Cho tự chọn môn học, làm sao đáp ứng nguyện vọng của 100% học sinh?
Theo chương trình mới, học sinh có quyền chọn môn học. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hiện nay, khó đáp ứng 100% nguyện vọng học sinh.
Theo kế hoạch, năm học 2022 – 2023, Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu được triển khai ở bậc Trung học phổ thông.
Chương trình tổng thể đã nêu rõ kế hoạch giáo dục đối với giai đoạn Giáo dục định hướng nghề nghiệp. Về nội dung môn học, học sinh sẽ học 12 môn, trong đó có 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn.
Học sinh được quyền lựa chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học, bao gồm nhóm môn Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); nhóm môn Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ Thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc và mỹ thuât).
Với quy định này, nhiều giáo viên bày tỏ sự băn khoăn lo lắng về khả năng chênh lệch lớn số lượng học sinh giữa các môn học, thậm chí còn tính đến khả năng một môn học nào đó sẽ không được học sinh nào lựa chọn.
Những vấn đề bất cập khi học sinh tự chọn môn học
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hồ Văn Nhật Trường, giáo viên môn Sinh học Trường Trung học Thực hành – Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép học sinh bậc trung học phổ thông được chọn môn học, có nghĩa là một số môn học các em không cần phải học.
Điều này sẽ gây ra một số bất cập, có môn học số lượng học sinh chọn quá nhiều nhưng sẽ có những môn học ít hoặc không có học sinh nào chọn”.
Để học sinh chọn môn học khiến nhiều giáo viên lo lắng về việc làm cũng như định hướng nghề nghiệp cho các em (Ảnh minh họa: Phạm Minh)
Thầy Trường nêu ra 3 vấn đề lo lắng liên quan đến việc cho phép học sinh chọn môn học theo chương trình mới.
Thứ nhất, học sinh có quyền chọn môn học dẫn tới chênh lệch số lượng học sinh giữa các môn, điều này sẽ liên quan trực tiếp đến việc sắp xếp nhân sự, giáo viên trong trường học có nhiều xáo trộn.
Môn học quá ít học sinh lựa chọn sẽ dẫn đến thừa giáo viên, có thể không tránh khỏi tình trạng một lớp học chỉ có một vài em học sinh, trong khi có những môn học số lượng học sinh chọn quá đông nhưng điều kiện đội ngũ giáo viên lại không thể đáp ứng.
“Nếu tất cả học sinh trong trường đều không chọn môn Sinh học, lúc này, giáo viên Sinh học sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp vì không có học sinh để dạy học”, thầy Trường đặt vấn đề.
Video đang HOT
Vấn đề thứ 2 mà thầy Trường đặt ra là khi học sinh tự chọn môn học nhưng chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến việc chọn nghề, thi cử của các em về sau.
“Đặt ra ra ví dụ, nếu ở lớp 10 học sinh không chọn môn Sinh học, nhưng lên lớp 11, lớp 12 các em lại có định hướng, nguyện vọng thi khối B thì lỗ hổng kiến thức năm lớp 10 là một vấn đề lớn. Khi đó, giáo viên lại phải bổ sung phần kiến thức các em không học hay sao?
Hay chúng ta buộc học sinh lựa chọn môn học từ năm lớp 10 và không có quyền thay đổi khi lên lớp 11, lớp 12? Tôi cho rằng như vậy là làm khó cho các em học sinh. Ở lớp 10, nhiều em học sinh chưa có định hướng nghệ nghiệp rõ ràng, nhiều em chọn theo nguyện vọng của bố mẹ, nhiều em mơ hồ chưa biết mình sẽ làm gì?
Các em chọn môn học này bỏ môn học kia sẽ dẫn đến việc chọn nghề, thi cử khó khăn sau này”, thầy Trường phân tích.
Thứ ba, hiện nay, ở các trường đại học sư phạm đã tuyển sinh, đào tạo ngành khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu chương trình mới ở bậc trung học cơ sở,… vậy những giáo viên được đào tạo đơn môn như trước đây sẽ dạy học thế nào nếu học sinh trung học phổ thông được trao quyền chọn môn học và không chọn môn trong nhóm Khoa học tự nhiên?.
Cần định hướng để học sinh không chọn nghề theo cảm tính
Thầy giáo Nguyễn Văn Đằng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát (Quốc Oai, Hà Nội) bày tỏ lo lắng về việc tư vấn, định hướng cho học sinh chọn môn học, chọn ngành nghề.
“Có thể thấy được những ưu điểm, tính tích cực của quy định này trong chương trình mới. Tuy nhiên, nhiều học sinh hiện nay chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Vậy bài toán đặt ra là cần thầy cô, nhà trường phải tư vấn cho các em chọn môn học đúng với thế mạnh và sở thích của bản thân.
Nếu để học sinh chọn môn học theo cảm tính, theo bạn bè,… thì tính ưu việt của việc chọn môn học sẽ không thể đạt được”, thầy Đằng khẳng định.
Khi cho học sinh chọn môn học, bài toán đặt ra là định hướng, tư vấn chọn môn học phù hợp cho các em (Ảnh minh họa: Phạm Minh)
Theo thầy Đằng, nếu học sinh phải chọn môn từ năm lớp 10 thì nhiệm vụ tư vấn, định hướng các em chọn môn là của các thầy cô ở bậc Trung học cơ sở. Bởi lẽ, ở bậcTrung học phổ thông, khi các thầy cô mới tiếp nhận học sinh sẽ không thể hiểu năng lực, sở thích, môn học sở trường để tư vấn cho các em.
Đây cũng chính là một nhiệm vụ, môt bài toán khó khăn khi thực hiện, triển khai chương trình mới.
Đối với những lo lắng về việc thừa, thiếu giáo viên khi học sinh tự chọn môn học, thầy Đằng cho biết: “Đây chỉ là những dự đoán vì thực tế quy định mới này chưa triển khai. Việc thừa, thiếu giáo viên nếu có cũng mang tính cục bộ.
Vấn đề này có thể giải quyết nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo có thể điều tiết các giáo viên dạy học các môn tự chọn trong phạm vi một huyện hoặc một cụm trường.
Nhà trường cũng có thể phân công nhiệm vụ mới cho giáo viên trong trường hợp môn học không có học sinh lựa chọn. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng thêm cho giáo viên để đáp ứng những yêu cầu mới là cần thiết”.
Theo thầy Nguyễn Văn Đằng, quá trình đổi mới có thể thấy trước những khó khăn nhưng cần có phương án tháo gỡ vướng mắc để hướng tới mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chia sẻ về việc học sinh tự chọn môn học trong chương trình giáo dục mới ở bậc Trung học phổ thông, thầy Đặng Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 (Bắc Giang) cho biết: Trong những năm đầu triển khai, sẽ rất khó để đáp ứng 100% nguyện vọng của các em học sinh về việc chọn môn học.
Nhà trường cần phải chủ động, linh hoạt trong việc triển khai chương trình giáo dục mới, có những phương án cụ thể để từng bước tiệm cận được với mục tiêu đặt ra.
Thầy Dũng chia sẻ: “Từ những năm trước, chúng ta đã triển khai môn học tự chọn, chủ trương cho học sinh tự chọn môn học là rất tiến bộ, đảm bảo giúp các em định hướng con đường học tập của mình và chọn nghề trong tương lai.
Tuy nhiên, trước thực tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, sẽ rất khó để đáp ứng được tất cả nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
Nhà trường cần cho học sinh đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Trong trường hợp nguyện vọng thứ nhất không phù hợp với điều kiện thực tế của trường về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên thì cần xem xét đến nguyện vọng 2, nguyện vọng 3″.
