Chơi trò đào kho báu, bé trai 5 tuổi tìm thấy hóa thạch 500 triệu năm
Hai cha con rủ nhau chơi trò đào kho báu khi đi leo núi, ‘hòn đá lạ’mà bé trai 5 tuổi nhặt được hóa ra là hóa thạch cổ sinh vật 500 triệu năm tuổi.
Anh Dương ở Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) là người đam mê thể thao ngoài trời. Cách đây vài ngày, anh đưa theo con trai 5 tuổi đi leo núi ở gần chùa Lãng Công.
Sau khi lên đến đỉnh núi, anh Dương nhìn thấy một phiến đá lớn khá kỳ lạ. Cảm giác được sự bất thường, anh chú ý quan sát kỹ và Dương suy đoán rằng có thể đây là hóa thạch. Muốn thử vận may, anh rủ con trai chơi trò “đào kho báu”.
Con trai anh Dương tìm kiếm “kho báu” cùng cha mình.
Video đang HOT
Vốn anh không ôm nhiều hy vọng, không ngờ khi hai cha con mới tìm kiếm được khoảng 7 – 8 phút, cậu con trai đột nhiên hét lên: “Bố ơi, con tìm thấy rồi!”.
Anh Dương chạy lại gần, nhìn kỹ hơn và thấy bên trong có những viên đá với hoa văn tinh xảo. Do đã đi leo núi nhiều nơi và có một chút kinh nghiệm, anh Dương nhanh chóng chụp lại những hình ảnh này và đăng tải lên mạng, mong được xác nhận.
Vốn dĩ tưởng đây chỉ là một trò chơi, nào ngờ cậu bé tìm thấy hóa thạch cổ sinh vật học.
Rất nhanh sau đó, Giáo sư Quách Dĩnh, Viện Địa chất và Cổ sinh vật học thuộc Đại học Lâm Nghi đã xác định đó quả thực là một hóa thạch cổ sinh vật học. Nơi nó được tìm thấy thuộc địa tầng Cambri hoặc địa tầng Ordovician, có niên đại hơn 500 triệu năm.
Những sinh vật hóa thạch thuộc bọ ba thùy, một loại động vật chân đốt. Loại hóa thạch cổ sinh vật học này từng được tìm thấy ở nhiều nơi xung quanh Lâm Nghi như Tế Nam, Duy Phường, Nhật Chiếu, Lai Vu.
Có sự xác nhận của Giáo sư Quách Dĩnh, anh Dương hết sức vui mừng, không ngờ chuyến leo núi lại đem về thu hoạch lớn như vậy cho anh và con trai. Cộng đồng mạng cũng chúc mừng anh Dương và cho rằng con trai anh sau lần phát hiện này có lẽ sẽ thêm yêu thích môn khảo cổ học.
Trung Quốc phục hồi hóa thạch khủng long có niên đại hơn 130 triệu năm
Hai bộ hóa thạch của loài khủng long sừng Ceratosaurus và loài khủng long vây kiếm Stegosauria gần như còn nguyên cả xương và da, với mức độ nguyên vẹn hiếm thấy trên toàn thế giới.
Một bộ hóa thạch khủng long. (Nguồn: Xinhua)
Các nhà khoa học làm việc tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật học thuộc trường Đại học Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, vừa hoàn tất phục hồi hai bộ hóa thạch của loài khủng long ăn cỏ, có niên đại hơn 130 triệu năm.
Theo trưởng nhóm khoa học trên, hai bộ hóa thạch trên đã được phát hiện vào năm 2017 tại huyện tự trị dân tộc Mãn Phong Ninh, thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc.
Trong hai bộ hóa thạch trên, một bộ thuộc loài khủng long sừng Ceratosaurus và bộ còn lại thuộc loài khủng long vây kiếm Stegosauria. Cả hai bộ gần như còn nguyên cả xương và da, với mức độ nguyên vẹn hiếm thấy trên toàn thế giới.
Giáo sư Trương Phúc Thành thuộc Viện Địa chất và Cổ sinh vật học khẳng định: "Hóa thạch khủng long Ceratosaurus được phát hiện lần này là một phần quan trọng trong việc lấp đầy 'chuỗi đứt gãy' trong sơ đồ tiến hóa của loài khủng long Ceratosaurus. Bộ xương được bảo tồn gần như nguyên vẹn của mẫu vật này sẽ cung cấp bằng chứng quan trọng để nghiên cứu thêm về con đường tiến hóa của khủng long Ceratosaurus nguyên thủy."
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng hóa thạch khủng long Stegosaurus được bảo tồn gần như nguyên vẹn như vậy là do vào thời điểm đó núi lửa hoạt động thường xuyên. Tro núi lửa rơi xuống sông, theo thời gian "bọc" lấy xác của những con khủng long bị rơi xuống nước (có thể do trượt chân khi uống nước hoặc do tuổi cao), nhờ đó mà hóa thạch được bảo tồn nguyên vẹn.
Hóa thạch khủng long Stegosauria này lần đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hà Bắc, cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy hoạt động của loài khủng long Stegosauria vẫn còn tồn tại ở miền Bắc Trung Quốc trong Kỷ Phấn trắng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng huyện Phong Ninh và khu vực xung quanh nơi phát hiện hóa thạch nói trên, vào 130 triệu năm trước đã từng phân bố rừng và hệ thống nước tương đối rộng lớn, cung cấp nơi trú ẩn hiệu quả và nguồn thức ăn dồi dào cho các loài khủng long ăn cỏ sinh sống theo bầy đàn thời bấy giờ. Đây là nền tảng môi trường sinh thái mà các loài khủng long lớn hoặc bầy đàn sinh sống ở đây./.
Lộ diện loài 'voi 4 ngà' nhờ phát hiện hóa thạch ở nghĩa địa voi Ngoài cặp ngà ở hàm trên phổ biến ở động vật có vòi, một số loài gomphotheres còn có bộ ngà thứ hai gắn vào hàm dưới. Qua quá trình chọn lọc tự nhiên, cặp ngà dưới tạo thành những hình dáng ngày càng khó tin. Mô phỏng voi 4 ngà trên máy tính Khoảng năm triệu rưỡi năm trước, một số con...