Chính sách tín dụng cho sinh viên ngành sư phạm: Một giải pháp nhân văn
Chính sách miễn học phí đối với SV ngành SP thực hiện từ năm 1998 đến nay có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cũng có các tác động tiêu cực của chính sách như liệu những SV này có thực sự phù hợp với yêu cầu ngành cũng như có nhiều SV giỏi vào ngành SP hay không.
Thí sinh làm hồ sơ tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Một nghiên cứu mới đây tại Trường CĐSP Vĩnh Long cho thấy 36,54% SV năm thứ nhất chọn học tại trường này với lý do “miễn học phí”. Một nghiên cứu khác cho kết quả 13,7% SV khẳng định gia đình có khả năng đóng tiền học phí cho họ, 18,8% SV cho biết bản thân có khả năng tự đóng học phí, 22,1% cho rằng vẫn tiếp tục học SP dù không được miễn học phí. Vì thế, không đủ luận cứ để khẳng định SV ngành SP có hoàn cảnh khó khăn sẽ bỏ học nếu chính sách này không còn tồn tại.
Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế – xã hội, việc thu hút học sinh giỏi bằng hình thức miễn học phí đã không còn nhiều tác dụng. Thực tế cho thấy các học sinh khá, giỏi thường có rất nhiều lựa chọn để theo học các ngành nghề khác hơn chọn SP. Điều này dẫn tới hệ quả, ngành SP trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những SV học lực trung bình hoặc trở thành nguyện vọng 2 khi những ngành nghề khác không đủ điểm đầu vào. Điều này đặc biệt diễn ra ở những trường SP địa phương.
Theo quy định, để được hưởng chính sách miễn học phí, SV phải có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành giáo dục. Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình thực thi chính sách này, không có bất cứ cơ quan, đơn vị hay bộ phận nào để kiểm tra xem SV có thực hiện đúng cam kết hay không. Điều này dẫn tới sự phí phạm ngân sách nhà nước đầu tư cho những SV này và tạo ra sự thiếu công bằng so với những SV của các ngành nghề khác ở một mức độ nhất định.
Chính sách này cũng ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước. Thực tế nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước dành để thực hiện chính sách miễn học phí cho SV SP không nhỏ. Theo báo cáo từ các hội nghị kế hoạch ngân sách của Bộ GD-ĐT, năm 2011, trong hơn 4.000 tỉ đồng ngân sách chi cho giáo dục thì riêng dự toán chi bù học phí cho các trường SP trực thuộc Bộ theo khung học phí quy định tại Nghị định 49 là gần 250 tỉ đồng. Đến năm 2013 là hơn 440 tỉ đồng và năm 2014 hơn 484 tỉ.
Chính sách không thu học phí SV SP đã thực hiện tốt vai trò của mình trên bình diện lịch sử. Các giải pháp về chính sách, các đề xuất liên quan đến luật cần đảm bảo để có thể nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên trong tình hình mới. Trong đó tín dụng SP là một trong những giải pháp nhân văn.
Theo thanhnien.vn
Video đang HOT
Siết đầu vào để nâng "sàn" sư phạm
Bỏ "điểm sàn" xét tuyển chung trừ khối ngành sư phạm, chỉ xét học bạ của học sinh khá, giỏi... là những giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) kỳ vọng sẽ vẽ nên những gam màu sáng hơn cho bức tranh ảm đạm của ngành sư phạm nước nhà nhiều năm qua.
Với đãi ngộ như hiện nay, học sinh khá, giỏi chưa chắc đã mặn mà với ngành sư phạm (ảnh minh họa). internet
Một mình một... "sàn"
Chấm dứt cuộc tranh luận về "điểm sàn" kéo dài nhiều năm nay, tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy và Dự thảo Quy chế tuyển sinh chính quy trình độ ĐH; trình độ cao đẳng (CĐ) nhóm ngành đào tạo giáo viên vừa được Bộ GDĐT công bố, năm 2018, Bộ sẽ cho các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ("điểm sàn"). Sau khi xác định được mức điểm phù hợp, các trường phải công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Bộ GDĐT chỉ quy định "sàn" đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, trung cấp. Với các trường xét tuyển dựa trên điểm thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia, ngưỡng điểm này được Bộ xác định căn cứ kết quả của kỳ thi.
