Cho trò xem phim và viết Faceboook khi dạy sử
Muốn đổi mới, giáo viên cần có đam mê nghề nghiệp và họ phải nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp và ban giám hiệu.
Có dịp tham dự tiết dạy “Các nước châu Phi và Mỹ Latinh” của thầy Nguyễn Viết Đăng Du mới đây, người viết mới nhận thấy giờ dạy của thầy thật khác biệt.
Sau vài dòng giới thiệu cơ bản nội dung tiết học “Các nước châu Phi và Mỹ Latinh”, thầy Nguyễn Viết Đăng Du vẽ sơ đồ rồi yêu cầu học sinh (HS) lớp 12D5 lên bảng hoàn thành những mốc thời gian quan trọng. Tiếp đến, do đã được giao chuẩn bị bài trước nên khi đề cập đến chế độ Apacthai, từng nhóm HS lên thuyết trình bằng infographic, thầy chỉ là một giám khảo ngồi cuối lớp lắng nghe.
“Vì sao em lại chọn màu đỏ làm nền cho phần infographic của nhóm?” – thầy Du thắc mắc. Nữ sinh đáp: “Thưa thầy, vì màu đỏ tượng trưng cho máu và nước mắt mà người dân nơi đây đã phải chịu đựng”. Tiết học cứ thế diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng với sự tranh luận giữa thầy và trò…
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du cùng học trò trong một hoạt động ngoại khóa. Ảnh: NVCC
Dạy sử qua hóa trang, viết review phim
“Với cách dạy của thầy Du, tiết sử trở nên thú vị hơn nhiều” – Lê Hồ Nguyệt Cát, HS lớp 12D5, chia sẻ.
Nguyệt Cát cho hay thế mạnh của em không phải môn sử. Trước đây em không chú tâm vào môn này. Thế nhưng từ khi được học thầy Du, em lại cảm thấy hào hứng. “Thầy biết cách lôi cuốn tụi em vào bài học. Như tiết dạy hôm nay, qua việc làm infographic, em có dịp tìm hiểu sâu về một chế độ mà trong sách giáo khoa chỉ có vài dòng ngắn gọn, ngoài ra còn biết thêm một hình thức thiết kế có khả năng truyền tải thông tin và gây ấn tượng cho người xem” – nữ sinh này cho biết.
Nguyệt Cát còn cho hay thầy dạy sử qua những câu chuyện, đặc biệt thầy cho các bạn xem phim lịch sử. Sau khi xem, mỗi bạn sẽ viết cảm nhận về bộ phim đó trên Facebook của mình. Thầy sẽ comment vào mỗi bài và lấy điểm 15 phút. “Ban đầu do chưa quen nên em còn lười. Nhưng sau một lần được thầy và các bạn khen ngợi, em lại có cảm hứng để viết tiếp” – Nguyệt Cát nói.
“Không chỉ dạy sử qua những câu chuyện, xem phim, thầy còn cho các bạn hóa trang ( cosplay) thành các nhân vật lịch sử bằng sự sáng tạo của bản thân mình” – Trần Ngọc Thanh Thanh, nữ sinh cùng lớp, hào hứng khoe.
Muốn đổi mới, giáo viên cần có đam mê nghề nghiệp
Về công việc của mình, thầy Du tâm sự: “Việc đổi mới trong dạy học xuất phát từ tình yêu của tôi đối với môn sử. Thực tế, trong khoảng thời gian ở phổ thông, có những giai đoạn tôi cảm thấy buồn ngủ khi học với giáo viên (GV) chỉ đọc chép nhưng cũng có người mang lại niềm hứng khởi. Cho nên đứng trên bục giảng, tôi nghĩ nếu mình dạy tiết học mà bản thân còn chán thì đừng bắt buộc học trò phải thích. Để HS không chán thì trước hết bản thân người dạy phải cảm thấy thích. Vì thế tôi bắt buộc bản thân thay đổi để môn học không nhàm chán. Và thực tế môn sử không hề nhàm. Nếu nhàm là do GV không biết phát hiện ra những điều thú vị, đặc sắc của môn học”.
