áo đang chững lại, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu... Thực tế theo VITAS, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 9 tháng năm 2021 mới đạt 29 tỷ USD.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) nhận định, dịch bệnh kéo dài có thể khiến thị phần các doanh nghiệp Việt Nam suy giảm. Ngành dệt may cần nhiều nhân công để sản xuất, do đó bị ảnh hưởng trực tiếp nếu có lao động mắc COVID-19.
VCBS cho rằng, diễn biến dịch bệnh phức tạp từ đầu tháng 5/2021 khiến Việt Nam đang trở nên kém thu hút hơn so với tình hình đầu năm 2020 đến tháng 3/2021.
Các nhà máy tại vùng tâm dịch như Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... phải thực hiện chiến lược "3 tại chỗ" bao gồm sản xuất - cách ly - ăn nghỉ tại chỗ làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên.
Do dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng và phức tạp, một phần đơn hàng của EU đã bắt đầu tạm chuyển hướng khỏi Việt Nam. Nếu tình hình kéo dài sẽ khiến thị phần của Việt Nam giảm trong dài hạn, VCBS nhận định.
Tuy nhiên VCBS cho biết, từ giữa tháng 9/2021, Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp giúp ổn định tình hình xã hội, thích nghi với dịch bệnh và hỗ trợ các ngành sản xuất phục hồi.
Triển vọng thời hậu COVID-19
VCBS cho rằng, giai đoạn 2021-2023 sẽ quyết định cho sự phục hồi, đổi mới năng lực cạnh tranh, vươn tới vị thế bền vững hoặc bị loại dần khỏi cuộc chơi.
Theo dự báo của tổ chức McKinsey (công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh), 2021-2023 là giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, với nhiều sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng và phương thức vận hành.
Tình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1-2 năm tới. Do đó năm 2021, xuất khẩu dệt may tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam.
Thị phần dệt may của Việt Nam tại Mỹ, EU vẫn mở rộng. Xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng dệt may khiến Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà nhập khẩu, hãng bán lẻ.
Bên cạnh đó, COVID-19 cũng làm thay đổi một số xu hướng, đó là thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm thể thao. Đồng thời, cũng thúc đẩy số hóa trong toàn ngành với gần 40% tổng doanh số bán hàng hiện đang được tạo ra từ các kênh kỹ thuật số. Niềm tin tiêu dùng ngày càng tăng sẽ mang lại cơ hội cho ngành dệt may.
Việc triển khai vaccine tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và EU ngày càng cao khiến chỉ số tiêu dùng tăng. Theo số liệu cập nhật ngày 13/9/2021 tại trang web Ourworldindata.org, tỷ lệ tiêm vaccine tại Mỹ và một số nước EU cao trên 60%. Cụ thể, tại Mỹ là 62%, Tây Ban Nha 79%, Pháp 73%, Đức 66%.
Bên cạnh những triển vọng sáng thời hậu COVID-19, thì phát triển mảng bất động sản là hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp dệt may.
Các doanh nghiệp này có thể kể đến như Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã chứng khoán TNG), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (mã chứng khoán: VGT), Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã chứng khoán: GIL), Công ty cổ phần Damsan (mã chứng khoán: ADS), với các dự án bất động sản khu công nghiệp, bất động sản nhà ở đang được bàn giao hoặc trong giai đoạn xin cấp phép.
Thực tế, do chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh nên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may có sự phân hóa mạnh. Trong khi một số doanh nghiệp vẫn báo lãi tăng thì ở chiều ngược lại có công ty lần đầu tiên thua lỗ sau nhiều năm hoạt động kinh doanh.
Đơn cử, Cồn ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 với doanh thu thuần đạt xấp xỉ 1.710 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận ròng đạt hơn 85 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều hướng tiêu cực, Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã chứng khoán: TCM) đã "ngậm ngùi" báo lỗ sau nhiều năm kinh doanh có lãi.
Phía công ty cho biết, do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp trong quý III, doanh nghiệp phải thực hiện giãn cách từ ngày 15/7/2021 nên năng suất lao động không đạt kế hoạch, cộng với chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao. Do vậy, doanh nghiệp lỗ ròng gần 3 tỷ đồng trong quý III/2021, trong khi cùng kỳ lãi hơn 85 tỷ đồng. Đây cũng là lần báo lỗ đầu tiên của doanh nghiệp trong vòng 9 năm qua.
Dù vậy, Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng tích cực trong tương lai. Hiện công ty đang đẩy mạnh xây dựng nhà máy may Thành Công Vĩnh Long 2 để kịp sản xuất đơn hàng cho năm 2022 mang lại doanh thu và lợi nhuận cho trong thời gian tới. Bên cạnh đó, công ty cũng cho biết đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2021 và quý I/2022.
Nhờ những kỳ vọng tăng trưởng thời hậu COVID-19 của ngành dệt may, trên thị trường chứng khoán, hàng loạt cổ phiếu dệt may cũng đi lên mạnh mẽ. Tính từ đầu năm tới nay, TCM tăng hơn 43,4%, GIL tăng hơn 57,1%, TNG tăng gần 106%, VGT tăng gần 110%, MSH tăng hơn 119%.
Đảm bảo chuỗi cung ứng là yếu tố then chốt để khôi phục sản xuất Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa ở cả hai chiều cung - cầu. Theo các chuyên gia, cần có quy trình phòng, chống dịch thống nhất để tránh xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản...