Cho thai nhi nghe nhạc như thế nào là đúng?
Âm nhạc được cho là có lợi cho sự phát triển não bộ của em bé, vì vậy, nhiều mẹ bầu bắt đầu cho con nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng.
Nhưng việc áp tai nghe lên bụng bầu như cách mà nhiều người thường làm có hiệu quả hay ảnh hưởng gì đến em bé hay không? Các chuyên gia giải thích và đưa ra những khuyến cáo cần thiết như sau:
Cách cho thai nhi nghe nhạc thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ.
Thai nhi hình thành cơ quan thính giác từ rất sớm
Mặc dù có kích thước chỉ bằng hạt đậu vào tháng thứ 2 của thai kỳ, nhưng phôi thai đã bắt đầu phát triển lỗ tai. ến tuần thứ 18, vành tai bắt đầu nhú ra và thai nhi có thể nghe được âm thanh. Và từ tuần thứ 22 đến 24, thai nhi sẽ nghe thấy những tiếng động tần số thấp từ bên ngoài bụng mẹ. Nghiên cứu cho thấy giai đoạn quan trọng nhất để thai nhi phát triển thính giác là từ tuần thứ 25 của thai kỳ và tiếp tục cho đến khoảng 5-6 tháng. Giọng nói của mẹ có thể là tất cả những thứ mà thai nhi cần nghe trong suốt quá trình hoàn thiện hình hài.
Theo nghiên cứu thực hiện hồi năm 2013, em bé học hỏi ngay từ trong bụng mẹ do dễ phát triển cảm giác thân quen với một thứ gì đó, ví dụ như một bài hát lặp đi lặp lại. Những tiếng ồn mà thai nhi nghe được từ tuần thứ 23 của thai kỳ rất quan trọng đối với năng lực thính giác về sau của trẻ. Các bộ phận của hệ thính giác cần những tiếng ồn này để phát triển đúng cách. Do đó, các nhà khoa học khuyên nên cho thai nhi tiếp xúc với cả giọng nói và âm nhạc ngay từ khi chưa chào đời. Tuy nhiên, họ cho biết không cần thiết phải dùng tai nghe áp lên bụng bầu để phát nhạc.
Loại nhạc nào phù hợp cho thai nhi?
Trong bài viết đăng trên trang tin sức khỏe sinh sản Babymed.com, một số chuyên gia cho biết nước ối sẽ khuếch đại âm nhạc trong khi một số chuyên gia khác cho rằng nước ối chỉ khuếch đại những âm trầm như đoạn bass của bài hát.
Video đang HOT
Các mẹ bầu cần chú ý đến việc lựa chọn thể loại nhạc phù hợp cho sức khỏe đôi tai của thai nhi. Theo Tiến sĩ chuyên khoa sản Amos Grunebaum, thể loại nhạc tốt nhất cho thai nhi là nhạc cổ điển vì giai điệu thường lặp đi lặp lại giống như bài hát ru. Song, các mẹ cũng có thể cho thai nhi nghe bất kỳ dòng nhạc nào miễn là nó được hòa âm nhẹ nhàng và không có giai điệu quá chói tai hoặc nhịp điệu dồn dập như nhạc rap và nhạc rock. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, sự phát triển của não bộ bị ảnh hưởng bất lợi khi thai nhi được cho nghe những thể loại nhạc ồn ào có thể khiến trẻ bị giật mình.
Cường độ âm thanh phù hợp với thai nhi
Theo Healthline, tử cung vốn là một nơi ồn ào với vô số âm thanh như tiếng co bóp của dạ dày, tiếng tim đập, tiếng phổi bơm xả không khí và giọng nói của mẹ được khuếch đại bởi sự rung động của xương khi âm thanh truyền đi trong cơ thể. iều đó có nghĩa là việc giữ cho âm lượng ở môi trường bên ngoài thấp là điều quan trọng đối với thai nhi.
Các chuyên gia khuyến nghị nên giữ tiếng ồn bên ngoài ở mức khoảng 50-60dB, tức chỉ bằng âm lượng khi nói chuyện. Vì vậy, việc đặt tai nghe phát nhạc lên bụng bầu là điều không cần thiết. Các sản phẩm tai nghe mẹ bầu còn có xu hướng phát nhạc quá lớn – điều được cảnh báo là không tốt cho sự phát triển của thính giác lẫn não bộ của thai nhi trong bụng mẹ.
Mặc dù việc thỉnh thoảng nghe âm thanh lớn không có hại, nhưng bằng chứng khoa học chỉ ra rằng việc tiếp xúc lâu và thường xuyên với các âm thanh lớn (như tiếng nhạc lớn, còi xe, xe tải, máy móc, máy bay…) có thể góp phần làm mất thính giác ở thai nhi, đặc biệt là sau 18 tuần. Do đó, ngoài tránh xa những nơi phát ra âm thanh lớn (như các buổi hòa nhạc, tiệc tùng với tiếng nhạc ồn ào), các mẹ bầu nên thưởng thức âm nhạc có giai điệu êm dịu tại nhà hoặc kết hợp khiêu vũ nhẹ nhàng, vừa thư giãn vừa xem như một bài tập vận động giúp thai phụ dễ sinh hơn khi chuyển dạ.
4 âm thanh thai nhi thích nhất, yêu con mẹ nhớ cho bé nghe thường xuyên!
Ngay từ quý thứ 2 thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã có thể nghe và nhận biết được những âm thành từ bên ngoài bụng mẹ.
Theo các chuyên gia sản khoa, cơ quan thính giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển từ tuần 8 thai kỳ. Đến tuần thai thứ 15-20, thai nhi bắt đầu nghe được, nhưng không nhạy cảm với âm thanh bên ngoài. Đến tuần thứ 24, hình thái của ốc tai trái - phải của bé và sự phân biệt của dây thần kinh thính giác về cơ bản đã hoàn thành.
Thai từ 24-28 tuần đã có đủ khả năng phản ứng với kích thích âm thanh và được thể hiện theo 4 cách, đó là thay đổi chuyển động của thai nhi, nhịp tim thai, xác suất sóng não và phản ứng của phản xạ da.
Như vậy mẹ có thể thấy, sự phát triển hệ thống thính giác của thai nhi chia thành 4 giai đoạn như trên. Lúc đầu những âm thai thai nhi nghe được là không rõ ràng. Từ khoảng 6 tháng, em bé đã có thể nghe được giọng của mẹ, tiếng nhạc, tiếng nước, tiếng ồn ào,...Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất để các mẹ bắt đầu quá trình thai giáo sớm cho con như cho con nghe nhạc, trò chuyện cùng con...
Dưới đây là những âm thanh thai nhi thích nghe nhất, mẹ nhớ trò chuyện và cho con nghe thường xuyên:
1. Tiếng nói của mẹ
Nằm trong bụng mẹ suốt 40 tuần, nhịp tim của mẹ là âm thanh quen thuộc mỗi ngày của con. Khi nghe âm thanh này, con sẽ có cái cảm giác an toàn mà không giải thích được.
Ngoài nhịp tim, thai nhi cũng đặc biệt thích giọng nói và giọng hát của người mẹ. Thai nhi cảm thấy rằng mẹ luôn ở bên cạnh và là người thân thuộc nhất của mình. Đó cũng là lý do em bé có thể nhận ra mẹ sau khi chào đời.
Các bà mẹ nên trò chuyện cùng con mọi lúc, mọi nơi chẳng hạn như lúc tắm, xem TV, ăn sáng, đi ra ngoài, mua sắm,... Mẹ phải xem bé như một người bạn nhỏ mà mình có thể giao tiếp. Khi nghe giọng nói của mẹ, thai nhi có thể phản ứng lại bằng những chuyển động của mình.
2. Tiếng nói của cha
Âm thanh thích hợp nhất cho thai nhi trong bụng mẹ là có tần số thấp và trung bình, trong khi giọng nói của bố chủ yếu là tần số thấp và trung bình. Do đó, ngoài giọng mẹ thì giọng nói ấm áp của cha cũng là âm thanh thai nhi thích nghe nhất. Nhiều người nghĩ rằng em bé trong bụng thì không thể nghe người khác nói chuyện, đây làquan niệm sai lầm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người cha thường xuyên trò chuyên với thai nhi, đứa trẻ sinh ra có xu hướng hòa đồng, hay cười và có tính cách sôi nổi và vui vẻ hơn.
Người bố thường xuyên trò chuyện, tương tác với em bé trong bụng mỗi ngày không chỉ tăng cường sự gắn kết giữa cha và con mà còn làm cho em bé quen với giọng của cha,có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi và sự ổn định cảm xúc của em bé sau khi chào đời.
3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, người mẹ hát hoặc cho thai nhi nghe nhạc tương đương với một loại "miễn dịch trước khi sinh", có thể để lại một dấu ấn quan trọng đối với em bé.
Các mẹ bầu có thể nghe hoặc cho thai nhi nghe một số bài hát có tiết tấu nhẹ nhàng, tốt nhất là bài hát không lời. Khi nghe nhạc, các bà mẹ phải để cơ thể mình thật thư giãn, tránh phiền muộn, chọn tư thế thoải mái nhất như nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế, đặt tay lên bụng và im lặng lắng nghe.
Những ca khúc được chọn phải nhẹ nhàng, dịu êm. Tốt nhất nên chọn bài hát có giai điệu tương tự như nhịp tim của mẹ vì đây là âm thanh mà thai nhi thích nghe nhất.
4. Âm thanh của thiên nhiên
Âm thanh của thiên nhiên, bao gồm tiếng ếch, tiếng ong vo ve, tiếng chim và tiếng nước chảy,... Chúng mang đến cảm giác yên tĩnh và thư thái, thai nhi sẽ được thư giãn khi nghe những âm thấy như thế. Vì vậy bà bầu nên ra ngoài hít thở bầu không khí trong lành nhiều hơn để thai nhi được nghe như âm thanh của thiên nhiên.
Thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi như thế nào? Khi mang thai, việc hít phải khói thuốc lá hay hút thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với bà bầu. Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và hành vi hút thuốc lá dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trước, trong, và sau khi em bé chào đời. Vậy thuốc lá có ảnh...