Chip giả tuồn vào chuỗi cung ứng
Tình trạng khan hiếm chip toàn cầu khiến một số nhà sản xuất công nghệ lớn phải chấp nhận rủi ro, mua chip từ nguồn hàng không rõ chất lượng.
Junichi Fujioka, CEO hãng điện tử Nhật Jenesis, cho biết công ty ông đã bị một nhà cung cấp chip giả đánh lừa. Jenesis, hiện đặt nhà máy sản xuất tại một tỉnh ở miền nam Trung Quốc, không thể mua máy vi tính từ nguồn cung trước đây. Do cần thiết bị, nhà máy buộc phải đặt hàng thông qua website thương mại điện tử Alibaba. Tuy nhiên, những thiết bị này không lên nguồn sau khi khởi động.
Một số chuyên gia của Jenesis kiểm tra và phát hiện thông số kỹ thuật của chip trong máy hoàn toàn khác so với những gì đã đặt hàng. Dù bên ngoài, những chip này được dán nhãn và cấu hình “có vẻ chính hãng”. Bộ phận mua hàng của Jenesis sau đó liên hệ và phản ánh với nhà cung cấp. Tuy nhiên, mọi liên lạc đã bị cắt đứt.
Theo Nikkei Asia , câu chuyện của Fujioka chỉ là một trong nhiều trường hợp các nhà máy sản xuất bị lừa mua phải sản phẩm hoặc linh kiện giả, kém chất lượng hoặc tái sử dụng. Xu hướng này đang ngày càng tăng, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu thiếu chất bán dẫn.
Một kỹ sư tại Oki Engineering đang kiểm tra chất lượng chip bán dẫn.
Video đang HOT
Theo một quan chức trong ngành, một thuật ngữ mới bắt đầu xuất hiện sau khi nguồn cung bán dẫn toàn cầu thiếu trầm trọng do Covid-19, là “Chips in Distribution”. Cụm từ này chỉ những chip được bán từ các nguồn không phải là nhà sản xuất hoặc nhà phân phối được ủy quyền, không được bảo hành, không biết được tạo ra ở đâu và khi nào, nhưng dễ dàng lọt vào các đơn hàng nếu phía mua không kiểm tra kỹ.
Cũng theo người này, chip không rõ nguồn gốc có thể được lấy từ các thiết bị điện tử cũ, rác thải điện tử, sau đó làm mới. Chúng thường không đạt tiêu chuẩn chất lượng và lẽ ra phải bị hủy bỏ. Ngoài ra, có trường hợp chip được gắn nhãn nhà sản xuất uy tín, có tem bảo hành nhưng thực tế không hoạt động được.
Sự phổ biến ngày càng tăng của chip giả thậm chí đang tạo ra một loại hình kinh doanh mới: Kiểm tra chip giả chuyên sâu.
Oki Engineering, một công ty con của Oki Electric Industry (Nhật Bản), hiện cung cấp dịch vụ xác minh chất lượng chip, giúp các nhà sản xuất thiết bị điện tử có thể loại bỏ chip bị lỗi trước khi mua. Doanh nghiệp này hiện có 20 kỹ sư chuyên phân tích, kiểm tra chip giả thông qua hệ thống tia laser, kính hiển vi, tia X và các thiết bị chuyên dụng khác. Việc kiểm tra bao gồm làm tan chảy chip hoặc vỏ bọc để xem thành phần bên trong, xác thực logo của nhà sản xuất, xem xét các mẫu dấu vết trên chip silicon…
“Các nhà sản xuất thiết bị điện tử đang tuyệt vọng trong việc đảm bảo nguồn cung chip. Chỉ cần thiếu một thành phần cũng đủ để sản phẩm không thể đến tay đối tác”, Masaaki Hashimoto, Chủ tịch của Oki Engineering, nói. “Nhưng một khi linh kiện bán dẫn giả được lắp ráp vào thiết bị, lúc đó đã quá muộn để can thiệp. Rất nhiều nhà sản xuất thiết bị đang muốn khắc phục khiếm khuyết này từ trong trứng nước thông qua kiểm tra trước”.
Hashimoto cho biết, Oki Engineering bắt đầu cung cấp dịch vụ kiểm tra chip giả vào tháng 6 và đã nhận được khoảng 150 đơn hàng trong tháng 8. Nhiều yêu cầu trong đó là từ các nhà sản xuất máy móc công nghiệp và thiết bị y tế. Sau khi kiểm tra khoảng 70 trường hợp, Oki Engineering tìm thấy 30% số chip “có vấn đề”.
