Chơi Doom 2 ngay trên máy tính toán học
Đã bao giờ bạn thấy chán nản vô cùng trong các tiết Hình học và tất cả những gì bạn có thể rút từ trong túi ra chỉ là chiếc máy tính biểu đồ TI-Nspire CX màn hình màu? Nhưng có một tin vui cho bạn đó là TI Planet đã chính thức mang đến cho bạn tựa game cổ điển với đầy đủ màu sắc Doom 2 hay được biết đến với cái tên nDoom 2 Final. Đương nhiên thay vì bấm các con số cứng nhắc trong các tiết kiểm tra, bạn có thể thoải mái xả đạn vào những con zombie và yêu tinh Imp, chỉ cần lưu ý không để giáo viên biết.
Theo báo cáo của Hack A Day, tựa game này đã ở dạng beta từ vài năm trước với màu đen trắng trên một chiếc Ti-83 đã được hack. Từ đó đến nay đã có rất nhiều bản đã được cho ra mắt, chỉnh sửa các nút điều chỉnh và thêm vào hệ thống bảng chọn thay thế cho bảng chọn nguyên bản nền DOS.
Video đang HOT
Điều đặc biệt là đi kèm với phiên bản lần này còn có phần mềm Ndless 3.1 giúp mở khóa phần mềm máy tính, cho phép người dùng có thể tự hack. Tuy nhiên vẫn chưa có âm thanh trong trò chơi nDoom 2 phiên bản này.
Theo ICTnew
Những khoảnh khắc kì diệu nhất trong lịch sử eSports (Phần 1)
Chơi game một cách cạnh tranh và thể thao điện tử hoàn toàn không phải là một hiện tượng mới
Việc thi đấu game như một môn thể thao (eSports) đã trở nên phổ biến từ giữa những năm 90. Từ Doom 2 Deathmatch, NetQuake và Descent, tới Warcraft 2 trên Kali hay Diablo và Ultima Online PvP - đã khẳng định về điều này.
Mỗi nhà phát triển lớn mạnh hàng đầu thế giứoi như Blizzard, Bungie, Infinity Ward hay Valve đều cần có một lực lượng fan hâm mộ khổng lồ đứng sau, giúp họ "thần thánh hóa" các tựa game tuyệt vời. Và điều này hoàn toàn đúng trong thế giới Thể thao điện tử, hãy nhìn sang Hàn Quốc, qua nhiều năm phát triển họ đã thực sự tạo nên một kinh đô eSports thế giới. Với chuỗi video "10 khoảnh khắc kỳ diệu nhất trong lịch sử eSports", Game8 sẽ đưa các bạn trở lại quá khứ, đến với những trận đấu kinh điển đã tạo dựng nên tên tuổi cho các huyền thoại như BoxeR, Yell0w, Grubby, Moon hay FnaticMSI. Hy vọng rằng khi tận mắt nhìn thấy những "điều kỳ diệu" họ tạo nên trong thế giới ảo, bạn sẽ hiểu hơn nữa về niềm đam mê chung của giới Thể thao điện tử.
10. Grubby và Moon - Warcraft 3 - bán kết World eSport Game 2006 tại Trung Quốc:
Moon và Grubby là những game thủ xuất sắc đại diện cho 2 châu lục Á - Âu.
Nhiều người cho rằng Jang "Moon" Jae là game thủ WarCraft Châu Á giỏi nhất mọi thời đại. Anh được cộng đồng mệnh danh là "chủng tộc thứ 5" bởi cách chơi sáng tạo và vượt trội với Night-Elf. Moon đã ký một bản hợp đồng 3 năm có giá trị tới 500.000 USD vào năm 2009.
Nhiều người khác lại cho rằng chàng trai người Hà Lan Manuel "Grubby" Schenkhuizen là game thủ WarCraft mạnh nhất phương Tây mọi thời đại, người đạt danh hiệu cao nhất và gần đây đã bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân riêng cho mình, bên cạnh tượng đài Johnathan "Fatality" Wendel vốn đã quá nổi tiếng.
