“Chính sách học phí thấp đang trợ cấp ngược cho người giàu”

Theo dõi VGT trên

Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Trường Giang (Vụ hành chính sự nghiệp – Bộ Tài chính) về những bất cập của cơ chế tài chính hiện hành trong hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học” diễn ra hôm 17/11 tại Hà Nội.

Bất cập do đầu tư bình quân, cào bằng cho Giáo dục Đại học

Theo TS. Nguyễn Trường Giang, việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở đào tạo công lập hiện mang tính bình quân, cào bằng, chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề và chất lượng đào tạo.

“Hiện nay, việc giao dự toán ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học công lập được thực hiện theo cơ chế khoán, việc giao khoán được căn cứ vào khả năng của ngân sách, dự đoán được giao năm trước để làm căn cứ giao khoán năm sau”, TS Giang nói.

“Tuy nhiên, hàng năm có sự thay đổi nhiều về số lượng, cơ cấu đào tạo, giá cả… nhưng việc giao khoán không gắn với số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo. Hơn nữa, căn cứ được giao khoán dựa trên dự toán được tính toán theo định mức phân bổ ngân sách nhà nước quy định tại công văn số 562/HCSN (ngày 3/3/1998) của Bộ Tài chính, đến nay cũng đã không còn phù hợp với thực tế”.

Chính sách học phí thấp đang trợ cấp ngược cho người giàu - Hình 1

Ảnh minh họa

Ông Giang cũng nhấn mạnh: “Việc duy trì mức học phí thấp dưới mức chi phí đào tạo dẫn đến việc hỗ trợ của Nhà nước mang tính chất bình quân, cào bằng đối với tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên, không có sự phân biệt giữa học sinh gia đình nghèo và gia đình trung lưu. Sinh viên các gia đình có thu nhập cao chiếm tỉ lệ không nhỏ, điều này dẫn đến một thực tế là chính sách học phí thấp của chúng ta lại đang trợ cấp ngược cho người giàu”.

Đồng ý với quan điểm này, PGS.TS Đinh Văn Nhã, phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội, cho rằng việc đầu tư bình quân cho sinh viên các ngành học khác nhau với một khoản kinh phí như nhau từ ngân sách nhà nước là điểm bất cập hiện nay. “Với những ngành nhu cầu xã hội cần nhiều, người học thích học sẽ phải chịu một cơ chế khác so với những ngành học Nhà nước cần nhưng người học chưa mặn mà”.

Ông Nhã đề xuất: “Sắp tới, đối với sinh viên sư phạm, có thể sẽ không miễn giảm học phí như trước, mà được cho vay như với sinh viên khác. Nếu ra trường, người tốt nghiệp làm trong ngành giáo dục thì được miễn giảm phần trả, nếu công tác ngoài ngành, sẽ có cơ chế bồi hoàn lại kinh phí đào tạo”.

Cần phải tính đủ chi phí đào tạo

Video đang HOT

Theo TS Nguyễn Trường Giang, đối với giáo dục đại học, việc tính đủ học phí là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế về giáo dục đại học. Học đại học để có nghề, tạo thu nhập kiếm sống nuôi sống bản thân và gia đình nên người học phải đóng đủ học phí.

“Trong nền kinh tế thị trường, chúng ta phải chấp nhận quy luật là tiề.n nào, của đó, dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ xã hội có nhu cầu cao thì giá phải cao và ngược lại”, ông Giang nêu quan điểm.

Ý kiến này cũng nhận được sự ủng hộ của bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính. “Lương giáo viên tăng nhưng chất lượng giáo dục không tăng kịp với tốc độ đó, bởi lẽ lương tăng nhưng phần ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng không nhiều. Theo quan điểm của tôi, giáo dục là một dịch vụ và phải tính đủ giá dịch vụ”.

“Theo định hướng dự kiến đổi mới tới đây, chi phí cho giáo dục Đại học (GD ĐH) phải được tính đủ. Chi phí cho một sinh viên y khoa chẳng hạn, tính đủ là 50 triệu đồng/năm; sinh viên kinh tế là 30-40 triệu đồng. Đối với những ngành có khả năng phân hóa cao, người học có nhu cầu thì ngoài phần ngân sách hỗ trợ được bao nhiêu, nhà nước sẽ cho phép các trường được trợ thu để đảm bảo đủ chi phí đào tạo”, bà Minh nói.

Tự chủ tài chính phải gắn với trách nhiệm xã hội và chất lượng

Ủng hộ việc từng bước trao quyền tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học nhưng PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, cho rằng cơ chế tự chủ tài chính hiện tại vẫn còn nhiều bất cập.

