Chính sách để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xúc tiến biên soạn, chuẩn bị một chương trình cho giáo dục mầm non kiểm soát được chất lượng cũng như có sự đầu tư.
Để có điều này, ngành giáo dục cần những rà soát mang tính quy mô về nguồn lực giáo viên cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng.
Cô giáo Đàm Thị Thu Thủy, tổ trưởng chuyên môn Trường mầm non Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong giờ học của lớp mầm non 5 tuổi. Ảnh: Quốc Khánh – TTXVN
Góc nhìn từ chuyên gia
Liên quan đến những tác động đối với một chương trình cải cách, ông Phill Lambert, Giáo sư thỉnh giảng Đại học Sydney, nguyên Giám đốc Cơ quan Quốc gia Australia về Chương trình giảng dạy, Đánh giá và Giám sát lưu ý bốn khuyến nghị để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi vì lợi ích của trẻ em, xã hội và quốc gia.
Đầu tiên là cần có các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng. Các tiêu chuẩn đó cần có một khuôn khổ được so sánh với thông lệ tốt nhất trên thế giới về chương trình giảng dạy, phương pháp sư phạm, đánh giá và tự đánh giá. Việc giám sát các dịch vụ là cơ bản để đảm bảo tuân thủ, tư duy cải tiến liên tục và xác định các ưu tiên để hỗ trợ thêm và phổ biến các thông lệ, bài học kinh nghiệm tốt.
Tiếp theo là cần có sự tham gia của toàn xã hội trong nỗ lực đạt được kết quả chất lượng cao – không chỉ những người làm việc trong ngành, mà tất cả các cơ quan chính phủ, khu vực kinh doanh, lãnh đạo ngành, chính trị gia và giới truyền thông.
Cuối cùng, theo Giáo sư Phill Lambert, cần thực hiện đầu tư thông minh để nâng cao vị thế của nghề giáo, nâng cao trình độ chuyên môn của các nhà giáo dục và trên hết là cho trẻ em… không chỉ cho cá nhân mà còn cho xã hội và quốc gia.
Còn Tiến sĩ Aija Rinkinen, chuyên gia giáo dục cao cấp tại Ngân hàng Thế giới thông tin, Giáo dục mầm non ở Phần Lan dựa trên phương pháp tiếp cận tích hợp để chăm sóc, giáo dục và dạy dỗ trẻ, được gọi là mô hình “giáo dưỡng”, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp sư phạm. Trẻ được học thông qua chơi là điều cốt yếu. Tỷ lệ giáo viên – trẻ em theo yêu cầu là 1:7 với nhóm trẻ từ 3 tuổi trở lên và 1:4 đối với nhóm trẻ dưới 3 tuổi.
Vì thế để cung cấp giáo dục mầm non chất lượng cao, năng lực chuyên môn vững chắc là yêu cầu tiên quyết. Do đó, việc đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là điều quan trọng và cần thiết. Giáo viên không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy theo đúng lý thuyết, chương trình mà còn phải phát triển tâm lý ở trẻ, tăng cường giao tiếp, tương tác, phát triển năng lực bản thân trẻ cũng như kết nối với phụ huynh, gia đình và xã hội để mang đến hiệu quả toàn diện.
Video đang HOT
Giải quyết căn cơ những thực trạng tại Việt Nam
Tuy nhiên, nhìn lại thực tế của Việt Nam, Phó Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Tuấn Anh cho biết: Hiện cả nước thiếu gần 107 nghìn giáo viên các cấp, trong đó cấp mầm non thiếu hơn 44 nghìn giáo viên. Trước những thực trạng này, để nâng cao cả về chất lượng và số lượng giáo viên mầm non, Bộ sẽ điều chỉnh cách tính định mức từ tỷ lệ giáo viên/lớp sang tỷ lệ giáo viên/trẻ; điều chỉnh về số lượng nhân viên trường học theo số lượng điểm trường lẻ của trường. Bộ cũng sẽ bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; giảm chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp…
Về vấn đề bồi dưỡng giáo viên, Bộ GD&ĐT đang tăng cường triển khai, chỉ đạo các trường sư phạm, các địa phương áp dụng phương thức bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến. Đồng thời, nghiên cứu, vận dụng các mô hình bồi dưỡng phù hợp trong công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên trong thời gian tới…
Để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Nhà giáo để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông nói riêng, đội ngũ nhà giáo nói chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Quy định về tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non… phù hợp với đặc thù lao động của nhà giáo cấp học mầm non.
Còn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu: Trong các yếu tố quan trọng để đảm bảo chương trình thành công thì giáo viên vẫn đóng vai trò trọng yếu. Vì thế, việc chuẩn bị lực lượng, tập huấn, đào tạo đảm bảo số lượng và chất lượng, cùng việc chuẩn bị tài liệu, yêu cầu phải bắt đầu ngay trong quá trình xây dựng chương trình.
Theo Bộ trưởng, trong quá trình chuẩn bị này, cần tính đến phương diện chính sách cần có để mở đường, tính đến những cơ hội tiếp cận tập huấn hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng giáo viên ngoài công lập. Song song với đó, các trường sư phạm cần chú trọng đổi mới giáo viên, điều chỉnh, đổi mới chương trình đào tạo giáo viên.
Cùng với tập trung phát triển đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cũng là vấn đề đáng chú ý. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, ở Việt Nam còn gần 20% trường học đang trong tình trạng tạm bợ, bán kiên cố. Trong đó, tỷ lệ các trường mầm non, tiểu học chưa được kiên cố hóa chiếm nhiều nhất. Theo đó, trong 5 năm tới, khi hoàn thiện mục tiêu kiên cố hóa trường học, phải giải quyết nhiều nhất câu chuyện kiên cố hóa đối với hệ thống các trường mầm non.
“Có hay không có chương trình giáo dục mầm non mới thì việc kiên cố hóa này cũng là một việc cấp bách đối với Việt Nam”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng cho rằng, không chỉ sẵn sàng cho trẻ em đến trường mà điều kiện rất quan trọng là trường học cũng phải sẵn sàng để đón trẻ em. Bộ GD&ĐT cũng nhiều lần đề nghị địa phương lưu tâm đến vấn đề này.
Xây dựng chương trình giáo dục mầm non: Bài học kinh nghiệm từ quốc tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các hội thảo tham vấn chuyên gia quốc tế và trong nước để học hỏi các kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Xây dựng chương trình gắn với nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học giáo dục, đảm bảo chế độ và điều kiện làm việc cho giáo viên thời chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo cơ hội giáo dục cho trẻ khu vực khó khăn và các khu công nghiệp... là những bài học kinh nghiệm từ các nước như Australia, Malaysia, Trung Quốc và một số tổ chức phi chính phủ trong phát triển giáo dục mầm non.
Những vấn đề này đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non và một số mô hình triển khai tại Việt Nam. Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 22/11.
Kết hợp khoa học giáo dục và điều kiện thực tế
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ thống giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng và song hành với thực hiện chương trình, ông Phil Lambert, giáo sư thỉnh giảng Đại học Sydney, nguyên Giám đốc cơ quan quốc gia Australia về chương trình giảng dạy, đánh giá và giám sát cho rằng có 5 nguyên tắc chính, cơ bản; trong đó trước hết là tìm hiểu và đánh giá hệ sinh thái, bao gồm tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống dịch vụ mầm non.
Thứ hai là chương trình giảng dạy phải đạt được sự cân bằng trong quá trình học tập những năm đầu đời. Thứ ba là phương pháp đào tạo sư phạm gắn với thực hành. Nguyên tắc thứ tư là đánh giá quá trình về năng lực, sự tiến bộ, điểm mạnh và điểm cần hoàn thiện của mỗi trẻ. Thứ năm là giám sát và đánh giá kết quả.
Cũng theo ông, để đảm bảo đổi mới chương trình thành công cần có các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn đó cần có một khuôn khổ được so sánh với thông lệ tốt nhất trên thế giới về chương trình giảng dạy, phương pháp sư phạm, đánh giá và tự đánh giá; bên cạnh đó cần sự giám sát chặt chẽ, sự tham gia của toàn xã hội chứ không chỉ những người làm việc trong ngành và đầu tư thông minh để nâng cao vị thế của nghề giáo, nâng cao trình độ chuyên môn của các nhà giáo dục.
Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện các địa phương. (Ảnh: PV)
Chú trọng khâu đào tạo gắn với thực tế và chế độ đãi ngộ cho giáo viên cũng là kinh nghiệm từ Phần Lan, theo chia sẻ của tiến sỹ Aija Rinkinen, chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Malaysia, từng công tác tại Bộ Giáo dục Phần Lan và là người tham gia soạn thảo chương trình giáo dục mầm non Phần Lan hiện hành.
Tiến sỹ Aija Rinkinen cho hay các bài học kinh nghiệm từ Phần Lan là nội dung chương trình đào tạo và cấu trúc giáo dục mầm non cần phản sánh dược những thay đổi trong xã hội; đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ; tiến hành nhiều nghiên cứu hơn và áp dụng kiến thức thu được từ nghiên cứu vào chương trình đào tạo; đánh giá tương lai để tạo cơ sở phát triển chương trình; xaayd ựng hiểu biết chung về các năng lực chuyên môn cần có trong giáo dục mầm non; phối hợp giữa tất cả các bên liên quan; tạo sức hấp dẫn cho nghề nghiệp và giữ chân nhân sự ở lại trong ngành cũng như thu hút người giỏi.
Chương trình giáo dục cần chú ý đến những nhóm đối tượng trẻ em đặc thù như trẻ em nghèo con công nhân ở các khu công nghiệp hay trẻ ở khu vực miền núi khó khăn cũng là vấn đề được các đại biểu chia sẻ. Kinh nghiệm về mô hình đào tạo giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục của bà Võ Thị Hiền, Giám đốc điều hành OneSky Việt Nam có giá trị tham vấn với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chú ý đến đối tượng nhóm trẻ độc lập và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên nhóm này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Trong khi đó, mô hình nâng cao chất lượng giáo dục ở Vân Nam (Trung Quốc) do chuyên gia cao cấp về giáo dục của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội Lauri Pynnonen lại cho Việt Nam kinh nghiệm để có thể áp dụng với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Những việc cần làm ngay
Chia sẻ tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho hay những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia có giá trị rất lớn khi Việt Nam đang triển khai xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới. Qua hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy một số vấn đề lớn chắc chắn triển khai trong thời gian sắp tới.
Thứ nhất là việc thiết kế chương trình phải lưu ý rất lớn đến tính phức hợp, liên ngành, tích hợp trong vì cần gồm cả vấn đề phát triển dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần và cả các vấn đề xã hội, các chính sách liên quan. Thứ hai là xây dựng chương trình cần đặc biệt chú ý đến tính khả thi trong điều kiện Việt Nam hiện nay, bên cạnh đó phải chú ý đến tính đặc thù của các khu vực khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: PV)
Một vấn đề quan trọng khác là việc chuẩn bị lực lượng giáo viên, gồm tổ chức tập huấn và đào tạo lại giáo viên, đào tạo đội ngũ giáo viên mới ở các trường sư phạm; trong đó cần tính đến cơ hội tiếp cận, việc hỗ và tập huấn nâng cao trình độ của các giáo viên nhóm trẻ tư thục khi Việt Nam có trên 1.500 cơ sở mầm non tư thục.
"Việc chuẩn bị về đội ngũ này không phải là đợi chương trình mới được ký ban hành mới bắt đầu mà phải được tiến hành ngay trong quá trình chuẩn bị chương trình," Bộ trưởng nói.
Theo đó, Bộ trưởng cho rằng phải chuẩn bị các yếu tố liên quan như tài liệu, yêu cầu tập huấn giáo viên. Các trường sư phạm cũng phải "bắt tay" cùng nhóm làm chương trình để cập nhật, điều chỉnh trong nội dung đào tạo giáo viên ngay trong quá trình chuẩn bị chương trình mới.
Bên cạnh đó, bộ sẽ điều chỉnh các quy định trong phạm vi của bộ có thể tự quyết định và kiến nghị Chính phủ các chính sách cần thiết để khi xây dựng chương trình xong, việc triển khai có tính khả thi.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề xuất với Ngân hàng Thế giới về dự án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non.
Cùng với vấn đề xây dựng chương trình, đào tạo đội ngũ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nhấn mạnh vai trò của hệ thống điều kiện cơ sở vật chất để có thể sẵn sàng cho triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Bộ trưởng cho hay theo thống kê của bộ, Việt Nam còn 20% số trường học vẫn ở tình trạng tạm bợ, bán kiên cố. Trong 20% này, tỷ lệ trường mầm non và tiểu học chiếm phần lớn.
Vì thế, Bộ trưởng lưu ý các địa phương, các sở giáo dục và đào tạo trong 5 năm tới phải giải quyết nhiều nhất vấn đề kiên cố hóa trường mầm non, việc chuẩn bị học liệu, thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ./.
Tham vấn chuyên gia trong và ngoài nước về Chương trình Giáo dục mầm non mới Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam vừa thực hiện tham vấn chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trong và ngoài nước về dự thảo 1 chương trình GDMN mới. Việc biên soạn chương trình GDMN là hoạt động cực kỳ có ý nghĩa. GS.TS Lê Anh Vinh, Ủy viên Ban chỉ đạo xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non, Trưởng...