Tính đến năm 2006, các game thủ này đều đã thống trị game WarCraft 3, đạt 16 danh hiệu cùng lúc. Tên tuổi Grubby được biết đến ở các sự kiện ESWC 2005, Digital Life 2006 và BlizzCon 2005. Moon thì giật hết các giải thưởng mà tiêu biểu hơn cả ở 2 mùa giải WEG và 3 mùa giải MBC Game. Cả 2 chưa từng gặp mặt nhau tại các trận đấu chính thức trước đó.
Các fan hâm mộ WarCraft 3 ở Trung Quốc nhiệt huyết không kém gì người Hàn quốc với bộ môn StarCraft, và không có sân khấu nào thể hiện điều đó tốt hơn vòng bán kết World eSports Games. Mặc dù các game thủ đều đang ở đỉnh cao phong độ thì bất cứ ai mà bạn hỏi đều đặt nhiều kỳ vọng hơn vào Moon trong trận đấu này. Trong quá trình thi đấu, Moon đã đạt tới hiệu suất 28-0 ở các trận đấu thuộc match up Night Elf vs Orc.
Suốt mùa giải thi đấu 2006, Druid of the Talon/Claw của Night-Elf là một đối thủ khó nhằn với các game thủ Orc, đến mức Grubby trong buổi phỏng vấn trước sự kiện đã phải nói "nếu bạn muốn thi đấu tốt các trận gặp Night-Elf, bạn cần dành một tháng tập trung hoàn toàn vào match up và điều đó có nghĩa là bạn không thể tập luyện bất cứ cái gì khác, điều này sẽ khiến khả năng chơi tốt các match up khác giảm xuống". Câu trích dẫn đó cũng liên quan tới Moon, người mà anh ta may mắn không chạm mặt tại vòng bảng.
Grubby hạ gục Moon 3-1, phá vỡ danh hiệu bất bại của "chủng tộc thứ 5" và tạo nên một bước đột phá cho chủng tộc Orc của mình. Một trong những khoảnh khắc hiếm hoi tôi nhớ được là các fan hêm mộ ào lên sàn đấu - như lúc họ kéo vào sân nhà khi kết thúc trận đấu bóng rổ - và ôm chầm lấy Grubby bên cạnh chiếc máy tính. Bạn thân cũng là đồng đội của Grubby - Yoan "ToD" Merlo cũng đã chiến thắng tại vòng chung kết khác trước đối thủ là ngôi sao XiaoFeng "Sky" Li của Trung quốc, hiện thực hóa giấc mơ chung kết của họ.
9. BoxeR vs YellOw - Starcraft: Brood War - 2004 - Bán kết EVER OSL - Seoul, Hàn Quốc
Từ rất sớm, các fan StarCraft Hàn Quốc đã đưa các game thủ chuyên nghiệp lên một tầm cao mà khán giả phương Tây chưa từng được thấy. Trong đó có 2 game thủ nổi lên hàng đầu. Họ cũng đồng thời là những gương mặt nổi tiếng nhất của môn thể thao điện tử: Hoàng đế Lim "SlayerS_BoxeR" Yo-Hwan, và đối thủ truyền kiếp của mình, Hong "YellOw" Jin Ho.
Trong khi đó thì Yell0w và BoxeR lại là cặp đấu đầy duyên nợ.
Chuyện bắt đầu từ chiến thắng đầy kịch tính 3-2 thuộc về BoxeR vào năm 2001 tại giải đấu Coca-Cola OSL, kéo dài suốt lịch sử StarCraft của Hàn Quốc. Tính đến năm 2004, YellOw đã được cộng đồng đặt cho biệt danh "vua về nhì" với cái duyên thất bại của mình. Anh đã liên tiếp thua BoxeR hoặc NaDa trong các trận chung kết giải đấu.
BoxeR và YellOw một lần nữa gặp lại nhau trong vòng chung kết OSL 2004, BoxeR tìm kiếm danh hiệu StarLeague lần thứ 3 còn YellOw chỉ có mục đích là hạ gục Hoàng đế StarCraft. Trận đấu được đẩy lên cao trào khi BoxeR sử dụng chiến thuật Rush SCV kinh điển tới 3 lần, khiến từ đối thủ cho đến khán giả phải ồ lên ngỡ ngàng bởi cách tư duy tuyệt vời của anh.
Theo Bưu Điện Việt Nam