Thầy Du cho biết hiện môn sử đang được thầy dạy theo dự án, dạy theo chuyên đề. Thay vì dạy từng tiết theo sách giáo khoa, với những sự kiện có mối liên hệ, GV sẽ dạy thành từng chuyên đề. Chẳng hạn sắp tới thầy Du cho HS thực hiện dự án “Phía đông Tổ quốc ta”. Theo thầy, vấn đề biển Đông không mới nhưng để HS có một cái nhìn khái quát thì chưa có. Do đó, dự án thực hiện sẽ mang lại một cái nhìn toàn diện cho vấn đề tưởng như đã cũ. Dự án sẽ được triển khai ở ba khối với ba cấp độ khác nhau. Điểm nhấn của dự án, các em sẽ có chuyến đi thực tế tại Đà Nẵng và giao lưu với các chiến sĩ hải quân ở đây.
“Muốn đổi mới, GV cần có đam mê nghề nghiệp. Bởi chỉ có đam mê mới giúp họ vượt qua khó khăn đến từ nhiều phía. Bên cạnh đó, họ phải nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp và ban giám hiệu. Đó là yếu tố khiến họ đổi mới không trở thành người hùng đơn độc” – thầy Du nhắn nhủ.
Video đang HOT
Đổi mới phương pháp để học sinh mê lịch sử
Việc đổi mới phương pháp sáng tạo trong giảng dạy không chỉ riêng môn lịch sử mà đây là chủ trương chung của nhà trường trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá HS theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT.
Các thầy cô rất năng động trong việc tìm ra phương pháp mới. Riêng môn sử, thầy Nguyễn Viết Đăng Du cho HS thực hiện hóa trang. Hóa trang thành nhân vật lịch sử của cả thế giới và Việt Nam đã đem lại cho HS hứng thú tìm hiểu và yêu thích lịch sử.
Thầy HÀ HỮU THẠCH, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM
Dạy theo dự án không khó
Nhiều GV cho rằng do tôi dạy ở Trường THPT Lê Quý Đôn nên mới có thể thực hiện được các dự án như thế. Đó là suy nghĩ sai lầm, vì dạy theo dự án không khó, không tốn quá nhiều chi phí, vấn đề là làm sao mình thực hiện dự án vừa tầm với HS. Chỉ cần GV biết đối tượng học trò là ai, thực lực như thế nào thì có thể tạo ra dự án phù hợp.
Thầy NGUYỄN VIẾT ĐĂNG DU
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Đá bay điểm liệt môn Văn là chuyện nhỏ!
Thời đại số này có vô số phương pháp học tập và truyền đạt rất vi diệu. Nếu các cha chú cứ mải ê a trong tối cổ với những thứ già cỗi thì cũng chớ nên khóc rưng rưng khi một ngày sách vở môn Văn bị học trò xé ra rải trắng bầu trời trung học.
"Nhà em có nuôi một bà Ngoại năm nay bà 65 tuổi lông tóc đen nhánh như lông quạ vì tháng nào bà cũng nhuộm khuôn mặt bà hồng hào như hoa hồng răng bà chắng tinh mắt bà sáng Quắc như mắt diều hâu hôm nọ mẹ em nhờ em xâu kim nhưng bạn Nam rủ đi chơi nên em bảo bà ơi mắt bà sáng nhất nhà bà Mẹ cháu nhờ bà Xâu kim ạ bà xâu một phát được lun bà thích mặc váy rất đẹp đi giày cao gót tô son đỏ choét phi xe máy như tổ lái hàng xóm ai cũng bảo bà em sành điệu Củ kiệu ông bà em đi du lịch suốt chủ yếu là chụp ảnh up facebook mỗi lần bà up ảnh bà lại nhắn bảo con cháu vào like mẹ em cũng vào like cho bà Vui mẹ em bảo chông bà còn trẻ đẹp hơn con ông em thì không nhuộm tóc mà hớt tóc đầu cua ông em còn có tha thu ở bắp tay nữa. Em rất yêu ông bà em."
Đến đây nếu bạn nào chưa tắt thở thì đây nhé: ..., ,,..,.,,,...,,,... hẳn một nắm dấu đấy ai thích cho vào chỗ nào thì cho.
Nhưng cũng nói ngay với các bạn vừa được điểm liệt môn Văn tốt nghiệp, đoạn văn ở trên mà đi thi thì mình chưa chắc bị điểm liệt đâu nhé. Vì cứ theo ba rem mà chấm thì mình có mở bài, thân bài, kết luận đủ cả. Lại có nhiều ý. Ý sát với đề. Còn sai chính tả như viết hoa tùy tiện hay thiếu chấm phẩy cũng không thể trừ đến một nửa số điểm được.
Nên, việc có đến 1.265 bài thi Ngữ văn xơi điểm liệt (dưới điểm 1) trong kỳ tốt nghiệp 2019 vừa qua, thật khó tưởng tượng nổi.
Vì sao mà liệt?
Các bạn được điểm liệt chỉ có thể nằm trong những trường hợp sau:
- Vừa vào phòng thi thì choáng, ngất, lập tức đi cấp cứu.
- Suốt 12 năm học phổ thông và 6 năm trước đó, các bạn không hề đọc, viết, nghe, nói bằng tiếng Việt.
- Các bạn thích đùa.
- Nếu có facebook, các bạn chỉ để selfie.
Bởi vì trong đề thi, phần làm văn chiếm 7 điểm với những yêu cầu như sau:
Từ nội dung đoạn trích bài thơ của nhà thơ Vũ Quần Phương, viết 200 chữ về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
Viết một đoạn cảm nhận về sông Hương dựa trên một đoạn văn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (a) và nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của ông (b).
Yêu cầu (b) khá khó, có lẽ dùng để tính điểm tối đa, nhưng phần này thường chỉ chiếm 1-2 điểm trong tổng điểm. Như vậy loại yêu cầu này ra, loại luôn cả các kiến thức ngữ pháp thông thường như phép điệp từ hay thể loại thơ (trong phần đầu, chiếm 3 điểm), mình dám khẳng định chỉ cần biết lên facebook các bạn cũng đủ chém gió thành bão trong phần làm văn. Ít nhất cũng gặt được con 4 hay 5, chứ không thể tay trắng ra về được.
Số điểm liệt kinh khủng này cũng không thể quy lỗi cho việc phải học và tư duy sao chép văn mẫu hay cách thức dạy môn Văn tẻ nhạt, già cỗi, đơn điệu (khá phổ biến) trong nhà trường được.
Vì khác với các môn có câu hỏi đúng sai rõ ràng như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh văn..., nhiều khi chỉ cần chệch "tủ" là chết đứng giữa trận tiền, với môn Văn, phần kiểm tra kiến thức đúng sai chỉ chiếm một phần nhỏ. Điểm tập trung ở phần kiểm tra năng lực cảm nhận, cảm thụ và diễn đạt. Do vậy, việc học ở trường chỉ chiếm một phần nhỏ, chủ yếu học ngữ pháp, chính tả và các phương pháp trong việc viết lách. Còn khả năng cảm thụ, cảm nhận và diễn đạt lại được rèn luyện hàng ngày ở bất cứ đâu.
Giả sử bạn thích học nghệ thuật nhưng cha mẹ lại thích bạn học kinh doanh để nối nghiệp, bạn phải thuyết phục được cha mẹ về khả năng/sở trường lớn nhất của mình; phải nói cho cha mẹ rõ bạn đau đầu và thường xuyên thất bại phép cộng trừ nhân chia lời lãi hay quản lý nhân viên, bạn chỉ thấy hạnh phúc và thành công khi ca hát hay tạo mẫu thời trang. Khi mua nhầm một món hàng không ưng ý, muốn đổi trả, bạn phải chỉ ra được nhân viên đã không nói rõ một số đặc điểm của nó khiến bạn nhầm lẫn, hoặc bạn thực sự không phù hợp với nó. Bạn là fan trung thành của một vài ngôi sao nào đó? Không chỉ vì yêu thích sở trường nghệ thuật của họ, mà bạn còn thích cách ăn nói, giao tiếp của họ với khán giả, với fans.
