Cho phép trở lại việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người chưa học sư phạm
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã ban hành các chương trình thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp, có nguyện vọng trở thành giáo viên các cấp tiểu học, THCS, THPT.
Người có bằng đại học không phải ngành sư phạm có thể học để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu muốn trở thành giáo viên – ẢNH MC
Đối tượng áp dụng đối với người có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học là người có bằng cử nhân các chuyên ngành âm nhạc, mỹ thuật, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất và ngoại ngữ. Để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, người học phải hoàn thành 35 tín chỉ.
Đối tượng học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên THCS, THPT là những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học của bậc THCS, THPT. Người học phải hoàn thành 34 tín chỉ để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm…
Mục tiêu của các chương trình bồi dưỡng này là giúp người có bằng cử nhân các chuyên ngành không phải sư phạm, nhưng có sự phù hợp tương ứng với các môn học ở trường phổ thông, có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên của trường phổ thông, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường phổ thông.
Video đang HOT
Việc ban hành các chương trình trên cho thấy Bộ GD-ĐT đã chấp nhận trở lại việc trường phổ thông được tuyển dụng những người không có bằng cử nhân sư phạm nhưng có bằng cử nhân các chuyên ngành khác cộng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Nhiều năm trước, Bộ GD-ĐT đã cho phép người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT thì học thêm khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nhưng từ năm 2014, Bộ GD-ĐT đã ra quyết định dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT.
Vì thế, trong các thông tư ban hành các chương trình nói trên (có hiệu lực từ ngày 22.5), Bộ GD-ĐT ghi rõ, những quy định trước đây trái với thông tư này bị thay thế hoặc bãi bỏ.
Chọn xong SGK, ráo riết tập huấn giáo viên
Ngày 5-4, TP HCM đã chọn xong sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 để sử dụng trong năm học tới. Dự kiến trong tuần này, UBND TP sẽ có văn bản công bố quyết định việc lựa chọn sách
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, ngay sau khi công bố, sở sẽ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng sách giáo khoa (SGK) cho giáo viên (GV) giảng dạy lớp 2, lớp 6 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
UBND TP quyết định việc chọn sách
Tại TP HCM, từ cuối tháng 3, toàn bộ hội đồng lựa chọn SGK theo từng bộ môn của lớp 2 và lớp 6 đã hoàn thành các công đoạn. Theo quy định, Sở GD-ĐT TP HCM đã tổng hợp kết quả lựa chọn của hội đồng và trình UBND TP. Việc chọn SGK lớp 2 và lớp 6 được thực hiện theo Thông tư 25 quy định về chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông, đó là Chủ tịch UBND tỉnh, TP có quyền quyết định việc chọn sách cho học sinh (HS) trên địa bàn, dựa trên đề xuất của hội đồng chọn sách của tỉnh, TP đó; khác với chọn SGK lớp 1 trước đây (SGK lớp 1 do trường thành lập hội đồng và hiệu trưởng được quyền quyết định).
Học sinh lớp 1 tại TP HCM đang học bộ sách "Chân trời sáng tạo" .Ảnh: TẤN THẠNH
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, qua quá trình họp, thảo luận, đánh giá và tiến hành bỏ phiếu kín, SGK tiếng Việt lớp 2 được hội đồng lựa chọn là sách của bộ "Chân trời sáng tạo". Còn với các môn toán, tự nhiên xã hội, hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất, mỹ thuật và âm nhạc, đạo đức, mỗi môn có một đầu sách được bỏ phiếu trên 50%.
Riêng sách tiếng Anh lớp 2 có 3 đầu sách được bỏ phiếu trên 50%. Trước đó, theo góp ý, đề xuất từ các cơ sở, những trường đã sử dụng bộ SGK lớp 1 "Chân trời sáng tạo" đều tiếp tục đề xuất SGK lớp 2 thuộc bộ này. Riêng ở lớp 6, tỉ lệ đề xuất sách của 3 bộ SGK "Chân trời sáng tạo", "Cánh diều" và "Kết nối tri thức với cuộc sống" ngang nhau.
Dù vậy, theo hiệu trưởng một trường THCS tại quận 10, dù quy định các NXB phải công bố bản in, bản điện tử trên trang web để nhà trường và GV góp ý nhưng một số bộ sách rất chậm trễ, ảnh hưởng đến quá trình nhận xét của cơ sở.
Tập huấn GV hoàn thành trong tháng 7
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, ngay sau khi TP công bố danh mục SGK sử dụng trong năm học tới, sở sẽ làm việc với các NXB để tổ chức bồi dưỡng thêm tất cả GV dạy lớp 2, lớp 6. Riêng lớp 1, ở những sách có điều chỉnh, thay đổi, sở cũng sẽ có hướng dẫn điều chỉnh cụ thể.
Tuy nhiên, việc tập huấn, bồi dưỡng tập trung cho GV lớp 2 và lớp 6 thông qua hai hình thức trực tuyến và trực tiếp. Sở GD-ĐT TP sẽ mời các chủ biên, các báo cáo viên là tác giả hoặc cộng tác viên của các bộ SGK để triển khai tập huấn rộng rãi cho GV. Việc tập huấn sẽ được hoàn thành trong tháng 7.
Hiện nay, trong SGK lớp 6 sẽ được dùng trong năm học tới, các môn lý, hóa, sinh, sử, địa sẽ được tích hợp thành 2 môn "khoa học tự nhiên" và "lịch sử - địa lý", nhiều GV vốn chỉ dạy đơn môn lâu nay vướng băn khoăn khi chuyển sang dạy tích hợp. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho rằng các GV sẽ được tham gia tập huấn đầy đủ, nội dung tập huấn theo phương pháp giúp GV đủ khả năng, phương pháp dạy các chủ đề chung của môn học, không phải theo kiểu bổ sung kiến thức vật lý cho GV dạy môn sinh học.
Việc chọn SGK lớp 2 và lớp 6 cho năm học tới được thực hiện theo quy định của Thông tư 25. Như vậy, sẽ có tình trạng là TP chọn SGK không giống với SGK mà cơ sở giáo dục đã lựa chọn. Giải thích điều này, ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng sẽ có trường hợp trường đề xuất bộ sách này, cuốn sách đó nhưng quyết định của TP lại không chọn.
Tuy nhiên, SGK được TP phê duyệt đã được các hội đồng chọn SGK của TP cân nhắc dựa trên các tiêu chí mà UBND TP đặt ra và các tiêu chí về sự phù hợp mà các cơ sở giáo dục đã lựa chọn trước đó. "Dù dạy bằng bộ SGK nào thì GV cũng cần xác định cần mốc đầu ra, tức là yêu cầu cần đạt theo chương trình của cuối năm học lớp 2 là gì, lớp 6 là gì để có thể linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch dạy học. SGK không ảnh hưởng quá lớn đến việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của GV" - ông Hiếu nói.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP, năm nay sách được công bố sớm, sau thời gian tập huấn, các NXB có sách được lựa chọn sẽ chịu trách nhiệm phân phối sách. Nguồn phân phối chính là tại các trường, phụ huynh có thể đăng ký tại trường, tránh mua sách trôi nổi hoặc mua tại các nhà sách.
Lựa chọn SGK mới lớp 2, lớp 6 ra sao? Sau năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa lớp 1 mới với không ít tranh cãi, việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 cho năm học tới sẽ điều chỉnh ra sao là vấn đề nhận được sự quan tâm của xã hội. Từ năm học tới, học sinh lớp 2 và lớp 6 sẽ sử dụng sách...