Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: Các em mê chat chit, giáo viên sao dạy được?
Hiện nay nhà trường không cho học sinh dùng điện thoại trên lớp, nhưng các em vẫn lén lướt mạng, chat chit dù thầy cô đang giảng bài. Tôi từng bị phụ huynh trách cứ: ‘ Sao cô biết T.A. dùng điện thoại mà không nhắc giúp, giờ cháu bị nghiện rồi’.
Việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học khiến giáo viên lo ngại – Ảnh minh họa: Quang Định
Giáo viên chịu áp lực
Vừa là giáo viên vừa là phụ huynh, tôi cảm thấy sửng sốt khi nghe thông tin học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp học.
Tôi dạy cấp III và trong nhiều năm nay việc học sinh sở hữu một chiếc điện thoại thông minh trở nên thông dụng hơn bao giờ hết. Phần nhiều phụ huynh trang bị điện thoại cho con để tiện liên lạc khi đưa đón. Thế nhưng tôi nhận thấy các em quan tâm quá nhiều vào điện thoại, mặc giáo viên ra quy định “ai sử dụng điện thoại trong giờ học sẽ bị tịch thu”.
Tôi nhớ cách đây hai năm, có phụ huynh nhắn tin trách tôi rằng: “Sao cô biết Tuấn Anh nhà tôi dùng điện thoại mà cô không nhắc nhở giúp, giờ cháu bị nghiện điện thoại nặng rồi, học hành sa sút”. Thú thật khi nhận được tin nhắn ấy, tôi chẳng biết trả lời phụ huynh ấy thế nào.
Thực tế, giáo viên cảm thấy rất áp lực trong việc quản lý học sinh bởi thực trạng ở trên giáo viên giảng bài, ở dưới học sinh lén lút dùng điện thoại diễn ra nhan nhản. Tôi tin chắc điện thoại đang làm thầy trò trở nên xa nhau, khoảng cách rộng hơn trước kia rất nhiều.
Video đang HOT
Các em vẫn ngấm ngầm chat, lướt web, chẳng màng nội quy cấm sử dụng. Có lúc tôi nhắc nhở nhưng có lẽ cũng chẳng còn nhiều tác dụng. Và giờ học của cả cô lẫn trò kém chất lượng khi lác đác có những cái đầu cúi xuống gầm bàn với điện thoại.
Cấm còn thế, nếu hợp thức hóa sự có mặt của điện thoại trong lớp học thì sẽ ra sao? Ai dám chắc các em tra cứu thông tin phục vụ việc học hay lại xao nhãng việc học?
Lợi bất cập hại
Lâu nay việc học sinh mang theo điện thoại khi đi học vẫn là vấn đề nan giải đối với các thầy cô giáo. Hiện nay, học sinh mang theo điện thoại đã trở nên khá phổ biến. Thậm chí học sinh lớp 4, 5 cũng được phụ huynh cho mang theo điện thoại. Như tại trường con tôi đang theo học, học sinh không được sử dụng điện thoại trong khuôn viên trường.
Quy định là vậy nhưng thực tế phần lớn học sinh đi học đều mang theo điện thoại như vật bất ly thân. Liên lạc với phụ huynh thì ít, nhưng cốt yếu là để chơi game, chat trong giờ học, truy cập mạng xã hội, thậm chí có cả việc xem phim người lớn. Để rồi không ít học sinh ham chơi hơn học, cãi vã, xô xát vì những mâu thuẫn, bất đồng từ các group chat, mạng xã hội.
Không ít trường hợp cả ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giám thị lẫn phụ huynh phải tốn thời gian lẫn công sức giải quyết những hệ lụy từ điện thoại do học sinh mang vào lớp học.
Học sinh dùng điện thoại trong giờ học như thế nào?
Điện thoại không chỉ là phương tiện nghe nhìn, giải trí mà còn là công cụ để giáo viên thực hiện những tiết học đổi mới, giúp học sinh hào hứng và thích thú.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) sử dụng điện thoại di động trong giờ học - ẢNH: PHÚ HUỲNH
Học và kiểm tra bằng điện thoại di động
"5 phút đọc báo cùng bạn" là hoạt động mở đầu trong mọi tiết dạy hóa học của thầy giáo Phạm Lê Thanh, Trường THCS - THPT Tân Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM). Chẳng hạn trong bài học về tính chất hóa học của ô xy, thầy giáo Phạm Lê Thanh đã cho học sinh (HS) tạo nhóm với 2 thành viên cùng truy cập vào các bài báo với nội dung liên quan để giải quyết một số vấn đề. Sau thời gian cho phép, HS nộp lại điện thoại lên bàn giáo viên (GV) và không sử dụng vào các mục đích khác như lên Facebook, chơi game...
Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), thường tổ chức môn học theo hình thức dự án. Vì vậy, việc HS sử dụng điện thoại được coi là công cụ thực hiện thảo luận vì HS cần lên mạng để tìm kiếm thông tin hoàn tất nội dung của dự án.
Nguyễn Trần Lam, HS lớp 12D Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cũng cho biết hầu như môn học nào cũng có những giờ học các thầy cô yêu cầu HS lấy lại điện thoại để làm bài tập bằng một ứng dụng thông minh.
"Cũng giống như những khi học thực hành, trải nghiệm ngoài lớp học, đó là những lúc không khí cả lớp rất hào hứng", Lam chia sẻ. Tuy nhiên, Lam cũng cho biết ở trường nếu như GV không yêu cầu sử dụng điện thoại mà HS tự ý dùng vào việc khác thì sẽ bị thu đến hết năm học hoặc hết học kỳ mới trả.
Chỉ sử dụng khi giáo viên thấy cần cho việc học
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cho biếttheo Thông tư 12 trước đây, hành vi HS không được làm là "sử dụng điện thoại di động trong giờ học", tức là cấm hoàn toàn. Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về các hành vi HS không được làm. Một trong số đó là "sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được GV cho phép". Bộ GD-ĐT đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp HS cần tra cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của GV. Cần phải hiểu rằng việc GV cho phép sử dụng điện thoại cho mục đích học tập cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn để thực hiện, sau đó phải dừng lại chứ không thể có chuyện sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học.
Biến phương tiện thành công cụ học tập
Nhìn nhận về quy định HS được dùng điện thoại trong giờ học, ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM), nói để biến điện thoại thành công cụ học tập hữu ích thì cần có sự đồng bộ tương thích từ quy tắc ứng xử, văn hóa sử dụng, chương trình và các hoạt động giáo dục. Tương tự, ông Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang (Q.5, TP.HCM), cho hay phải xác định rằng quy định cho HS dùng điện thoại ở góc độ hướng đến mục đích là thay đổi phương pháp học tập, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá để tạo hứng thú học tập đối với HS chứ không phải cho các em tự do, thoải mái sử dụng trong nhà trường.
Thầy Phạm Lê Thanh cho rằng quy định này giúp HS thích ứng với xu hướng đổi mới phương thức thi THPT quốc gia trên máy tính sắp tới mà Bộ đang xây dựng.
Trước quy định mới này, theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), chắc chắn sẽ có những lo ngại từ phụ huynh cho đến GV về góc độ quản lý việc sử dụng, nhưng cần nhìn ở góc độ tích cực. Thầy cô quản lý giờ dạy chắc chắn biết các em đang làm gì. Chỉ nhìn vào mắt HS là biết các em có hiểu bài hay không nên việc quản lý sử dụng điện thoại trong một tiết học là bình thường.
Chỉ được dùng khi giáo viên cho phép
Tương tự, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie (Hà Nội), cho rằng điện thoại thông minh được sử dụng trong giờ học như một "đồ dùng học tập" đối với HS, cũng như máy tính cầm tay, thước kẻ, compa... Khi GV yêu cầu HS sử dụng điện thoại truy cập nội dung nào đó trên mạng internet phục vụ bài học, lúc đó HS mới được dùng, hết "nhiệm vụ", GV yêu cầu HS cất đi hoặc thu lại, tùy nội quy của từng trường.
Cô An Thùy Linh, GV dạy tiếng Anh, Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng với một số môn học, giờ học đặc thù, khi GV áp dụng công nghệ thông tin trong giờ học thì GV bộ môn sẽ quyết định cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh để phục vụ cho những nội dung và hoạt động giáo dục nhất định. Do vậy, dù cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học nhưng thực tế đó không phải là quyền của HS mà là quyền của GV.
Tuy nhiên, cô Thùy Linh cũng lo ngại nếu hiểu không đúng về điều này thì sẽ dẫn tới tình huống HS nghĩ rằng mình có quyền được sử dụng điện thoại trong mọi giờ học và phản ứng khi phải thu điện thoại như trước nay vẫn làm.
Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Những tiết học không biên giới Quy định học sinh THCS, THPT được phép sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ mục đích học tập, dưới sự đồng ý của giáo viên đã nhận được sự đồng tình của giáo viên và chuyên gia. Những tiết học không biên giới qua chiếc điện thoại. Ảnh có tính chất minh họa/internet Theo thầy Nông Ngọc Trọng -...