Chợ nổi Cái Răng Nét độc đáo nơi sông nước Miền Tây
Chợ nổi là loại hình chợ đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long mà không nơi nào có được. Trong đó, chợ nổi Cái Răng Cần Thơ là khu chợ sầm uất, tiêu biểu nhất cho nét văn hóa sông nước miền Tây.
Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, TP.Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30 phút đi thuyền, được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ XX. Khu chợ này chủ yếu buôn bán các loại trái cây, nông sản, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thủa xưa, khu chợ này được hình để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân vì hệ thống đường bộ chưa phát triển. Ngày nay, dù đường sá giao thương thuận lợi, nhưng người ta vẫn duy trì khu chợ nổi này như một nét đẹp văn hóa lâu đời.
Từ sáng sớm hàng trăm chiếc ghe, thuyền từ khắp nơi đã kéo về chợ nổi. Vì vậy, thời gian tham quan chợ nổi Cái Răng lý tưởng nhất là 5h đến 8h sáng.
Hình thức chào hàng của những chợ nổi ở miền Tây là sử dụng cây bẹo. Ghe bán gì thì treo thứ đó lên cây sào cao từ 3 – 5 m để người mua có thể nhận biết từ xa.
Việc treo đồ trên cây sào còn có nhiều thông điệp mà người dân ngầm hiểu với nhau, như “không treo mà bán” là những ghe phục vụ đồ ăn, uống như hủ tiếu, bánh canh, cà phê…
Người dân buôn bán với nhau từ ghe này qua ghe khác bằng cách tung hứng hoặc chuyền tay các món đồ. Các mặt hàng chủ yếu tại chợ là nông sản, đồ thủ công và nhu yếu phẩm. Hòa mình vào không khí của buổi chợ, du khách có thể tìm hiểu cuộc sống sông nước của người dân, trên những “căn hộ di động” với đầy đủ tivi, bếp nấu, cây cảnh…
Video đang HOT
Những chiếc xuồng nhỏ chở đủ loại hành hóa sẽ ghé sát vào thuyền của du khách để thuận tiện cho việc mua bán.
Các mặt hàng phong phú từ hoa quả, trái cây cho đến cà phê, nước ngọt… đều được phục vụ trên sông.
Với những giá trị đặc sắc về văn hóa và kinh tế, Tạp chí Rough Guide (Anh) đã bình chọn chợ nổi Cái Răng là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới, mô tả điểm đặc biệt lạ mắt là các thuyền bán hàng “rực rỡ sắc màu nhiệt đới”.
Các mặt hàng trái cây vô cùng phong phú, giá cả phải chăng. Du khách thường thưởng thức trái cây tươi ngon ngay trên thuyền.
Đến chợ nổi du khách không chỉ tham quan các xuồng trái cây, nông sản mà còn được trải nghiệm các món phở, món nhậu, hủ tiếu, cà phê ngay trên thuyền.
Năm 2013, Đầu bếp nổi tiếng thế giới Gordon Ramsay có dịp ghé thăm và khám phá ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Tình cờ lênh đênh trên chợ nổi Cái Răng, món hủ tiếu đã để lại cho ông một ấn tượng khó quên.
Ông chia sẻ, hủ tiếu ở đây có mùi thơm của hẹ, các loại rau mùi, mọi thứ hòa quyện hoàn hảo để tạo nên một tổng thể vừa thanh nhẹ, vừa đậm đà mà chưa chắc gì những nhà hàng Việt Nam tại London nước Anh có thể sánh bằng.
Năm 2016, chợ nổi Cái Răng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nơi đây là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích khám phá, muốn tìm hiểu về văn hóa miền sông nước Nam Bộ./.
Cần Thơ đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch
Được ví như 'trái tim' của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đa dạng, phong phú, mang nét đặc trưng của một 'đô thị miền sông nước' điển hình.
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, thành phố Cần Thơ nỗ lực tìm giải pháp phục hồi du lịch thông qua việc liên kết với các tỉnh, thành phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.
Hấp dẫn đô thị miền sông nước
Từ nhiều năm qua, thành phố Cần Thơ được biết đến như là "đô thị miền sông nước" với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các chợ nổi trên sông độc đáo. Đặc biệt, với các điểm tham quan nổi tiếng như bến Ninh Kiều, cầu đi bộ, chợ nổi Cái Răng, các vườn cây ăn trái cùng nhiều công trình di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử văn hóa và làng nghề truyền thống đã tạo nên các sản phẩm tour hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Cần Thơ.
Chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ) - điểm đến thu hút khách bởi những nét văn hóa đặc trưng miền sông nước.
