Cho sử dụng điện thoại trong lớp, giáo viên lo ‘lệch pha’ với học trò
Điều chỉnh về việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học mà Thông tư mới của Bộ GD-ĐT vừa ban hành đang hút sự quan tâm của các giáo viên, dư luận với những quan điểm trái chiều.
Bộ GD-ĐT vừa công bố thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về một trong các hành vi mà học sinh không được làm là “Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.
Bộ GD-ĐT cho hay việc đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Thông tư mới này sau khi ban hành đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Phụ huynh, giáo viên có nhiều ý kiến trái chiều trước quy định cho học sinh dùng điện thoại trong giờ
Nếu không kiểm soát chặt sẽ dễ “loạn”
Chia sẻ với VietNamNet, cô V.N, giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) cho hay bản thân cô không mấy đồng tình việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học bất cứ lý do gì.
“Sư dung điện thoại thi lam sao học sinh tâp trung thât sư vao tiêt hoc? Chưa kê nhưng em “ghiên” điện thoại thi cang khô giáo viên. Rôi lây gi đê ban đên chât lương?
Video đang HOT
Binh thương câm sư dung điên thoai ma nhiêu khi tui nhỏ con len lut sư dung ơ bên dươi, giáo viên con kho kiêm soat đươc. Nêu giáo viên tinh măt thì cũng phat hiên ngay, nhưng giải quyết xong lại “cut” hưng day. Chưa kê học trò lam gi, xem gi hay đang quay hoăc ghi âm thây cô rôi đưa lên mang?
Giáo viên cho phep sư dung điện thoại vao muc đich phuc vu hoc tâp nhưng rôi liêu co chăc se kiêm soat đươc? Giao viên giang, học sinh ơ dươi mải tim kiêm thông tin, thê thi khác nào giáo viên giang vơi bang va bưc tương”, cô giáo này nói.
Cô V.N cho hay, quy định là thế nhưng rôi sẽ lây cái gi để đam bao la ca lơp bốn mươi mấy học sinh đêu mở điện thoại đê hoc tâp. “Bởi liệu giáo viên có thể goi tên hêt học sinh đê kiêm tra san phâm đươc không? Một tiết học 45 phút, sau khi giao nhiêm vu hoc tâp thử hỏi sẽ goi kiêm tra được mây học sinh?”.
Đồng quan điểm, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu ( Nghệ An): “Điều quan trọng là khi cho phép học sinh dùng điện thoại trong một giờ học, môn học nào đó, giáo viên liệu có kiểm soát được tất cả học sinh của lớp đó về mục đích sử dụng không?”
Theo thầy Hiếu, đây là việc không hề dễ dàng và phải những giáo viên trực tiếp đứng lớp mới hiểu được.
“Dưới góc độ giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi đã chứng kiến sự tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh ra sao.
Nếu không kiểm soát chặt sẽ dễ loạn. Bởi thứ nhất, lớp học sẽ mất tập trung và tạo nên cảm giác “lệch pha” giữa thầy và trò khi thầy nói ở trên còn ở dưới học sinh bấm điện thoại.
Thứ hai, lớp học đông học sinh, ai dám chắc kiểm soát được thời gian cho học sinh sử dụng điện thoại đó, các em đều sử dụng đúng mục đích hay chơi game, nhắn tin buôn chuyện,…”
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)
Ngoài ra, theo thầy Hiếu mỗi địa phương, mỗi gia đình có một điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. “Có phải nhà nào cũng có thể sắm cho con một chiếc điện thoại thông minh, đặc biệt nông thôn nhiều gia đình không có. Như vậy có thể lớp 40 học sinh nhưng chỉ một số em có điện thoại và rồi xảy ra chuyện túm tụm xem điện thoại”.
Thầy Hiếu cũng cho rằng, “chỉ có giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở cấp THCS và THPT mới thấu hiểu được chủ trương này là ổn hay không, lợi hay hại”.
“Đã thực hiện và rất ổn”
Thầy Hoàng Công Viêng, giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh thì cho rằng, việc dùng điện thoại hỗ trợ cho học tập là điều tốt nhưng học sinh sẽ dễ tận dụng để làm việc riêng, rất khó quản lý. “Việc dùng điện thoại có thể được dùng trong các tiết học mà có thảo luận về vấn đề nào đó hay trong các bài kiểm tra trực tuyến… Còn các tiết học bình thường thì không cần thiết”.
Một số giáo viên cho rằng nếu kiểm soát được tốt thì đây là việc này có thể mang đến hiệu quả nhất định.
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho hay, trên thực tế, nhà trường nhiều năm nay đã thực hiện việc này và rất ổn.
“Mỗi lớp có một ngăn tủ đựng điện thoại tự quản, học sinh đến lớp thì để điện thoại vào tủ. Giờ học nào cần sử dụng tra cứu như Ngoại ngữ, Ngữ Văn, các môn khoa học, xã hội… thì giáo viên cho phép và tổ chức cho học sinh sử dụng.
Khi dùng xong thì các em tự động cất vào tủ. Do các lớp đều có camera nên học sinh tự giác không sử dụng khi không dành cho mục đích học tập”.
Ông Tùng cho hay, hiện nay, với một số bài kiểm tra, học sinh của trường đã được sử dụng điện thoại để làm bài trên Microsoft Team ngay trong tiết học.
Hình thức này được cha mẹ học sinh rất ủng hộ.
Trao thưởng hơn 100 triệu đồng cho thầy trò trường chuyên Phan Bội Châu
Hội Khuyến học Nghệ An vừa trao thưởng hơn 100 triệu đồng nhằm ghi nhận những nỗ lực phấn đấu của tập thể giáo viên, học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu trong năm học 2019-2020.
Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo Nghệ An tổ chức lễ trao thưởng học sinh và giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đạt thành tích cao trong năm học 2019-2020.
Lễ trao thưởng là hoạt động thường niên được Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An tổ chức trong nhiều năm vào dịp cuối năm học, nhằm khích lệ động viên học sinh, giáo viên và nhà trường đã không ngừng phấn đấu, thi đua dạy tốt, học tốt, đem lại nhiều thành tích cao.
Ông Trần Xuân Bí - Chủ tịch Hội Khuyến học Nghệ An trao biểu trưng tiền thưởng khích lệ thầy và trò trường THPT chuyên Phan Bội Châu trong công tác bồi dưỡng, thi học sinh giỏi năm học 2019-2020.
Tham dự buổi lễ có ông Trần Quốc Khánh - Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nghệ An, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, đại diện Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An cùng các thầy cô giáo và học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Trong năm học 2019-2020, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có 34 giáo viên có thành tích trong quản lý và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và 83 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia.
Trong năm học 2019-2020, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có 34 giáo viên có thành tích trong quản lý và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và 83 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia.
Cụ thể, 2 học sinh được đặc cách không phải thi quốc gia, vào thẳng vòng II chọn các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế, 13 học sinh đạt giải Nhất, 31 học sinh đạt giải Nhì, 25 học sinh đạt giải Ba, 12 học sinh đạt giải Khuyến khích.
Ngoài ra, trong năm học vừa qua, nhiều học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đạt thành tích trong các cuộc thi khác như: Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cấp quốc gia năm 2019, Olympic Vật lý năm 2020 do Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tổ chức, Olympic tiếng Nga toàn quốc năm học 2019-2020 do Trung tâm văn hóa xã hội Nga tổ chức, Khoa học - Kỹ thuật cấp quốc gia... cũng được trao thưởng đợt này.
Ước mơ làm giáo viên Nguyễn Ngọc Yến (khu vực Thạnh Hưng, phường Phú Thứ, quận Cái Răng) học sinh lớp 11A2, Trường THPT Trần Đại Nghĩa được sinh trưởng trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tuy vậy, Yến luôn nỗ lực học tập khá giỏi, được thầy cô, bạn bè quý mến. Yến đến thư viện trường đọc sách tham khảo để bổ sung kiến...