Molly Gibson chào đời vào ngày 26/10, 27 năm sau khi phôi thai được bảo quản. Cô bé cũng giữ kỷ lục là phôi thai đông lạnh lâu nhất được chào đời.
Phôi thai sinh ra Molly Gibson được đông lạnh vào tháng 10/1992, được cấy vào tử cung của Tina Gibson (Tennessee, Mỹ) vào tháng 2 vừa qua, theo CNN.
Sự ra đời của Molly cũng phá vỡ kỷ lục phôi thai đông lạnh lâu nhất được chào đời, thiết lập bởi Emma Gibson, chị gái bé. Emma là con gái đầu lòng của Tina, sinh ra vào tháng 11/2017. Khi đó, phôi thai của Emma được 24 năm tuổi.
“Với Emma, chúng tôi rất vui khi con bé chào đời, với Molly cũng vậy. Khá hài hước là chúng tôi tiếp tục giữ một kỷ lục khác”, bà mẹ hai con chia sẻ.
Tina mang thai cả Emma và Molly với sự giúp đỡ của Trung tâm Hiến tặng Phôi Quốc gia Mỹ, một tổ chức phi lợi nhuận lưu trữ phôi đông lạnh mà các bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm không sử dụng đến. Nếu có nhu cầu, các gia đình khác có thể nhận những phôi thai đó để sinh con.
Molly là phôi thai đông lạnh lâu nhất được chào đời.
Trước khi Emma và sau đó là Molly lập kỷ lục, người ta biết rất ít về khả năng sinh tồn của các phôi thai cũ. Khi biết phôi thai của Emma đã bị đông lạnh quá lâu, Tina từng lo lắng điều đó sẽ làm giảm khả năng mang thai của cô.
Tuy nhiên, bác sĩ Jeffrey Keenan, chủ tịch kiêm giám đốc y tế của trung tâm, đảm bảo với bà mẹ trẻ rằng thời gian lưu trữ sẽ không ảnh hưởng đến kết quả. Trong một thông cáo, ông cho biết trường hợp của Emma và Molly là bằng chứng cho thấy không nên loại bỏ phôi thai vì chúng đã “già”.
Chia sẻ với CNN năm 2017, Tina cho biết vợ chồng cô phải vật lộn với việc vô sinh và rất hạnh phúc khi có thể làm cha mẹ nhờ phương pháp cấy phôi thai đông lạnh này.
“Tôi biết tin mang thai Molly chỉ vài ngày trước khi Covid-19 được tuyên bố là đại dịch. Con bé như một điểm sáng, niềm vui đối với chúng tôi trong năm 2020″, bà mẹ 2 con chia sẻ.
Choáng váng sinh vật hình… phôi thai từ "thế giới đã mất" 570 triệu năm trước
Hàng loạt sinh vật kỳ dị đã được bảo quản nguyên vẹn trên đảo Greenland từ trước cuộc bùng nổ sự sống kỷ Cambri.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Uppsala, Đại học Copenhagen và Cơ quan Khảo sát địa chất Đan Mạch đã hé lộ với thể giới một trong những sinh vật được tiến hóa phức tạp đầu tiên của Trái Đất - những thứ vẫn đang gây tranh cãi vì không rõ là đã trưởng thành hay chỉ ở dạng phôi thai.
Các sinh vật cổ quái từ Hệ tầng Portfjeld - Ảnh: ĐẠI HỌC UPPSALA
Trong những tảng đá 570-560 triệu năm tuổi ở Hệ tầng Portfjeld, Bắc Greenland, các nhà cổ sinh vật đã tìm thấy những sinh vật bé nhỏ quái dị này. Chúng được bảo quản tốt đến nỗi có thể phân tích từng tế bào riêng lẻ và thậm chí là các cấu trúc nội bào. Ước tính chúng sống ở vùng biển nông quanh Greenland trong thời kỳ Ediacaran, khoảng 635-541 triệu năm trước.
Phát hiện này thực sự gây choáng váng, bởi người ta tin rằng trước "vụ nổ sinh học" kỷ Cambri, sinh vật Trái Đất vẫn là những dạng đơn bào sơ khai. Nhưng các vi sinh vật này phức tạp hơn suy nghĩ. Chúng mang hình dạng phôi thai và có thể chính là phôi thai của một dạng sống phức tạp hơn. Điều này có nghĩa sự sống phức tạp đã lan rộng khắp hành tinh lâu hơn chúng ta tưởng cả trăm triệu năm. Và đây chính là loài chuyển giao giữa những vi sinh vật khó định hình và những loài được coi là động vật thực sự.
Theo tiến sĩ Sebastian Willman từ Đại học Uppsala, đây có thể là lớp sinh vật đa bào đầu tiên của Trái Đất. Các tác giả cũng hé lộ một thứ gì đó tương tự đã được phát hiện ở Hệ tầng Doushantuo, miền Nam Trung Quốc. Điều này cho thấy lớp "vi sinh vật hình phôi thai" này đã phân tán khắp thế giới.