Thậm chí chỉ đơn giản như việc vòi vĩnh mẹ nấu một món ăn ngon, bạn cũng phải biết cách nói để mẹ hiểu món ăn ấy khiến bạn thấy sung sướng và thỏa mãn như thế nào...Tóm lại, tuyệt đại đa số cách thức thể hiện bản thân cũng như giao tiếp của con người với nhau đều phải dựa trên hòn đá tảng làm nền là mức độ cảm nhận, cảm thụ và diễn đạt, mà phổ biến nhất là bằng ngôn ngữ.
Chưa kể khi học nghề, tốt nghiệp ra trường, đi làm... bạn có thể vĩnh viễn không cần biết khai căn hay tính tích phân nữa, nhưng cảm nhận và diễn đạt thì chắc chắn rồi đấy-bạn phải học và thực hành suốt đời.
"Bỏ môn Sử, học sinh xé vở tung khắp trường. Bỏ môn Văn chắc còn mừng hơn nữa"
Nhiều năm qua, ai cũng thấy môn Văn học ở trường chán ốm. Giáo viên mất lửa, bài đọc cũ mèm, cách dạy xơ cứng, chấm thi theo kiểu văn mẫu, góp phần tận diệt hết sự háo hức, bay bổng và riêng biệt của mỗi cá nhân học sinh. Đến nỗi có giảng viên Văn phải kêu lên: Hồi có ý định bỏ môn Sử, học sinh mừng đến nỗi xé tan sách vở sử rải trắng khắp trường; giờ nếu bỏ môn văn học sinh còn sung sướng gấp bội!
Việc dạy và học môn Văn từ lâu rồi có quá nhiều lỗi, nên giờ lên facebook quơ một phát cũng nhặt được cả rổ lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt cơ bản như mình vừa viết đùa các bạn ở phần đầu.
Còn diễn đạt sai và ngô nghê, như: "Trong chương trình nghệ thuật tối đêm nay (tối hay đêm, đã tối thì chưa đêm, đã đêm thì hết tối)" "Xin giới thiệu thí sinh đến từ TP HCM (copy ngớ ngẩn cách viết tiếng Anh, vì tiếng Việt thì phải viết là "thí sinh quê ở/hiện sinh sống ở TP HCM)" thì ngay cả các MC nổi tiếng trên truyền hình cũng vấp lia lịa.
Nhưng, như đã nói, việc dạy môn Văn ở trường chỉ là một phần nhỏ của quá trình học. Bạn không thể, hoặc chưa thể thay đổi giáo trình và phương pháp của Bộ Giáo dục và đào tạo, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm cho mình thành một người giỏi sử dụng ngôn ngữ, nhạy bén trong cảm nhận, duyên dáng trong giao tiếp, chính xác và sinh động trong diễn đạt. Tất cả những điều này rất quan trọng, thậm chí nói không ngoa, nó đóng vai trò quan trọng bậc nhất khi bạn tốt nghiệp đi làm, bắt đầu cuộc sống với đồng nghiệp và công việc, và sau đó là trong mọi mặt của cuộc sống.
Chả nói đâu xa nhé, ngay khi phải viết một cái đơn xin học bổng, tìm chỗ làm thêm, hoặc viết CV xin việc, bạn đã phải biết cách trình bày súc tích và độc đáo về mình, để CV của bạn thu hút được chú ý của người tuyển dụng giữa hàng trăm, hàng ngàn CV khác. Kiến thức, bằng cấp lúc này nhiều khi không quyết định bằng vài câu nhận xét sâu sắc hoặc hài hước đúng chỗ (vì bạn có bằng thì người khác cũng có bằng chứ, có khi còn nhiều gấp mấy lần).
Giới thiệu bạn gái làm nghề dạy học cho bố mẹ, mà viết "Bạn gái con say mê chồng người" thì lại chả bị đánh không trượt phát nào!