Dự thảo cũng "siết" chặt đầu vào sư phạm bằng cách đưa ra các tiêu chí xét tuyển khắt khe hơn bằng học bạ. Theo đó, trường đào tạo sư phạm xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH là học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên; với trình độ CĐ, trung cấp xét tuyển học sinh xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên...
Ngoài ra, các trường sư phạm được mở rộng diện tuyển thẳng đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT chuyên của các tỉnh vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đạt giải. Điều kiện xét tuyển là thí sinh có 3 năm THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong đề án tuyển sinh của trường.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đưa ra quy định tuyển thẳng vào cùng ngành sư phạm trình độ CĐ đối với những người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên, người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá có ít nhất 2 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo.
Giải thích về sự điều chỉnh này, ông Trần Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) cho biết, tiêu chí này cũng được xây dựng căn cứ vào các số liệu từ tỉnh gửi về. Theo đó, nhu cầu giáo viên của các địa phương năm nay không cao. Bộ sẽ căn cứ vào nhu cầu để đưa ra mức "điểm sàn" hợp lý nhằm hạn chế việc dư thừa giáo viên.
Ông Tuấn cũng khẳng định, việc đưa ra "sàn" học sinh khá, giỏi chỉ áp dụng với phương thức xét tuyển bằng học bạ, nhưng đối với hình thức xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, Bộ cũng sẽ dự kiến đưa ra các mức điểm sàn hợp lý có thể cao hơn nhiều so với các năm trước để đảm bảo chất lượng.
Học sinh khá, giỏi khó mặn mà với sư phạm
Theo các chuyên gia giáo dục, việc "siết" đầu vào sư phạm là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng với chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới sẽ được áp dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, với thực trạng ngành sư phạm còn quá nhiều cử nhân... "tồn kho" không có việc làm, giáo viên còn sống lay lắt với đồng lương ít ỏi trong những môi trường làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu thì kỳ vọng chọn được học sinh khá, giỏi vào các trường sư phạm vẫn khá... viển vông.
Theo Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT phê quyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020, đến năm 2020 cả nước cần 1.141.000 giáo viên các cấp học từ mầm non đến trung cấp chuyên nghiệp, tương đương, bình mỗi năm số lượng giáo viên cần tăng 16.700 người. Trong khi đó, cả nước có 94 cơ sở có đào tạo giáo viên, chỉ tính chỉ tiêu hệ sư phạm đào tạo chính quy (bao gồm hệ ĐH, CĐ và trung cấp) của 94 trường này đã lên tới con 65.322 chỉ tiêu (năm 2016) và giảm xuống còn 55.600 chỉ tiêu (năm 2017). Như vậy, cung đã vượt cầu đến 4-5 lần.
Thạc sĩ Trần Thị Kim Huệ - giảng viên Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) tính toán, với số lượng 16.700 giáo viên mỗi năm theo quy hoạch về nhu cầu nhân lực thì chỉ cần 14 trường ĐH trọng điểm về sư phạm là có thể giải quyết xong.
Mùa tuyển sinh 2017, Bộ GDĐT đã quyết cắt giảm 20% chỉ tiêu sư phạm, năm 2018 tiếp tục siết chỉ tiêu... Tuy nhiên, sẽ phải mất rất nhiều năm nữa mới có thể giải quyết được số lượng "hàng tồn" khổng lồ sinh viên sư phạm không có việc làm.
Đồng tình với quan điểm này, giáo viên Nguyễn Thị Huyền Thảo - Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, việc xét tuyển học sinh khá, giỏi vào sư phạm là rất nên làm vì "có thầy giỏi mới có trò giỏi". Tuy nhiên, sẽ phải mất 2-3 năm, thậm chí đến 5 năm sau mới có thể tuyển đúng, đủ số lượng vì tình hình hiện nay khó tuyển được những em giỏi vào sư phạm.
