Chọn học cao đẳng: Xu hướng mới của người trẻ có bản lĩnh thực tế
Không còn là “tấm vé vớt” khi rớt đại học, nhiều thí sinh đã chủ động đăng ký xét tuyển vào cao đẳng ngay từ đầu kỳ tuyển sinh.
Giới trẻ ngày càng chuộng học cao đẳng, vì sao?
Nhiều năm trở lại đây, người trẻ bắt đầu có cái nhìn tích cực hơn về các trường cao đẳng bởi tính thực tiễn cao trong đào tạo, đáp ứng hầu hết các nhu cầu lao động trên thị trường. Không còn là “tấm vé vớt” khi rớt đại học, nhiều thí sinh đã chủ động đăng ký xét tuyển vào cao đẳng ngay từ đầu kỳ tuyển sinh.
“Bằng đại học hay cao đẳng với mình không quá quan trọng, điều mình cần là kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Mình chọn học cao đẳng để rút ngắn thời gian học, sớm trải nghiệm thực tế và làm việc tại các doanh nghiệp. Mình chưa bao giờ hối hận khi quyết định chọn cao đẳng dù đủ điểm vào đại học”, Trần Minh Trí (20 tuổi) chia sẻ.
Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (2020), trung bình mỗi năm cả nước tuyển sinh được trên 2 triệu người học nghề, trong đó, bậc cao đẳng, trung cấp chiếm từ 20-25%, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác chiếm 75%. Dù vẫn chưa đạt đủ chỉ tiêu tuyển sinh nhưng tỉ lệ tuyển mới trình độ cao đẳng, trung cấp đều tăng qua các năm.
Có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ dần chuyển hướng sang học tại các trường cao đẳng. Một trong số đó chính là thời gian đào tạo ngắn giúp sinh viên sớm ra trường để tiếp cận thực tế các công việc yêu thích. Thông thường, sinh viên cao đẳng mất khoảng 2-3 năm để hoàn tất chương trình học, trong khi đó, hệ đại học thường mất 4-5 năm.
Phần lớn chương trình học tại các trường cao đẳng đều tập trung vào thực hành
Dù thời gian học ngắn nhưng phương pháp và chương trình giảng dạy tại những trường cao đẳng không sơ sài. Phần lớn các trường đều đào tạo trọng tâm, chú trọng thực hành các kỹ năng thực tế, vì thế sinh viên luôn sẵn sàng làm việc cho các doanh nghiệp ngay sau khi ra trường.
Đặc biệt, theo báo cáo từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội của 63 tỉnh thành (2018), tỉ lệ sinh viên trình độ cao đẳng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp khá cao, đạt khoảng 87%. Bên cạnh việc liên kết với các doanh nghiệp để mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên thì các trường cao đẳng cũng tập trung đào tạo theo nhu cầu thực tế của thị trường, nhất là các ngành nghề mà thị trường lao động đang có nhu cầu mạnh mẽ như ngành du lịch, khách sạn thời kỳ hậu Covid.
Pegasus – Trường cao đẳng chuẩn chất lượng quốc tế tại Việt Nam
Video đang HOT
Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus do tập đoàn giáo dục KinderWorld của Singapore thành lập, được biết đến là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Bên cạnh các ngành mũi nhọn như Quản trị nhà hàng – khách sạn, Nghệ thuật ẩm thực, Pegasus còn có các chuyên ngành khác như Quản trị kinh doanh; Marketing; Quản trị nhân lực; Kế toán – tài chính.
Mang sứ mệnh trở thành cầu nối cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của thế giới, Pegasus xây dựng chương trình đào tạo hoàn toàn theo tiêu chuẩn chất lượng và văn bằng Chính phủ Úc. Với những chương trình về kinh doanh, sinh viên sẽ được học hoàn toàn bằng tiếng Anh và nhận bằng quốc tế Anh Quốc. Ngoài ra, nhờ thời lượng thực hành chiếm tới gần 70% tổng lộ trình học tập, sinh viên cũng sẽ được cọ sát với thực tiễn, nắm vững những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
Sinh viên Pegasus được tiếp cận chương trình học chuẩn quốc tế
Bên cạnh đó, sinh viên theo học tại Pegasus cũng được bố trí thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu, những nhà hàng, khách sạn 5 sao của Việt Nam và được hướng dẫn trực tiếp bởi các trưởng bộ phận dày dạn kinh nghiệm.
Không chỉ có chương trình học chuẩn quốc tế, đội ngũ giảng viên giàu tâm huyết, chi phí học tập tại Pegasus cũng cực kỳ hợp lý nhờ thời gian học được rút ngắn tối ưu. Chỉ mất khoảng 2 năm, sinh viên đã có thể lấy được bằng cao đẳng của Việt Nam hoặc tấm bằng quốc tế của Anh, Úc.
Đội ngũ giảng viên đạt tiêu chuẩn của Cơ quan Quản lý Chất lượng Đào tạo Kỹ năng Úc
Sau khi tốt nghiệp, 100% sinh viên Pegasus sẽ được giới thiệu việc làm tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Theo thống kê, 100% sinh viên ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn của Pegasus đều làm việc tại các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng danh tiếng ở Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Phú Quốc, Hà Nội,…
Nếu chưa muốn đi làm ngay, sinh viên Pegasus cũng có thể chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn tại Việt Nam hoặc các trường tại Úc, Mỹ, Canada, Singapore, Anh một cách dễ dàng mà không phải tham gia các khóa học dự bị.
Với những ưu điểm trên, Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus không chỉ giúp người học vững vàng cả kiến thức lẫn tay nghề mà còn phát huy được hết những tiềm năng để trở thành một công dân toàn cầu. Đó cũng chính là sứ mệnh của Pegasus trong hành trình phát triển suốt gần 10 năm qua.