Chip thật được đánh dấu ở package (ảnh trên), trong khi chip giả (ảnh dưới) không có dấu hiệu này.
Theo Hashimoto, dấu hiệu đáng ngờ nhất trên chip giả nằm ở vỏ ngoài hoặc quy cách đóng gói (package). Thông thường, một dấu tròn nhỏ khắc trên package nhằm giúp định hướng khi lắp đặt. “Nhiều trường hợp, chip giả đánh dấu sai vị trí”, Hashimoto nói.
Kei Takamori, trưởng bộ phận kiểm thử của Oki Engineering, cho biết chip giả hoặc bị làm mới từ chip cũ sẽ có các dấu hiệu khác dễ nhận biết như thiết kế không đồng nhất, tem được dán không đúng quy cách của nhà sản xuất thật. Tuy vậy, ông cũng thừa nhận nhiều chip giả được làm một cách tinh vi và dễ trộn lẫn vào chip thật.
Theo ZDNet , nạn nhân chính của chip giả là các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn nhỏ và những thương hiệu công nghệ mới gia nhập thị trường. Trong khi đó, chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất nổi tiếng khó bị ảnh hưởng bởi những lô hàng kém chất lượng do đã đặt hàng trước nhiều năm.
Tuy vậy, theo Sina , thực tế là một số chuyên gia trong ngành cũng đề cập rằng vẫn nạn chip giả khá phổ biến. Tuy nhiên, các nhà sản xuất bị hại thường không muốn công khai thừa nhận vì một số lý do. Một số nhà sản xuất vừa và nhỏ trong thế cấp bách thậm chí đã mua chip giả từ các kênh không chính thức và sử dụng ngay trên sản phẩm của mình.
Theo các chuyên gia, những hành động trên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của công ty, cũng như việc giám sát thị trường chip giả càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt một số phi vụ mang tính chất xuyên quốc gia. Ngoài ra, thiết bị gắn chip giả sẽ gây ra thiệt hại lớn cho thị trường nói chung và người dùng nói riêng do hiệu suất không ổn định và các nguy cơ khác.
MediaTek nới rộng khoảng cách với Qualcomm
MediaTek gây chú ý vào đầu năm nay sau khi trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới trong năm 2020. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy công ty đang ngày càng củng cố vị trí số 1 của mình.
MediaTek tiếp tục lãnh đạo thị phần chip di động
Theo Android Authority , báo cáo kết quả quý 2/2021 của Counterpoint Research về doanh số chip xử lý cho thấy MediaTek đã giành được 43% thị phần chip smartphone toàn cầu trong quý 2, cao hơn nhiều so với 35% thị phần trong quý 1/2021. Trong khi đó, thị phần chip của Qualcomm tiếp tục tụt dốc khi chỉ chiếm 24% thị phần, thấp hơn so với 29% thị phần của quý 1/2021.
Counterpoint lưu ý sự tăng trưởng của MediaTek là do công ty tập trung vào các chip 5G tầm trung đến giá rẻ, cũng như các chip LTE. Trong khi đó, tốc độ cung cấp chip của Qualcomm được cho là bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng thiếu chip trong toàn ngành cũng như năng suất thấp hơn.
Mặc dù bị MediaTek bỏ lại phía sau khá xa trên thị trường chip nhưng Counterpoint cho biết Qualcomm chiếm 55% thị phần modem băng tần cơ sở 5G so với chỉ 30% của MediaTek. Cả hai đều tăng so với các mức tương ứng là 29% và 11% trong cùng kỳ năm ngoái.
Được biết, MediaTek là chip nổi bật ở phân khúc tầm trung và giá rẻ, trong khi chip của Qualcomm thường là lựa chọn hàng đầu của các thương hiệu lớn trên phân khúc cao cấp. Có vẻ như cao cấp là phân khúc tiếp theo mà nhà sản xuất chip Đài Loan nhắm tới bởi trong cuộc họp báo hồi đầu năm, hãng cho biết sẽ cung cấp ra thị trường các chip cao cấp nhằm "thúc đẩy phong trào công nghệ".
Chip giả tấn công thế giới công nghệ Chip giả đang len lỏi khắp nơi, nhưng các công ty công nghệ vừa và nhỏ không đủ thời gian và kinh phí để kiểm tra, khiến thị trường ngày càng hỗn loạn. "Do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, công ty cần thu hồi và làm lại toàn bộ lô hàng này. Hơn 7.000 sản phẩm. Chúng tôi đã làm lại hơn...