Theo quan điểm của thầy Dũng, quá trình đổi mới cần phải thích nghi với thực tế đào tạo giáo viên hiện nay. Điều quan trọng là cần phải kết hợp hài hòa giữa nguyện vọng của học sinh và điều kiện của mỗi trường học.
Tuy nhiên, thầy cô cũng phải là người lắng nghe mong muốn, tiếng nói của học sinh. Nếu nguyện vọng đầu tiên không phù hợp, thầy cô sẽ xem xét nguyện vọng 2, khi có sự đồng thuận thì nhà trường sẽ triển khai, sắp xếp lớp học phù hợp.
“Không nên áp dụng mọi quy định một cách cứng nhắc, việc để học sinh chọn môn học cũng cần thực hiện từng bước, tiệm cận dần với điều kiện thực tế.
Quá trình đào tạo giáo viên, phân công nhân sự cũng cần phải có những điều chỉnh để qua những năm đầu khó khăn, chúng ta có thể đặt được mục tiêu của chương trình giáo dục mới”, thầy Dũng nhấn mạnh.
Học sinh được tự chọn môn học: Giáo viên Lịch sử nghĩ cách thu hút trò
Còn hơn một năm nữa, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 sẽ được áp dụng, cho phép học sinh THPT tự chọn môn học. Song hiện nay, nhiều giáo viên Lịch sử đã có những chuẩn bị để "kéo Fan" cho môn học của mình.
Giáo viên dạy Lịch sử lo lắng ?
Chương trình GDPT mới sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12. Thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh sẽ chỉ học 12 môn, gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn. 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
Năm môn học được chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm có ít nhất 1 môn). Đó là nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Tại hội nghị trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo UBND, Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bàn về việc chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông, nhiều giám đốc Sở băn khoăn rằng khi học sinh tự chọn môn học liệu có ảnh hưởng đến công việc của giáo viên.
Theo số liệu thống kê, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, phổ điểm môn Lịch sử không cao. Theo đó, có 553.987 thí sinh dự thi môn Lịch sử thì số thí sinh có điểm từ 1 trở xuống là 111 chiếm tỷ lệ 0,02%, số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 260.074 chiếm tỷ lệ 46,95%. Trong đó điểm trung bình là 5,19 điểm, điểm trung bị là 5 điểm, điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 4,5 điểm. Và chỉ có 371 thí sinh đạt điểm 10 trong bài thi môn lịch sử của kỳ thi THPT 2020.
Thầy Khương Quang Sự (Thái Bình), giáo viên dạy Lịch sử đã nghỉ hưu cho biết, môn Lịch sử vẫn luôn được coi trọng nhưng học sinh hiện nay học sinh không còn nhiều hứng thú với môn học này nữa mà có nhiều lựa chọn theo hướng khác. Sự lựa chọn này phần nhiều đến từ sự định hướng nghề nghiệp sau này của cá nhân các em và gia đình. Chỉ những em xét tuyển đại học khối C mới lựa chọn môn Lịch sử. Thực tế, nhiều học sinh chia sẻ học Lịch sử chỉ đủ điểm qua môn hoặc đủ điểm đỗ tốt nghiệp
Cô Trần Thị Hoa, giáo viên lịch sử trường THPT Mỹ Hào (Hưng Yên) cho hay chương trình giáo dục phổ thông mới có sự thay đổi lớn ở bậc THPT vì có môn tự chọn và môn bắt buộc. Khi đó, giáo viên sẽ chịu tác động rất lớn vì có môn tự chọn và không tự chọn. Việc tổ chức, quản lý trong trường học sẽ có sự thay đổi và thách thức khá lớn, không còn chủ động trong việc phân công quản lý, tổ chức mà phụ thuộc vào sự lựa chọn của học sinh.
Em Lê Minh Ngọc, học sinh lớp 11 (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, môn Lịch sử khá hay nhưng bắt học sinh nhớ ngày tháng, từng sự kiện lịch sử, nhớ xem bao nhiêu máy bay, bao nhiêu xe tăng, bao nhiêu người thiệt mạng trong trận đánh... khiến học sinh sợ hãi nhất trong các kỳ thi. Vì thế, trong chương trình giáo dục mới, Lịch sử là môn tự chọn thì chắc chắn sẽ không có nhiều bạn chọn môn học này mà sẽ tập trung cho những môn xét tuyển đại học.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Đổi mới giảng dạy môn Lịch sử
Mục tiêu chính và điều mà chúng ta thật sự hướng tới không phải là việc các em học sinh có quyền chọn môn học Lịch sử hay không mà là làm thế nào để khiến các em có hứng thú với giờ học Lịch sử. Nếu chúng ta vẫn bắt học sinh nhớ máy móc như một cái máy tính thì học sinh sẽ rất khó có thể yêu thích học môn học này.
Là nhà nghiên cứu Lịch sử nổi tiếng, GS.TS Vũ Minh Giang nhận định, bản thân môn Lịch sử rất có sức hấp dẫn nhưng trong một thời gian dài nền giáo dục của chúng ta tiếp cận nội dung nên dạy cụ thể, diễn biến, ngày, tháng... nên học sinh rất sợ vì khó nhớ. "Chúng ta đã và đang dạy Lịch sử theo lối không đối xử với nó như một môn khoa học nên cứng nhắc, giáo điều, mất tính khách quan, học thuộc lòng quá nhiều. Cách dạy môn Lịch sử hiện nay tương đối nghèo nàn, khô cứng, trong khi môn học này rất cần bổ trợ bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn hơn." - GS.TS Vũ Minh Giang nhìn nhận.
Là một giáo viên lịch sử đã nghỉ hưu nhưng thầy Khương Quang Sự vẫn rất tâm huyết với môn học. Nói về "phương cách" thu hút học sinh yêu thích hơn môn Lịch sử, thầy Khương Quang Sự chia sẻ, chương trình mới có nhiều thú vị, phù hợp cho học sinh muốn khám phá. Môn học thể hiện sự đa dạng trên các lĩnh vực hay những vấn đề đặc trưng. Đặc biệt, điểm mới trong chương trình giáo dục mới, môn Lịch sử cần chú ý trong đổi mới phương pháp và đánh giá học sinh. "Tôi không cho rằng, với những đổi mới về phương pháp giảng dạy và yêu cầu của chương trình mới mà học sinh lại không chọn Lịch sử. Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn nhất là liệu giáo viên có thể dạy lịch sử hay như chương trình dự thảo đặt ra cho môn này không mà thôi?", thầy Khương Quang Sự băn khoăn.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Chương trình môn Lịch sử, cần coi trọng và phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử mà cần chú trọng việc hướng dẫn học sinh khai thác nguồn dữ liệu. Dạy lịch sử theo định hướng phát triển năng lực chú trọng đến các kỹ năng và coi trọng sử dụng các phương tiện trực quan.
Nhiều giáo viên chia sẻ, cách tốt nhất để kéo học sinh ở lại với môn Lịch sử hay bất kỳ môn học tự chọn nào theo yêu cầu của Chương trình GDPT mới, ngay từ bây giờ, giáo viên cần không ngừng tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp theo hướng tiếp cận học sinh. Cùng với đó, cách kiểm tra, đánh giá môn học cũng cần đổi mới để học sinh không phải "sợ" và áp lực trước những yêu cầu quá khắt khe khi lựa chọn môn học.
Giáo viên lo sợ, học sinh phấn khích trước thông tin học sinh THPT sẽ được tự lựa chọn môn học Theo chương trình Giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2022, học sinh THPT sẽ chỉ học 12 môn gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn, thay vì 13 môn bắt buộc như chương trình đang được áp dụng hiện tại. Thông tin này nhận lại nhiều phản ứng trái ngược giữa giáo viên và...