Chính sách ‘đa liên kết’ của Ấn Độ giữa QUAD và BRICS
Trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng, Ấn Độ phải đối mặt với thách thức khi đồng thời là thành viên của QUAD và BRICS.
Sự gia nhập gần đây của nhiều quốc gia vào BRICS càng làm tăng thêm sức ép lên Ấn Độ trong việc định hình vai trò của mình trong khối.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Visakhapatnam và tàu tiếp tế INS Aditya của Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung với tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Ảnh: ANI/TTXVN
Theo Naseem Sabzal, nghiên cứu viên tại Balochistan Think Tank Network (BTTN) Quetta ngày 7/10, trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng, Ấn Độ đang phải đối mặt với thách thức lớn khi vừa là thành viên của QUAD (Nhóm bộ tứ, gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) vừa là một phần của BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Video đang HOT
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của QUAD mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở cho tất cả các bên. Điều này phản ánh cam kết của các thành viên QUAD trong việc cạnh tranh với sự ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc.
QUAD được hình thành từ năm 2007, dưới sự khởi xướng của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh giữa các quốc gia “dân chủ hàng hải”. Ấn Độ, trong vai trò là một thành viên quan trọng, được xem là một đối tác chiến lược của Mỹ trong nỗ lực này.
Tuy nhiên, Ấn Độ cũng là một thành viên quan trọng của BRICS, một liên minh được coi là có xu hướng đối đầu với Mỹ và được dự báo có thể trở thành một thách thức tiềm tàng đối với sự thống trị kinh tế của Mỹ. Sự tham gia của Ấn Độ trong cả hai liên minh này đặt ra nhiều câu hỏi về lập trường của New Delhi trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc.
Trong khi QUAD phục vụ lợi ích an ninh cho các thành viên của mình, thì BRICS lại tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Điều này tạo ra một sự mâu thuẫn cho Ấn Độ khi nước này vừa phải bảo vệ lợi ích an ninh của mình trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, vừa phải tìm cách duy trì mối quan hệ với các thành viên BRICS, trong đó có Trung Quốc.
Tình hình biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng làm tăng thêm sự phức tạp cho mối quan hệ này. Việc Ấn Độ lựa chọn ủng hộ QUAD có thể giúp bảo vệ lợi ích an ninh của mình, nhưng cũng có thể khiến mối quan hệ với BRICS, đặc biệt là với Trung Quốc, trở nên căng thẳng.
Sự mơ hồ chiến lược của Ấn Độ trong việc cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh đang tạo ra những thách thức lớn. Nhiều học giả cho rằng, sự tham gia của Ấn Độ trong cả hai liên minh không chỉ thể hiện một chính sách “đa liên kết” mà còn phản ánh sự không rõ ràng trong chiến lược đối ngoại của New Delhi.
Điều này có thể khiến Ấn Độ trở thành một thành viên không ổn định trong cả hai liên minh, làm giảm khả năng hợp tác hiệu quả và định hình tương lai của khu vực.
Gần đây, sự gia nhập của các quốc gia như Iran, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ai Cập và Ethiopia vào BRICS vào tháng 1/2024 đã xác nhận sự mở rộng và ảnh hưởng của liên minh này. Điều đó đặt ra câu hỏi về tham vọng và khả năng của QUAD trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Cuối cùng, Ấn Độ có thể hưởng lợi từ thành công của bất kỳ liên minh nào, nhưng sự mơ hồ trong chính sách đối ngoại của mình có thể tạo ra rào cản cho sự phát triển và hợp tác trong khu vực. Nước này đang rơi vào thế khó giữa lựa chọn các đối tác và láng giềng của mình, trong bối cảnh sự gia tăng ảnh hưởng của QUAD có thể dẫn đến một phiên bản NATO tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã cho thấy rõ những hậu quả của sự phân chia quyền lực trong chính trị quốc tế, và Ấn Độ có thể sẽ cần phải hành động một cách quyết đoán hơn trong tương lai.
Nhóm Bộ tứ (Quad) kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ
Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad) - gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, đã kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) bằng cách kết nạp các thành viên thường trực mới từ châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và vùng Caribe.
Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad) tại Delaware, Mỹ ngày 21/9/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tuyên bố của các nhà lãnh đạo Bộ tứ đưa ra sau Hội nghị thượng định ở Delaware nêu rõ: "Chúng tôi sẽ cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhận ra nhu cầu cấp thiết phải làm cho tổ chức này mang tính đại diện hơn, toàn diện hơn, minh bạch hơn, hiệu quả hơn, dân chủ hơn và có trách nhiệm hơn thông qua việc mở rộng các thành viên thường trực và không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".
Bộ tứ cũng nhấn mạnh rằng việc mở rộng số ghế thường trực nên bao gồm đại diện của các quốc gia mới từ châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và Caribe trong Hội đồng Bảo an LHQ được cải tổ.
Hội đồng Bảo an là một cơ cấu thường trực của LHQ, được giao phó trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an bao gồm 15 quốc gia, bao gồm 5 thành viên thường trực và 10 thành viên không thường trực. Các thành viên thường trực là Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc và Pháp. Họ có quyền phủ quyết. 10 thành viên không thường trực còn lại được bầu cho nhiệm kỳ hai năm.
Liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, lãnh đạo nhóm Bộ tứ kêu gọi cần thiết lập hòa bình lâu dài ở Ukraine. Tuyên bố chung có đoạn: "Chúng tôi nhắc lại nhu cầu về một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ".
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải Ngày 21/9, các nhà lãnh đạo của nhóm Bộ tứ (Quad) - gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, đã nhất trí mở rộng hợp tác về an ninh hàng hải, tập trung vào việc nâng cao khả năng tương tác giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của các nước thành viên. (Từ trái sang) Thủ tướng Australia Anthony Albanese,...