Có thể nói, phát hiện này đã làm thay đổi lịch sử cổ sinh vật học. Việc tìm thấy chúng được xem như đào được kho báu vĩ đại, bởi các sinh vật hàng trăm triệu tuổi của Trái Đất hầu hết đã bị xóa sổ bởi các cuộc đại tuyệt chủng. Sau mỗi lần đại tuyệt chủng, lớp sinh vật sau tuy vẫn mang tính kế thừa nhưng gần như khác biệt hẳn với lớp sinh vật từ "thế giới đã mất".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Communications Biology.
Lần đầu tiên phát hiện cá mập không có da và răng Một nhóm các nhà nghiên cứu đánh bắt cá ở Sardinia đã rất bất ngờ khi bắt được một con cá mập mèo không có da. Đây cũng là lần đầu tiên một sinh vật như vậy được tìm thấy trong lòng đại dương. Hình ảnh con cá mập mèo không có da nhưng vẫn sống khỏe mạnh. Đối với cá mập, da...
Tin mới nhất
Mùa đông lạnh, nếu cứ ăn cam kiểu này vừa tốn tiền lại vừa sinh bệnh!
10:45:42 22/01/2021
Do cam tốt nên được nhiều người tận dụng để bồi bổ, nhưng họ không đề phòng rằng cam cũng như các thực phẩm khác, đều sẽ phản tác dụng nếu dùng không đúng cách.
Tình dục phù hợp trong ngày lạnh
10:43:35 22/01/2021
Trời lạnh tác động đến mọi mặt của cơ thể. Khi trời lạnh cũng khiến mọi người ngại quan hệ tình dục. Tuy nhiên tình dục hợp lý trong mùa đông cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ăn uống quá đà dịp lễ Tết có thể gây ra các bệnh, vậy ăn uống hợp lý trong dịp nghỉ lễ bằng cách nào?
10:41:02 22/01/2021
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống quá đà dịp lễ Tết khiến nhiều người mắc phải và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe trong dịp lễ Tết.
Đau chân vào mùa đông: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
10:38:02 22/01/2021
Hiện tượng đau chân vào mùa đông bên cạnh nguyên nhân vật lý còn có thể xuất phát từ những yếu tố bệnh lý khác.
Nhiều trẻ nhỏ nhập viện vì ngày nắng, đêm rét
10:31:43 22/01/2021
Những ngày qua, nhiệt độ xuống thấp, rét đậm trên diện rộng, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
Bưởi giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh
10:26:25 22/01/2021
Bưởi chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng kính ngạc bao gồm bảo vệ hệ thống miễn dịch, kiểm soát sự thèm ăn và thúc đẩy giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ sỏi thận…
Bất cẩn khi chuẩn bị nước tắm, hai trẻ nhỏ ở Hà Tĩnh bị bỏng
06:02:00 22/01/2021
Người nhà không kiểm tra kỹ khi chuẩn bị nước tắm nên 2 trẻ nhỏ ở xã Thạch Ngọc và thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị bỏng.
Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống bệnh nhân 14 tuổi bị đa chấn thương
23:15:15 21/01/2021
Được cứu chữa kịp thời, hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định và dự kiến sẽ được xuất viện vào cuối tuần này.
Tấm ảnh cháu bé miền núi phía Bắc "bị xuất huyết dưới kết mạc" do thời tiết rét lạnh đỏ ngầu cả 2 mắt: BS chuyên khoa Mắt nói sự thật về nguyên nhân
22:46:17 21/01/2021
Quan sát thấy mắt em bé bị xuất huyết dưới kết mạc cả hai bên nhưng mi mắt không sụp xuống nên tôi thiên về khả năng giác mạc không bị tổn thương.
5 dấu hiệu cảnh báo dấu hiệu bất thường của sức khỏe
22:42:31 21/01/2021
Cơ thể có nhiều cách để nói với chúng ta những vấn đề mà bộ máy phức tạp bên trong nó đang gặp phải. Vì vậy, hãy cố gắng lắng nghe cơ thể mình để có những biện pháp phòng tránh bệnh tật và chữa trị kịp thời.
Trẻ bị rách lưỡi sau khi ngã từ giường xuống đất
22:39:58 21/01/2021
Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi một tuổi bị rách lưỡi. Trẻ nhập viện trong tình trạng quấy khóc, miệng chảy máu nhiều sau tai nạn sinh hoạt.
Trước mang thai bao lâu cần tiêm vaccine phòng Rubella?
22:36:22 21/01/2021
Mẹ bầu mắc Rubella có nguy cơ sảy thai, thai lưu, thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy nên tiêm phòng trước khi mang thai.