Bằng việc khai thác những giá trị văn hóa điển hình để tạo nên những sản phẩm mang tính đặc trưng, các doanh nghiệp lữ hành tại Cần Thơ đã xây dựng nhiều sản phẩm tour đa dạng, phong phú như: Khám phá sông nước Mekong, xuôi dòng Cửu Long giang, khám phá nét văn hóa phương Nam, một ngày làm điền chủ, ngày hội bánh - trái Mỹ Khánh, tham quan Chợ nổi Cái Răng - vườn trái cây...
Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có nhiều loại hình thương mại dịch vụ và vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách. Đặc biệt phải kể đến những dịch vụ du lịch hấp dẫn như: Trải nghiệm dịch vụ tàu cao tốc hiện đại của Công ty cổ phần Mai Linh Tây Đô với tour Cần Thơ - Côn Đảo; tour khám phá chợ nổi và miệt vườn sông nước, ngắm hoàng hôn sông Mekong bằng tàu gỗ Mystic Sampan...
Trải nghiệm làm bánh tại Làng du lịch Cồn Sơn (thành phố Cần Thơ).
Với những tiềm năng, lợi thế và sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng nổi trội so với các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngành Du lịch Cần Thơ đã đón 5.605.865 lượt khách du lịch (giảm 36,8% so với cùng kỳ năm 2019); khách du lịch lưu trú đạt 2.020.145 (giảm 32,8% so với cùng kỳ).
Trong đó, khách quốc tế lưu trú ước đạt 111.420 lượt (giảm 72,7% so với cùng kỳ), khách nội địa lưu trú ước đạt 1.908.725 lượt (giảm 26,5% so với cùng kỳ); tổng thu từ du lịch ước đạt 3.169 tỷ đồng (giảm 28,6% so với cùng kỳ).
Tăng cường liên kết
Sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ đang được khởi động trở lại, trong đó, thành phố đặc biệt chú trọng đến việc kết nối các doanh nghiệp du lịch của tỉnh với các địa phương trong cả nước, các tỉnh, thành phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.
Đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của Hà Nội và Cần Thơ trong việc liên kết, hợp tác phát triển du lịch, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ cho rằng: "Thành phố Cần Thơ cùng với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hà Nội cùng với các tỉnh, thành phía Bắc có vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên, sản phẩm du lịch chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng của hai vùng miền riêng biệt. Đây là lợi thế khác biệt, hỗ trợ lẫn nhau nhằm kết nối tour tuyến, thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm sản phẩm du lịch giữa các địa phương".
Những năm qua, thành phố Hà Nội và thành phố Cần Thơ đã có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho rằng: "Mỗi địa phương đều có những thế mạnh, tiềm năng riêng để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng. Sản phẩm du lịch ở mỗi địa phương có sức hấp dẫn riêng, có thế mạnh riêng về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn lực phát triển. Vì vậy, cần kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, phong phú, cung cấp cho du khách".
Du khách tham quan nhà cổ Bình Thủy (thành phố Cần Thơ).
Cùng quan điểm trên, ông Hồ Xuân Phúc, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch thương mại và đầu tư Hà Nội (Hanotours) chia sẻ: "Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và Cần Thơ sẽ giúp các doanh nghiệp Hà Nội kết nối và mở rộng thêm đối tác cung cấp, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, việc liên kết hợp tác này cũng giúp cho các doanh nghiệp Hà Nội có thêm những sản phẩm mới đến Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung trong thời gian tới".
Nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa Hà Nội và Cần Thơ trong thời gian tới, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu đề xuất, hai cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần cam kết tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa về hợp tác phát triển du lịch, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm độc đáo, đặc sắc và phải lấy khách du lịch nội địa làm trọng tâm; bảo đảm sản phẩm du lịch an toàn, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, hai địa phương cần tăng cường hợp tác trong tuyên truyền, quảng bá tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của mỗi địa phương; thực hiện liên kết website; phối hợp tham gia các sự kiện du lịch, các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch cũng như đào tạo nguồn nhân lực; phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc...
Tại hội nghị, hơn 20 doanh nghiệp du lịch, lữ hành của Cần Thơ đã giới thiệu đến các doanh nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc những sản phẩm du lịch mới, đặc sắc nhằm hưởng ứng chương trình Kích cầu du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong khuôn khổ hội nghị, 8 doanh nghiệp đại diện cho hai thành phố Cần Thơ và Hà Nội đã ký kết hợp tác nhằm tăng cường trao đổi khách trong thời gian tới.
Mênh mang đất mũi Cà Mau Đến với điểm cuối cùng trên dải đất hình chữ S, bạn sẽ đắm chìm trong một màu xanh yên bình của biển trời, của những rừng tràm và mênh mang sông nước miền Tây. Rừng U Minh Hạ Nhắc tới những điểm tham quan nổi tiếng nhất của du lịch Cà Mau, chắc chắn vườn quốc gia U Minh Hạ là cái...