Chính quyền làm gì khi thương lái thu gom nông sản lạ?
Nhiều độc giả thắc mắc chính quyền địa phương đã làm gì trước tình trạng nhiều thương lái Trung Quốc thông qua người Việt thu gom nông sản kỳ lạ như: lá mảng cầu, cau non, cam non, hoa thanh long…
Chỉ thu mua nông sản… còn non
Phong trào thương lái thu mua nông sản còn non đã xuất hiện trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong mấy năm trở lại đây. Hầu hết việc thu mua đều do thương lái người Việt đảm trách nhưng đằng sau đều là những thương nhân người Trung Quốc. Cách thu mua nông sản rất lạ đời toàn là những thứ còn non như: hoa thanh long, cau non, cam non…
Thương lái thu mua hoa thanh long ở Tiền Giang
Gần đây nhất, thương lái đến các tỉnh như Hậu Giang, TP Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long… để thu mua cau non, cam non. Mới đầu, nông dân còn thấy lạ lẫm nhưng từ từ cũng quen với cách mua bán này vì cũng kiếm được chút tiền từ những thứ tưởng như bỏ đi. Ông Võ Châu Nhu, ngụ xã Phú Hữu (Châu Thành, Hậu Giang) cho biết: “Ban đầu những thương lái thu mua chỉ với giá 700 đồng/kg cam rụng bé xíu chỉ bằng quả tắc, quả chanh nhưng cũng được nhiều người bán vì toàn là những thứ rụng, bỏ đi”.
Ông Nhu và nhiều nhà vườn ở đây thấy có thương lái mua thì bán chứ không biết họ mua về để làm gì.
Hầu hết thương lái thu mua những thứ còn non sau đó sơ chế để bán cho thương lái người Trung Quốc hoặc xuất sang Trung Quốc. Nhiều thương lái thuê đất để sơ chế nông sản sau đó chở về Trung Quốc tiêu thụ.
Tại địa bàn xã Quơn Long (Chợ Gao, Tiền Giang) thương lái thuê đất để làm nơi tập kết, sơ chế hoa thanh long. Thương lái tên Thiện, thu mua hoa thanh long tại đây cho biết: “Thanh long sau khi mua xong sẽ sấy khô rồi sau đó xuất bán sang Trung Quốc. Loại hoa này sẽ được dùng để pha trôn vơi môt sô loai tra vì sau khi sây co mui thơm ngot đăc trưng. Ngoài việc làm trà và nước giải khát, hoa thanh long sau khi sấy cũng có thể làm dưa để hầm với thịt heo, hoặc dùng thay thế như một món rau, rất ưa chuộng tại Trung Quốc”.
Theo ông Thiện, ông chỉ đứng ra thu mua, sơ chế do người đàn ông Trung Quốc đứng ra thuê sau đó đưa về bên kia tiêu thụ.
Video đang HOT
Những quả cam rụng bé xíu cũng được thương lái thu mua
Dọc theo tuyến Quốc lộ 54 qua địa bàn huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), Cầu Kè (Trà Vinh) có nhiều biển thu mua cam non, cam rụng và kế bên là những dãy sân phơi cam non xắt mỏng như phơi… lúa. Thương lái thu mua cam non tên T. cho biết: “Tôi mua cam non với giá 2.000 đồng/kg sau đó xắt mỏng, phơi khô trong 3 nắng bán lại cho chủ vựa với giá 12.000 đồng/kg. Nghe nói họ xuất bán sang Trung Quốc để làm thuốc gì đó cũng không rõ lắm”.
Tuyên truyền và quản lý chặt
Trước tình trạng mua bán nông sản còn non, ngành nông nghiệp, chính quyền một số địa phương cũng đã tuyên truyền, ngăn chặn nhằm tránh thiệt hại cho nông dân. Ông Đinh Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Quơn Long (Chợ Gao, Tiền Giang) cho biết: “Địa phương thường xuyên nhắc nhở nhà vườn nên cảnh giác, chỉ bán những hoa thanh long xấu được tỉa bỏ chứ dứt khóa không bán hoa thanh long tốt dù với bất cứ giá nào”.
Cam còn non được thương lái thu gom sau đó xắt mỏng, phơi khô để xuất bán sang Trung Quốc
Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) cho biết: “Ngành nông nghiệp vừa lập biên bản một chủ vựa thu mua cam non tại xã Đông Phước. Mỗi ngày cơ sở này thu mua khoảng 300 kg cam rụng với giá 600 đồng/kg cam rụng sau đó bán lại kiếm lời”.
Theo ông Hành, chủ vựa này có người thân bên thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) giới thiệu có người muốn mua cam non nên người này mới đi thu gom trong dân. Tuy nhiên, họ mua cam non để làm gì thì không ai biết.
Nhà vườn chỉ tận dụng những trái cam đã rụng hoặc cho trái nghịch mùa đem bán nhưng về lâu dài, với tâm lý ham lợi nhuận nguy cơ người dân sẽ hái cam non đem bán, giảm nguồn cung ra thị trường. Vì vậy, ngoài việc quản lý chặt còn ra sức tuyên truyền để người dân hiểu không hám lợi trước mắt mà dính bẫy của thương lái Trung Quốc.
Cơ quan chức năng đang ra sức tuyên truyền, ngăn chặn việc thu gom nông sản lạ đời của thương lái
Theo chuyên gia trong ngành Nông nghiệp, viêc cắt bo bơt hoa thanh long hay tỉa thưa cam non la hoat đông thương xuyên trong qua trinh chăm soc va cung la biên phap ky thuât can thiêp, giup cây sinh trương tôt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi nếu họ nâng giá lên cao hơn nữa thì nhiều nông dân sẽ bán hết những hoa, trái non thì năng suất chắc chắn sẽ giảm, thiệt hại chính là nông dân. Vì vậy, việc cảnh giác vẫn không thừa khi trước đây nông dân đã từng nhiều lần dính bẫy thu mua nông sản lạ đời của thương lái Trung Quốc.
Minh Giang
Theo Dantri
Tận thu cam non xuất đi Trung Quốc
Thời gian gần đây, nhiều thương lái ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mua nông sản "lạ" như: hoa thanh long, cau non, ốc bươu vàng... Mới đây họ còn lùng mua cả cam sành còn non rồi xắt mỏng, phơi khô bán sang Trung Quốc.
Hiện tại, nhiều thương lái ở khu vực ĐBSCL tổ chức thu mua cam non sau đó mướn nhân công xắt nhỏ, phơi khô rồi xuất bán sang thị trường Trung Quốc. Cách thu mua đáng ngờ này lại được nhiều nông dân hưởng ứng vì hái cam tỉa thưa, cam rụng cũng bán có giá 2.000 đồng/kg.
Nông dân Nguyễn Văn Thanh, ngụ xã Hòa Ân (Cầu Kè, Trà Vinh) cho biết: "Vườn cam nhà tôi 4 công do xử lý vụ nghịch nên phải cắt bỏ hết tất cả các quả non. Bình thường những quả non này sẽ bỏ đi nhưng thời gian gần đây thương lái thu gom nên tôi gom lại bán được hơn 100 kg kiếm tiền mua phân bón".
Theo ông Thanh, thương lái thu mua nhưng không biết chở đi đâu và với mục đích gì. Có người nói đem làm nhang muỗi, trần bì trong thuốc bắc, xuất sang Trung Quốc...
Cam non đủ kích cỡ được thương lái thu mua về xắt mỏng, phơi khô rồi xuất đi Trung Quốc
Nhờ mua cam non mà ông Nguyễn Văn Tồn, ngụ xã Hòa Tân (Cầu Kè, Trà Vinh) được thương lái ở địa phương mướn xắt cam non với giá 500 đồng/kg. Ông Tồn cho biết: "Ngày nào không có việc làm tôi đến xắt cam non kiếm cũng được vài chục ngàn đồng. Mùa này nhiều nông dân bán cam non nhưng chủ yếu là cam rụng và cam tỉa thưa để xử lý cho ra trái ở vụ nghịch".
Ông Tồn được thuê xắt cam non với giá 500 đồng/kg
Ông Nguyễn Văn Tráng, Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Cầu Kè (Trà Vinh) cho biết: "Gần đây một số nông dân trồng cam trên địa bàn có bán cam non cho các thương lái thu gom, xắt mỏng rồi cung ứng cho các nơi. Tuy nhiên, hầu hết là cam rụng, cam nông dân cắt để nuôi những trái đẹp, lớn hơn... Trước đây nông dân không sử dụng thường cắt rồi bỏ tại gốc còn giờ được tận thu bán cho thương lái".
Tại các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long gần đây cũng xuất hiện thương lái thu mua cam non. Ông Võ Châu Nhu, ngụ xã Phú Hữu (Châu Thành, Hậu Giang) cho biết: "Việc thương lái thu mua cam non xuất hiện trên địa bàn gần 1 tháng nay, gia đình tôi trồng 3 công cam sành gần đây tỉa thưa được 2 đợt bán gần 100 kg cho chủ vựa rồi sau đó họ chuyển đi đâu không ai biết". Theo ông nhu, giá bán cam non hơi thấp nhưng nếu không bán thì cũng để tại gốc vì vụ nào nông dân cũng phải cắt bỏ bớt.
Sân phơi cam non xắt mỏng tại huyện Trà Ôn (Vĩnh Long)
Dọc theo Quốc lộ 54 thuộc địa bàn xã Thuận Thới, Vĩnh Xuân (Trà Ôn, Vĩnh Long) có rất nhiều hộ trưng bảng thu mua cam non, cam khô. Tất cả cam nhỏ bằng ngón chân cái đến cổ tay mà nông dân gọi làm cam lở đều được thương lái thu mua với giá 2.000 đồng/kg. Một thương lái thu mua cam non cho biết: "Tôi mua cam non giá 2.000 đồng/kg sau đó đem về mướn nhân công xắt mỏng với giá 500 đồng/kg rồi phơi khô suốt 3 nắng để bán cho thương lái lớn trên TP Hồ Chí Minh với giá 12.000 đồng/kg. Mỗi ngày tôi thu mua khoảng 2 tấn cam non từ các nhà vườn để cung ứng cho các đầu nậu nghe nói họ xuất sang thị trường Trung Quốc".
Những quả cam bé xíu cũng được mua với giá 2.000 đồng/kg
Ông Ôn Thanh Ngân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trà Ôn cho biết: "Việc thương lái thu mua cam non xuất hiện lâu nay ở địa bàn nhưng chủ yếu là cam rụng và cam nông dân cắt bỏ để xử lý ra trái vụ nghịch nên không ảnh hưởng tới năng suất. Một số thương lái cho rằng phơi khô để làm trần bì trong thuốc bắc".
Trưng bảng mua cam non, cam khô tại huyện Trà ôn (Vĩnh Long)
Việc thu mua cam non giúp nông dân tận thu từ những thứ trước đây xem như bỏ đi nhưng người dân nghi ngờ cách thu mua "lạ đời" của thương lái Trung Quốc. Một số nông dân cho rằng, nếu không thận trọng sẽ nhận lấy hậu quả như nhiều loại nông sản khác đã từng "dính bẫy" thương lái Trung Quốc.
Minh Giang
Theo Dantri
Quả dưa hấu phải đội bao nhiêu thứ phụ phí? Khi bán ngoài thị trường, 1 kg dưa hấu đã được đội lên gấp nhiều lần bởi qua nhiều khâu trung gian và vô vàn phí dịch vụ. Phong trào mua dưa hấu ủng hộ đồng bào miền Trung thời gian qua đã tạo được dấu ấn lớn trong xã hội. Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, nhóm tình...