Sinh viên Pegasus thực tập tại Sheraton – Resort 5 sao đẳng cấp hàng đầu Đà Nẵng
Được biết, trong năm học 2022 – 2023, Pegasus thông báo tuyển sinh 10 chuyên ngành, chứng chỉ đào tạo chuẩn quốc tế theo 3 khung bằng Anh (BTEC), Úc (AQF) và Việt Nam, gồm: Quản trị khách sạn, Quản trị kinh doanh, Marketing, Tài chính kế toán, Quản trị nhân lực, Chứng chỉ II & III – Khách sạn nhà hàng, Chứng chỉ III – Nấu ăn thương mại, Chứng chỉ II – Vận hành bếp.
Nhằm giúp các em học sinh sinh THPT hiểu rõ hơn về những chuyên ngành đào tạo, môi trường học tập và cơ hội việc làm, Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus còn tổ chức Ngày hội Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp hàng năm với khách mời là những giảng viên tâm huyết, dày dạn kinh nghiệm.
Sinh viên trải nghiệm làm báo
Hơn 2 tháng tranh tài, các thí sinh dần bộc lộ tài năng và bản lĩnh, giành tấm vé bước vào vòng chung kết cuộc thi báo chí.
DEEP ZOOM là cuộc thi báo chí dành cho sinh viên đại học - cao đẳng và các bạn trẻ yêu thích làm báo trên địa bàn TP.HCM. Đây là cuộc thi trong chuỗi sự kiện học thuật báo chí của Tuần lễ phóng viên trẻ 2021 do CLB Phóng viên trẻ, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức.
Cuộc thi báo chí tạo ra sân chơi học thuật và kỹ năng, giúp các thí sinh hiểu rõ hơn về nghề báo, có định hướng đúng đắn, tự tin khi ứng tuyển vào những cơ quan báo chí.
Tham gia cuộc thi, các bạn trẻ có cơ hội trải nghiệm thực tế nghề báo, tranh tài cùng nhau trong phần thi 48h làm phóng sự, thực hiện phóng sự ảnh.
Sinh viên tham gia Tuần lễ phóng viên trẻ 2021.
Trong lần trở lại này, cuộc thi ảnh online mở rộng phạm vi, là sân chơi cho tất cả bạn trẻ đam mê lĩnh vực nhiếp ảnh, ảnh nghệ thuật, ảnh báo chí, điểm nhấn là 48h làm phóng sự.
Top 30 thí sinh vào vòng bán kết sẽ được tham gia nhiều buổi workshop chia sẻ kỹ năng, tham quan tòa soạn để tìm hiểu về quy trình làm báo chuyên nghiệp.
Từ đó, các bạn sẽ áp dụng các kiến thức và trải nghiệm để thực hiện một phóng sự trong vòng 48h. Đặc biệt, top 5 thí sinh chung cuộc sẽ được khoa Báo chí và Truyền thông ưu tiên giới thiệu cộng tác tại các tòa soạn báo uy tín. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên có đam mê với báo chí được thử sức.
"Cận" vào nghề báo
Báo chí là ngành nghề không còn xa lạ trong lĩnh vực truyền thông. Người làm báo gặp không ít khó khăn, vất vả để có được tác phẩm báo chí chất lượng, đem lại giá trị thông tin và nhân văn cho công chúng.
Cuộc thi muốn nhấn mạnh, sự thật được phản ánh trên báo chí không chỉ là những gì diễn ra trên bề mặt vấn đề, sự kiện. Muốn tiếp cận và phản ánh sự thật đó, người làm báo phải dấn thân, tìm hiểu kỹ càng bằng nhãn quan, kỹ năng và kinh nghiệm của mình, từ đó mới có thể đưa thông tin đến công chúng bản chất, sự chân thật.
Top 30 thí sinh lọt vào vòng bán kết được tham gia chuỗi workshop chia sẻ kỹ năng báo chí từ các nhà báo và diễn giả nổi tiếng. Đây cũng là điều kiện để các bạn trẻ tiến gần hơn với nghề và tìm hiểu được những khía cạnh khác của nghề báo.
Các buổi workshop trực tuyến có sự chia sẻ của nhà báo Huỳnh Sang về cách làm podcast, nhà báo Thuận Thắng về nguyên tắc làm nghề từ một phóng viên ảnh, cựu phóng viên VTV Huỳnh Tịnh Hoài Nhân về tư duy đề tài báo chí, phóng viên Trương Khởi về phóng sự truyền hình và quay dựng.
Bạn Bảo Trâm - sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) chia sẻ: "Tham gia đầy đủ các buổi chia sẻ, mình thấy rất hào hứng vì thế hệ đi trước giàu kinh nghiệm và tâm huyết". Bảo Trâm tin rằng những gì được học không chỉ áp dụng cho cuộc thi và cho cả công việc sau này.
Bạn Minh Thu - sinh viên Khoa Văn hóa học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho biết: "Mình cảm nhận được những thay đổi tích cực sau khi tham gia cuộc thi, trước hết là tự tin, sau là nỗ lực. Những câu chuyện và kinh nghiệm quý giá là điều mình sẽ luôn ghi nhớ".
Cuộc thi truyền tải thông điệp: "Với niềm đam mê, tinh thần dám dấn thân và chấp nhận thử thách, dù bạn là ai, bạn vẫn có thể vững vàng đi đến cùng với lý tưởng của mình".
Tạo môi trường để người trẻ tìm đến và dấn thân Phát biểu tại lễ phát động Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2022 vừa diễn ra tại huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ đạo: Để triển khai hiệu quả chiến dịch, tổ chức đoàn phải có cách làm phù hợp với từng nội dung, đối tượng ở các địa...