Học bằng đọc truyện, xem phim
Nếu bạn đang trau dồi để trở thành người chủ nối nghiệp công ty gia đình, hay ôm ấp dự án khởi nghiệp, khả năng trên càng quan trọng hơn nữa. Nếu diễn đạt ấp úng, vốn từ cạn hẹp, kiến văn tí teo, bạn sẽ nói gì, truyền đạt mong muốn của mình cho nhân viên ra sao để họ cảm thấy mục đích của công ty và của mỗi người là một? Trước một hợp đồng béo tốt mà khả năng cung cấp của bạn và đối thủ là như nhau, bạn sẽ thể hiện khả năng thương lượng ra sao? Đừng nói là đưa đối tác đi giải trí nhé!
Chỉ cần thay đổi góc nhìn rằng môn Văn không phải môn nhồi nhét, học thuộc lòng, làm văn mẫu.. mà là một môn học giúp bạn làm giàu trí tuệ cảm xúc, giúp bạn phát huy mọi khả năng trí tuệ của mình, bạn sẽ tìm ra vô số cách học và sử dụng được kho báu tuyệt vời của ngôn ngữ.
Mách bạn một tí: Để cải thiện, bạn không cần học thuộc lòng cháo chảy các bài đọc trong sách giáo khoa. Trước nhất, bạn cần đọc sách giáo khoa để nắm vững các nguyên tắc về ngữ pháp, chính tả, các kiến thức cơ bản của tiếng Việt. Nhưng, quan trọng chỗ nhưng này nhé-bên cạnh các tác phẩm kinh điển mà sách giáo khoa trích dẫn, hãy chăm chỉ đọc sách văn học đương đại. Dòng sách này nếu là tác phẩm nước ngoài thì được dịch ra tiếng Việt rất nhiều, bạn có thể nhờ giáo viên hoặc các nhà văn yêu quý gợi ý một danh sách. Khi đọc, hãy chú ý thật kỹ cách tác giả dùng từ, ngắt câu, mô tả, phân tích, so sánh, liên tưởng... Khi có chữ nào, đoạn nào khiến bạn thấy hay xỉu lên xỉu xuống, hãy dừng một chút để đọc đi đọc lại, tự hỏi vì sao nó hay đến vậy; tác giả đã quan sát ra sao, dùng biện pháp gì, viết nó ra như thế nào.
Khi xem phim, nghe một câu thoại sâu sắc hoặc hài hước, hãy ghi lại và phân tích. Đọc facebook của idol hay nhà văn nổi tiếng, hãy xem cách họ dùng từ, chơi chữ, thể hiện điều họ muốn nói như thế nào... Cứ đọc hàng ngày với phương pháp này, trình văn của bạn sẽ lên cao vút, chấp hết những giờ học chỉ muốn ngủ gật trong trường.
Còn, các nhà làm sách giáo khoa chắc sẽ phải đọc Kênh14, Hoa học trò, Mực tím... nhiều hơn để hiểu được nhìn nhận, yêu ghét, lối suy nghĩ của tuổi học trò ngày nay có gì giống/khác với cha chú nội ngoại, để cập nhật những tác phẩm của dòng chảy đời sống hiện đại vào sách. Nên theo dõi và học tập cách các hot youtuber, các vlogger thu hút người yêu thích họ như thế nào. Thời đại số này có vô số phương pháp học tập và truyền đạt rất vi diệu. Nếu các cha chú cứ mải ê a trong tối cổ với những thứ già cỗi thì cũng chớ nên khóc rưng rưng khi một ngày sách vở môn Văn bị học trò xé ra rải trắng bầu trời trung học.
Theo Helino
Bí quyết chinh phục bài thi IELTS Là một trong 5 người Việt đầu tiên đạt điểm 9.0 tuyệt đối kỳ thi IELTS, thầy Đặng Trần Tùng không chỉ là gương mặt quen thuộc của các chương trình truyền hình về IELTS, mà còn là người truyền bí quyết chinh phục kết quả tuyệt đối kỳ thi IELTS. Báo GD&TĐ có cuộc trò chuyện với thầy Đặng Trần Tùng về...