Đột quỵ sẽ rời xa nếu thực hiện phương pháp của bác sĩ Mỹ
22:34:18 21/01/2021
Thực hiện các phương pháp sống đơn giản và lành mạnh sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch, chống đột quỵ.
Vợ 3 lần nhập viện, suýt vỡ thận sau khi "gần gũi" chồng, BS tức giận khi nghe lý do
21:53:09 21/01/2021
Một nữ bệnh nhân 3 lần nhập viện cấp cứu vì nhiễm trùng tiết niệu lan tới thận. Nhưng nguyên nhân hóa ra là do người chồng.
Điều gì xảy ra khi nước tiểu màu đỏ, trắng hoặc xanh, đó có phải dấu hiệu ung thư?
21:50:28 21/01/2021
Nước tiểu có màu đỏ liệu có phải là dấu hiệu bệnh ung thư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp về những nguyên nhân gây ra màu sắc bất thường của nước tiểu.
Whole30 - thực đơn ăn kiêng giúp bạn giảm cân lành mạnh trong 1 tháng
21:40:25 21/01/2021
Chế độ ăn kiêng Whole30 là chương trình ăn uống kéo dài 1 tháng, những người áp dụng chế độ này sẽ phải cắt bỏ rượu, đường, ngũ cốc, các loại đậu, sữa và chất phụ gia khỏi bữa ăn.
Công thức chế biến cần tây đặc biệt tốt cho lá gan
21:36:40 21/01/2021
Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, beta carotene và flavonoid giúp bảo vệ gan và các cơ quan nội tạng khác khỏi những tổn thương do oxy hóa và sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
3 món “đặc sản” dịp Tết làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
21:34:52 21/01/2021
Từ nguyên liệu cho đến quy trình chế biến của một số món ăn lại là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cho con người.
Cách sử dụng bột ngọt hợp lý để tránh ảnh hưởng sức khoẻ
21:31:20 21/01/2021
Bột ngọt, hay còn gọi là gia vị Umami, giúp góp phần mang lại vị ngon cho món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng gia vị này trong chế biến món ăn hằng ngày như thế nào là hợp lý vẫn khiến nhiều người băn khoăn.
Bôi 'thảo dược trắng da' đón tết, mặt sưng đỏ, nổi mụn chính mình không dám nhìn
21:07:25 21/01/2021
Bôi mỹ phẩm làm trắng da thảo dược thiên nhiên mới 3 ngày, mặt chị H. sưng lên, đỏ rát. Hỏi người bán, chị được nói là mỹ phẩm đang phát huy tác dụng nên bôi tiếp, không ngờ mặt chị sưng nhiều hơn, ngứa, rát...
Rối loạn nhịp sinh học ảnh hưởng khả năng chống chọi bệnh ung thư, tiểu đường
21:05:12 21/01/2021
Các nhà khoa học tại Viện bách khoa Rensselaer (Mỹ) vừa công bố nghiên cứu cho thấy các trục trặc trong nhịp sinh học cực kỳ liên quan đến bệnh tiểu đường, ung thư, Alzheimer… theo SciTechDaily.
Sơ cứu trẻ ngộ độc thực phẩm
20:39:33 21/01/2021
Khi trẻ ngộ độc thực phẩm, ngừng ngay món ăn, gây nôn càng nhiều càng tốt để thức ăn và độc tố tống hết ra ngoài.
Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của hạt thông
20:10:17 21/01/2021
Trong những năm gần đây, hạt thông đang trở thành món ăn vặt ngày càng được ưa chuộng, nhất là trong dịp Tết do hương vị thơm ngon và những lợi ích đối với sức khỏe mà loại hạt này mang lại.
Tuân thủ 9 nguyên tắc này xơ gan sẽ tránh xa
20:07:54 21/01/2021
Xơ gan là bệnh gan mạn tính đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và thành lập các nốt tân sinh dẫn tới mất chức năng gan. Xơ gan tiến triển có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Những sai lầm khiến chàng trai phải chạy thận khi mới 17 tuổi
20:06:16 21/01/2021
Ở độ tuổi thiếu niên, H. đã bị suy thận giai đoạn cuối. Thanh xuân của cậu bắt đầu bằng chuỗi ngày chạy thận ở các bệnh viện.
Chế độ dinh dưỡng tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
20:03:02 21/01/2021
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vào thời điểm giao mùa đông - xuân, chế độ ăn uống cho trẻ để tránh các bệnh về đường hô hấp luôn là mối bận tâm của các bậc phụ huynh.
Nước mía có thể giúp giải độc và giảm cân như thế nào?
19:36:40 21/01/2021
Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ Rujuta Diwekar khuyên bạn nên uống nước mía ít nhất 3 lần một tuần để giải độc tự nhiên, theo Times of India.
Loại cà phê mới này mang đến lợi ích sức khỏe quan trọng
19:34:48 21/01/2021
Các nhà khoa học thực phẩm từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã phát triển một loại cà phê và trà giàu probiotic, được thiết kế để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.