“Mặc dù là tự chủ về tài chính nhưng các trường tự chủ không được tự xác định mức học phí, vẫn phải tuân thủ mức trần học phí, vốn rất thấp được quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, các trường không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực và tình hình thực tiễn của mình.

Với những trường tự chủ một phần, nhà nước còn thực hiện cơ chế khoán ngân sách cho từng trường, với mức khoán chưa gắn với nhiệm vụ được giao, chất lượng đào tạo và sản phẩm đầu ra”, ông Nhạ dẫn giải những bất cập chính liên quan tới nguồn thu trong cơ chế tự chủ hiện hành.

Để giải quyết những bất cập trên, theo PGS. TS Phùng Xuân Nhạ, nhà nước cần tạo một cơ chế đầy đủ hơn cho các trường. Đi kèm với việc giao quyền tự chủ là việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch.

“Việc chi tiêu của các cơ sở giáo dục phải minh bạch và phải công bố công khai. Cơ quan nhà nước phải tăng cường giám sát. Đồng thời phải có chế tài cụ thể cho việc tự chủ thì những người thực hiện mới yên tâm triển khai”, ông Nhạ nói.

Ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ giáo dục Ban Tuyên giáo Trung ương, tán đồng: “Tự chủ phải đi kèm với trách nhiệm giải trình, người đứng đầu phải có trách nhiệm với sản phẩm đầu ra của mình, phải có cơ chế giám sát cam kết xã hội về chất lượng đào tạo”.

Mạnh Hải

Theo dân trí

Giáo dục trong nước làm khổ sinh viên khi đi du học

"Đừng để sinh viên phải đọc những giáo trình mỏng lét và coi đó là kiến thức chuẩn mực. Một quyển sách viết ra bây giờ không phải để dùng trong phạm vi một trường, một quốc gia" - PGS.TS. Lưu Tiến Hiệp khẳng định.

Cuối tuần qua, tại ĐH Quốc gia TP.HCM đã diễn ra Hội thảo Giáo dục Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế. Tham dự hội thảo có nhiều bậc học giả người Việt ở trong và ngoài nước, như PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, TS Võ Văn Sen - hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, GS Nguyễn Văn Tuấn - Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia, PGS.TS Lưu Tuấn Hiệp - đại diện UPC Sydney - Australia tại Việt Nam.

Bên cạnh ý kiến của các chuyên gia về giáo dục, PGS.TS Lưu Tuấn Hiệp đã có những ý kiến thẳng thắn về bất cập của đào tạo trong nước dẫn đến việc sinh viên gặp trở ngại khi hòa nhập vào môi trường giáo dục thế giới.

Vất vả để được công nhận

Trình độ Toán, Lý, Hóa của học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam là không hề dở, nhưng khi qua Mỹ, Úc học thường phải tốn một năm học lại. Nguyên nhân là nhiều nước không công nhận bằng tú tài của Việt Nam. Một số trường hợp được học thẳng là vì sinh viên xuất sắc hoặc phải tự mình "đấu tranh" với nhà trường. Đề xuất của hội thảo là Bộ nên có sự giải thích và thương lượng để các trường đại học nước ngoài hiểu biết hơn về giáo dục Việt Nam, tránh gây "oan uổn" và tốn thời gian, công sức của sinh viên.

Giáo dục trong nước làm khổ sinh viên khi đi du học - Hình 1

Hội thảo Giáo dục Việt Nam hội nhập Quốc tế bàn về cách đưa giáo dục đại học ra "biển lớn", trong đó làm thế nào để sinh viên Việt Nam có thể hội nhập khi đi du học là một yếu tố quan trọng.

Khi chuyển tiếp học đại học, nhiều trường ở nước ngoài có chính sách công nhận các môn sinh viên đã học tại trường đại học Việt Nam để miễn học lại, nhưng quá trình chuyển điểm này dồn hết lên vai sinh viên. Thay vì cung cấp đề cương môn học, bảng điểm đúng chuẩn bằng tiếng Anh, trường đã để sinh viên tự lo tất cả.

"Sinh viên phải tự dịch sang tiếng Anh, xin xác nhận bảng điểm dịch trường cũng thoái thác nhiệm vụ này. Trong khi ở nơi khác, sinh viên có thể dùng website, đề cương môn học để xin miễn môn học một cách dễ dàng", PSG.TS Hiệp cho biết.

Rào cản về ngôn ngữ và thang điểm

Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa chuẩn hóa việc dịch các thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt, làm khó cho sinh viên trong việc chọn trường và xin học. PGS.TS Hiệp lấy ví dụ từ college, ở Mỹ từ này chỉ trường đại học thành viên, nhưng qua Việt Nam bị chuyển thành... cao đẳng, hạ thấp từ này xuống và gây nhẫm lẫn cho phụ huynh, sinh viên. Hay như cách dịch bằng cấp, trường là nơi cấp bằng được dịch sang tiếng Anh, nhưng cách dịch của trường không phải để các đối tác nước ngoài hiểu mà lại dùng tiếng Anh theo phong cách người Việt.

Giáo dục trong nước làm khổ sinh viên khi đi du học - Hình 2

PST.TS Lưu Tiến Hiệp: "Học sinh Việt Nam không hề dở Toán, Lý, Hóa, nhưng phải học lại một năm dự bị đại học. Bộ có thể làm gì trước điều này?".

Chưa hết, những từ như chuyên tu, tại chức, chính quy được dịch ra một cách khiên cưỡng, bởi ở nước ngoài người ta hầu như không phân biệt các khái niệm này.

"Đây là việc làm tai hại vì rất khó thiết lập sự tương đương của bằng cấp Việt Nam với một trường khác, ảnh hưởng bất lợi cho sinh viên và cả trường".

Cách tính điểm GPA theo thang 4 cũng làm sinh viên Việt Nam thua thiệt so với sinh viên các nước khác, đặc biệt trong việc xin học bổng. Khi quy đổi từ thang điểm 10 sang thang 4, các trường ở Việt Nam thường chọn cận dưới, dẫn đến GPA thường bị thấp hơn so với các nước bạn.

Nên dịch giáo trình quốc tế để học

Một cản trở khác của sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập là giáo trình. Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Lưu Tiến Hiệp đề cập đến "sở thích" cổ vũ cho việc tự viết giáo trình ở bậc đại học Việt Nam. "Mỗi lần tôi dự các hội nghị liên quan đến giáo dục, lãnh đạo khi đọc diễn văn luôn có thói quen nhắc nhở giảng viên viết giáo trình như một điệp khúc. Điều này nên chấm dứt. Ngoài ra cũng không nên đưa chỉ tiêu giảng viên viết giáo trình trong đán.h giá, trong thi đua", ông Hiệp phát biểu.

Theo PGS.TS Lưu Thế Hiệp, sách đại học hội nhập quốc tế sâu sắc: "Một quyển sách viết ra bây giờ không phải để dùng trong phạm vi một trường, một quốc gia. Nền giáo dục của Úc không tồi, nhưng một giáo sư Úc muốn viết sách, nhà xuất bản phải nghĩ ngay là sách này có được các trường trên thế giới sử dụng không". Trừ một số rất nhỏ, ông Hiệp cho rằng khả năng của giảng viên Việt Nam trong giai đoạn này chưa thể viết sách giáo khoa đại học được: "Đừng để sinh viên phải đọc những giáo trình mỏng lét, những bài giảng bằng powerpoint và coi đó là kiến thức chuẩn mực".

Vì thế, trừ một số lĩnh vực cho khoa học xã hội, các trường đại học Việt Nam nên sử dụng các giáo trình đạt chuẩn quốc tế để giảng dạy. Việc sử dụng các giáo trình quốc tế sẽ giúp sinh viên Việt Nam hội nhập tiếp thu với chuẩn giáo dục quốc tế, dễ dàng hòa nhập khi đi du học - đồng thời cũng nâng chuẩn của các trường đại học Việt Nam. "Khi tiếng Anh của sinh viên còn yếu thì biện pháp dịch cần được khuyến khích", theo PGS.TS Hiệp.

PHƯƠNG THẢO

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Leonardo DiCaprio xuất hiện trong "Bữa tiệc trắng" của ông trùm âm nhạc Diddy
20:08:14 25/09/2024
Người đàn ông mất cả GĐ nói lý do bật khóc, ôm chia tay chiến sĩ rời Làng Nủ
20:23:33 25/09/2024
Ly Kute xinh đẹp trên bàn đẻ, nhìn cách chồng săn sóc vợ con mà ai cũng mừng thay: "Lần này chọn đúng người rồi"
19:44:23 25/09/2024
Prang Kannarun: Ngọc nữ Tbiz đi lên bằng thực lực, bé ba khiến Jespipat bỏ Vill?
19:27:16 25/09/2024
Ân nhân của Mỹ Tâm: Tưởng sắp đi, cưa chân xong thay đổi 180 độ cuộc đời
23:18:08 25/09/2024
"Hoàng tử Ếch" nay đã là bố bỉm sữa, bế con hát mừng đám cưới 73 tỷ của Trần Kiều Ân: Thanh xuân này lạ quá!
19:41:08 25/09/2024
Người phụ nữ mua căn nhà rộng gần 160m2 và bỏ quên suốt 5 năm, khi sực nhớ ra và tìm đến thì chế.t lặng
19:49:25 25/09/2024
Mỹ nhân showbiz xuất thân từ danh gia vọng tộc: Ông nội là chủ tịch tập đoàn thép, bố làm giám đốc hãng hàng không, 28 tuổ.i sở hữu 5 công ty riêng
20:40:08 25/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Một nam ca sĩ 4 con tiết lộ: "Tôi thích chơi với con gái hơn, thích chơi búp bê"

Sao việt

23:16:04 25/09/2024
Ngày ấy tôi mới về Sài Gòn, còn nhỏ nên được anh ba Ngọc Sơn thương lắm. Lúc đó anh ba đã đi hát rồi nên đi đâu cũng cho tôi đi cùng - Long Nhật chia sẻ.

Trung vệ Raphael Varane cân nhắc treo giày vĩnh viễn

Sao thể thao

23:07:33 25/09/2024
Dính chấn thương trong trận ra mắt đội bóng mới Como ở Serie A và rời sân chỉ sau 20 phút, Raphael Varane có khả năng bị hủy hợp đồng và dự định giải nghệ luôn ở tuổ.i 31.

Taylor Swift bị buộ.c tộ.i khiến bạn trai thi đấu sa sút, mải mê làm ngôi sao

Sao âu mỹ

23:05:28 25/09/2024
Cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ Travis Kelce được các chuyên gia và khán giả khuyên giải nghệ sau khi anh có biểu hiện sa sút phong độ.

Phim hoạt hình kinh dị 'Uzumaki' khởi chiếu sau 5 năm

Phim châu á

22:38:04 25/09/2024
Sáng 25.9, Adult Swim tung đoạn xem trước của tập 1 miniseries (loạt phim ngắn) hoạt hình (anime) kinh dị Uzumaki (Vòng xoắn ốc).

DJ Wukong biểu diễn tại lễ hội âm nhạc hàng đầu thế giới

Nhạc quốc tế

22:30:39 25/09/2024
Wukong trở thành DJ người châu Á thứ ba, sau Steve Aoki và Peggy Gou biểu diễn tại lễ hội âm nhạc điện tử Tomorrowland Ibiza.

Xuân Hinh dạy Anh Thơ diễn hài

Nhạc việt

22:21:40 25/09/2024
Danh hài Xuân Hinh không tiết lộ bất cứ chi tiết nào trong tiểu phẩm mình sẽ diễn cùng ca sĩ Anh Thơ trong liveshow Nàng Thơ trở về của nữ ca sĩ (tổ chức tại Thanh Hóa vào 26.10).

Cựu danh thủ Hồng Sơn: Tiếc nuối khi con trai không nối nghiệp đá bóng

Tv show

22:06:39 25/09/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , cựu danh thủ Hồng Sơn có dịp ôn lại những dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp, đồng thời bày tỏ niềm tiếc nuối khi con trai không nối nghiệp.

Đi giữa trời rực rỡ: Chải cùng quý bà đi bắt "bé ba", Pu ra sao?

Phim việt

22:02:34 25/09/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ vừa lên sóng, Chải (Long Vũ) nhận một cuốc xe đầy sóng gió khi chị khách yêu cầu chặn đầu xe ô tô để bắt gian chồng và nhân tình. Chải từ chối nhưng chị khách đề nghị trả nhiều tiề.n.

Lisa có cách "trị bệnh" đặc biệt, chỉ cần 1 bài hát có thể cứu được vô số người

Sao châu á

21:32:44 25/09/2024
Theo truyền thông Hàn Quốc, Lisa của Blackpink không chỉ là một trong những nghệ sĩ châu Á hàng đầu của thập kỷ này mà cô còn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người trẻ trên khắp thế giới.

Hải Dương: Na.m sin.h liều lĩnh "thông chốt", tông bị thương 1 thiếu tá CSGT

Xã hội

21:21:10 25/09/2024
Mới đây, một na.m sin.h đã bất chấp tín hiệu dừng xe của lực lượng CSGT, tăng ga bỏ chạy rồi tông trúng một thiếu tá công an. Hậu quả, người này bị thương nặng phải nhập viện điều trị.

Sự gia tăng chưa từng có của máy bay Nga trong không phận Triều Tiên

Thế giới

21:09:46 25/09/2024
Mối quan hệ này đã được củng cố vào tháng 6/2024 khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ký thỏa thuận phòng thủ chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm hiếm hoi của ông tới Bình Nhưỡng.