"Cử nhân sư phạm thất nghiệp còn quá nhiều, mức lương của thầy cô nhiều nơi vẫn không đủ sống, môi trường làm việc của giáo viên thì "trên đe, dưới búa" rất ngột ngạt, khó chịu. Đây là những rào cản để cho học sinh khá, giỏi phải đắn đo, cân nhắc khi lựa chọn. Với khả năng của mình, các em hoàn toàn có thể dự thi vào các trường top khối y - dược; quân đội; an ninh; kinh tế... để ra trường có cơ hội việc làm và mức lương tốt. Vậy thì tội gì các em chọn sư phạm?" - giáo viên Thảo nói.
Chấp nhận "đau thương"
Cử nhân sư phạm thất nghiệp còn quá nhiều, mức lương của thầy cô nhiều nơi vẫn không đủ sống, môi trường làm việc của giáo viên thì "trên đe, dưới búa" rất ngột ngạt, khó chịu. Đây là những rào cản để cho học sinh khá, giỏi phải đắn đo, cân nhắc khi lựa chọn".
Giáo viên Nguyễn Thị Huyền Thảo
Cũng theo giáo viên Thảo, các mùa tuyển sinh trước, nhiều trường sư phạm đã "vét sàn" tuyển đầu vào rất thấp để có người học, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và chất lượng nghề giáo. Để làm được mục tiêu chọn học sinh khá giỏi, theo cô Thảo, các trường sư phạm phải "chấp nhận đau thương" trong vài mùa tuyển sinh tới, chấp nhận việc tuyển không đủ chỉ tiêu, kiên quyết giữ mức điểm chuẩn tương đối thì mới có thể cải thiện được tình hình.
Trong khi đó, nhiều trường sư phạm cho rằng nếu có quyết tâm chọn học sinh khá giỏi thì "nguồn" học sinh khá, giỏi thực sự cũng không thể đủ đáp ứng nhu cầu xét tuyển. GS-TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - cho biết, học sinh khá, giỏi không nhiều, trong khi còn đổ vào các ngành nghề khác chứ không chỉ sư phạm. "Riêng học sinh trường chuyên, nếu đạt loại giỏi thì có thể bớt "nghi ngại", nhưng ở các trường việc đánh giá giỏi hay không đôi khi còn phụ thuộc vào mặt bằng học sinh của trường đó, như vậy có thể thiếu khách quan. Do đó, theo tôi ngoài ngưỡng đảm bảo với học bạ thì cần có thêm là điểm kỳ thi THPT quốc gia các môn phải đạt được một ngưỡng nhất định nào đó" - ông Khoa nói.
Được biết, mới đây, một số trường sư phạm địa phương cũng đã đưa ra các phương án tuyển sinh theo "đơn đặt hàng", chấp nhận giảm chỉ tiêu, "đào tạo kiểu tinh hoa để đáp ứng nhu cầu của Bộ GDĐT.
Cụ thể, mới đây, Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) cho biết, trường dự kiến lấy điểm đầu vào 24 điểm/3 môn, không tính điểm ưu tiên đối với giáo viên cấp THCS và THPT. Theo đơn đặt hàng của UBND tỉnh Thanh Hóa, có thể mùa tuyển sinh năm nay, mỗi ngành học (môn) sẽ chỉ có khoảng 10-15 chỉ tiêu. Số sinh viên này sẽ được đào tạo theo chương trình chất lượng cao và được tỉnh hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/năm/sinh viên cùng cam kết sẽ sử dụng các em khi tốt nghiệp ra trường. /.
Theo Dân Việt
Hết miễn học phí, Sư phạm càng... "ế" Khoảng 20 năm nay, chính sách miễn học phí đối với sinh viên Sư phạm đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực trong việc thu hút nguồn nhân lực. Từ đây, nhiều học sinh con nhà nghèo có cơ hội đến với nghề "gõ đầu trẻ" và hoàn thành giấc mơ phấn trắng bục giảng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị...