Chính thức bỏ quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên
Không quy định GV mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải có chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ, tin học trong quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV.
Một giờ học tiếng Anh của học sinh THPT tại TP.HCM với giáo viên nước ngoài – ĐÀO NGỌC THẠCH
Xung quanh băn khoăn của các địa phương về vấn đề giáo viên (GV), ông Đặng Văn Bình, Phó cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết: Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã ký một loạt thông tư quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non, phổ thông để chuẩn bị ban hành. Dự kiến, các thông tư này sẽ có hiệu lực trong tháng 3.2021.
Theo đó, không quy định GV mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải có chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ, tin học trong quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV. Thông tư sắp tới cũng không quy định GV dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ 2 và GV dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ tiếng dân tộc.
Về nguồn tuyển GV tiếng Anh, tin học, ông Bình cho biết cuối tháng 1 vừa qua lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các địa phương về việc chuẩn bị đội ngũ cho các môn học này ở tiểu học. Trong đó có nêu các phương án đề nghị địa phương phải chủ động về nguồn tuyển, đặt hàng với các cơ sở đào tạo; có các phương án khác nhau như: tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế, ký hợp đồng, tổ chức dạy học trực tuyến để tận dụng nguồn GV trên cùng một địa bàn… để đảm bảo đến năm 2022 không bị động vì thiếu GV.
Về định mức GV, theo ông Bình, dù chương trình hiện hành hay chương trình 2018 thì các trường chỉ dạy học tối đa 35 tiết/tuần. Do vậy, dù có thêm môn học bắt buộc là tiếng Anh và tin học thì định mức 1,5 GV/lớp vẫn phù hợp.
Địa phương truy chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, giáo viên mong Bộ sớm "giải vây"
Giáo viên chỉ biết cầu mong Bộ Giáo dục sớm ra văn bản để chúng tôi không bị làm khó cũng là để chúng tôi đỡ mất một khoản tiền vô ích.
Ngày 26/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ - đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có cuộc tiếp xúc cử tri thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tại đây, Bộ trưởng đã thông tin, thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, sẽ xóa bỏ Chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên [1].
Các trường thuộc khối trung học phổ thông ở tỉnh Đăk Nông đồng loạt lập danh sách những giáo viên thiếu chứng chỉ phải bổ sung trước ngày 31/12/2020 về Sở Giáo dục. (Ảnh CTV)
Video đang HOT
Thông tin trên cũng được ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay: Bộ Nội vụ đã có ý kiến chính thức về việc này tại Công văn số 4853 ngày 16/9/2020 và Công văn số 5646 ngày 27/10/2020.
Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hiện thực hóa trong nhóm thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập sắp được ban hành.
Ông Bình cho biết thêm, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng không còn yêu cầu giáo viên phải có Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; Không quy định giáo viên dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ 2; Không quy định giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc.
Do đó, giáo viên chưa học hoặc chưa có những loại Chứng chỉ như ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc, ngoại ngữ 2 (với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoàn toàn có thể yên tâm không cần học thêm chứng chỉ để "hợp thức hóa".
Giáo viên tỉnh Đắk Nông chưa kịp mừng lại hoang mang, lo lắng tìm cách đi học lấy chứng chỉ
Trước thông tin bỏ chứng chỉ từ những người có trách nhiệm cao nhất ngành của giáo dục thì gần như tất cả các nhà giáo đều rất vui mừng, hồ hởi.
Vui vì sẽ không bị mất một khoản tiền không hề nhỏ chỉ để nhận về 2 tờ giấy chứng nhận có dấu đỏ kẹp hồ sơ.
Vui vì sẽ không bị day dứt vì bản thân là nhà giáo mà lại phải gian lận và tiếp tay cho sự gian dối trong thi cử.
Từ thực tế người viết quan sát thấy, phải nói thẳng ra rằng, có những thầy cô một chữ ngoại ngữ cắn đôi không biết nhưng nộp tiền xong chỉ một buổi là vào thi ngon lành và đỗ ngay chứng chỉ loại khá.
Thế nhưng, niềm vui chẳng tày gang khi nhà trường lại bất ngờ thông báo sẽ lập danh sách những giáo viên, nhân viên không có chứng chỉ gửi về Sở Giáo dục.
Cô giáo M. (đã đổi tên nhân vật) công tác tại một trường phổ thông trên địa bàn huyện Đakr'lap, tỉnh Đắk Nông cho biết: Ngày 22/12/2020, tất cả các trường thuộc khối trung học phổ thông ở tỉnh Đăk Nông gửi danh sách những giáo viên thiếu chứng chỉ phải bổ sung trước ngày 31/12/2020 về Sở Giáo dục.
Tin nhắn của giáo viên Đắk Nông
Lần này, Sở Giáo dục không gửi công văn mới mà họ căn cứ những công văn gửi hồi tháng 6/2020 (Công văn số: 909/SGDĐT-TCCBTC về việc đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện điều kiện, tiêu chuẩn theo chức danh nghề nghiệp; Công văn 785 về việc rà soát điều kiện tiêu chuẩn vị trí việc làm nhân viên; Công văn 848 rà soát điều kiện tiêu chuẩn vị trí việc làm cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc).
Trên cơ sở đó, các trường lập danh sách gửi lên Sở những giáo viên thiếu chứng chỉ thì phải hoàn thành trước ngày 31/12/2020. Nhân viên có 58 người, giáo viên có 343 người thiếu chứng chỉ".
Cô M. cho biết thêm: "Trước thông tin này, nhiều giáo viên hoang mang, lo lắng vì chỉ còn vài ngày nữa là hết thời hạn nộp chứng chỉ, giáo viên chúng tôi phải làm gì đây? Họ làm thế, chẳng khác nào ngấm ngầm tạo cơ hội để các trung tâm liên kết để đào tạo chứng chỉ cấp tốc ăn tiền của chúng tôi".
Tin nhắn của giáo viên Đắk Nông
Thầy giáo T. (xin được giấu tên) cũng nói rằng: "Giáo viên bị lập danh sách vì thiếu chứng chỉ lại tìm cách có được chứ chẳng ai dám lên tiếng vì họ sợ".
Để có Chứng chỉ tin học giáo viên phải bỏ ra 1.5 triệu đồng còn Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có giá từ 6 triệu đồng trở lên.
Ngày nộp chứng chỉ cận kề, làm sao chúng tôi có thể học được? Trong khi các trung tâm trên mạng lại liên tục chào giá? Nếu không có sẽ thế nào đây? Liệu có bị thu hồi quyết định tuyển dụng như nhiều người đang đồn? Nếu có thì thật là bất công cho hàng trăm con người.
Bộ cần thông báo rõ ràng đến các địa phương, "giải vây" cho giáo viên
Trước thông tin sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên được Bộ trưởng Bộ Giáo dục đưa ra cùng với trả lời của ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo thì gần như chắc chắn giáo viên không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.
Những thông tin này đã được các tờ báo lớn, nhỏ đăng tải trong suốt thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông lại tiếp tục yêu cầu lập danh sách giáo viên, nhân viên thiếu chứng chỉ gửi về Sở và còn ghi rất rõ thời hạn cuối cùng phải hoàn thành chứng chỉ trước 31/12/2020?
Chỉ sau động thái lập danh sách giáo viên, nhân viên thiếu chứng chỉ của các trường thì giáo viên lại phải đôn đáo tất tả tìm nguồn tiền thậm chí chấp nhận vay nóng để tìm nơi "học" còn các trung tâm lại có cơ hội ngồi đếm tiền?
Ngày 9/1 vừa qua, hơn 200 giáo viên các môn học đã phải tất tả đi thi chứng chỉ tiếng dân tộc. Mỗi chứng chỉ nộp vào 1.500.000 đồng. Dù ai người trong cuộc tiết lộ, các đồng nghiệp này ai cũng xót ruột vì phải bỏ tiền vô ích nhưng không đi lại sợ. Số giáo viên còn lại vẫn đang nấn ná chờ động thái chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học từ Bộ Giáo dục và Đào tạo như đã hứa.
Tin nhắn của một giáo viên ở Đắc Nông
Và rồi, những tờ chứng chỉ giáo viên lấy về có lẽ sẽ "đoản thọ" khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư mới, xóa bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên.
Thầy giáo H. cho biết: "Sau khi nghe thông tin nhà trường lập danh sách giáo viên thiếu chứng chỉ, một số giáo viên cũng rất sợ nên đã đăng ký đi học lấy chứng chỉ Tin học vì chỉ nộp 1.500.000 đồng và lấy ngay chứng chỉ trong một buổi.
Riêng chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 thì rất khó vì phải về thành phố và số tiền nộp vào để học thi khá lớn, một số thầy cô nói cứ để liều chờ quy định của Bộ xem sao".
Giáo viên chỉ biết cầu mong Bộ Giáo dục sớm ra công văn để chúng tôi không bị làm khó cũng là để chúng tôi đỡ mất một khoản tiền vô ích trong khi cuộc sống của đa phần các nhà giáo còn rất nghèo và vất vả.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7093
Từ chuyện miễn chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ cho thầy cô, bao giờ hết cảnh nhà nhà đi kiếm chứng chỉ? Sau 12 năm tồn tại, Bộ Nội vụ vừa thống nhất với đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc không quy định giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hơn 1 triệu thầy cô sẽ được miễn chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ từ tháng 2/2021....