Chính quyền Biden sa thải luật sư do Trump đề cử
Nhà Trắng sa thải Tổng cố vấn Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng Mỹ Sharon Gustafson, người được Trump đề cử, sau khi bà từ chối từ chức.
Trong một bức thư gửi tới Tổng thống Joe Biden sáng 5/3, Gustafson nói bà từ chối “một cách trịnh trọng” yêu cầu từ chức mà Nhà Trắng đưa ra với lý do bà mới chỉ phục vụ 1/2 nhiệm kỳ 4 năm của mình.
“Tôi muốn tôn trọng cam kết. Tôi đã tự tin đưa ra lời khuyên này cho vô số khách hàng tâm huyết trong 25 năm qua: Hãy ngẩng cao đầu, làm tốt nhất có thể và đừng từ chức dưới áp lực”, Gustafson viết trong thư được Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công công bố. “Vậy nên, tôi sẽ làm theo lời khuyên đó”.
Sharon Gustafson phát biểu bên ngoài Tóa án Tối cao ở Washington DC hồi năm 2014. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên khoảng ba tiếng sau, Gustafson nhận được email từ Phó giám đốc Văn phòng Nhân sự Nhà Trắng Gautam Raghavan thông báo rằng bà sẽ bị “chấm dứt” công việc kể từ 17h ngày 5/3.
Gustafson, người phụ nữ đầu tiên giữ chức tổng cố vấn Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng Mỹ (EEOC), nói việc bà bị buộc thôi chức vụ là điều rất bất thường và trước đây chưa từng có một tổng cố vấn nào bị loại bỏ “vì được bổ nhiệm bởi một đảng chính trị không phù hợp”.
Trong thư gửi Tổng thống Biden, Gustafson cáo buộc chính quyền đã can thiệp vào nỗ lực chống phân biệt tôn giáo của bà bằng hành động xóa bỏ các thông cáo báo chí, bản tin, podcast đăng trên trang web EEOC sau khi Biden nhậm chức.
“Tôi chỉ có thể cho rằng việc từ chức của tôi là kết quả của hành vi đàn áp tương tự những gì đã xảy ra với nỗ lực thúc đẩy tự do tôn giáo mà chúng tôi theo đuổi”, Gustafson viết.
Phe Cộng hòa lên án hành động trên là một đòn tấn công chính trị, cho thấy rằng Tổng thống Biden đã từ bỏ lời hứa khi tranh cử về việc chấm dứt cạnh tranh đảng phái ở Washington.
Video đang HOT
“Tổng thống Biden kêu gọi chấm dứt ‘chiến tranh đảng phái’ để rồi ông ấy quay lại yêu cầu các quan chức được Thượng viện thông qua từ chức nhằm nhường chỗ cho những người bạn cánh tả của mình”, Hạ nghị sĩ Cộng hòa bang Bắc Carolina Virginia Foxx tuyên bố. “Tổng thống Biden nên lưu ý về Tổng cố vấn Gustafson, người đã kiên định với cam kết của mình và từ chối chịu tác động bởi áp lực đảng phái. Việc sa thải chưa từng có tiền lệ này đối với một quan chức công đáng trân trọng xảy ra chỉ vài giờ sau khi bà ấy nhận được yêu cầu từ chức là không chính đáng và cần rút lại ngay lập tức”.
Đại cử tri Mỹ - từ vinh dự đến nỗi đau đầu năm 2020
Covid-19 và nỗi lo về an ninh đang làm phân tâm nhiều đại cử tri Mỹ với vai trò của mình, trọng trách lâu nay vẫn được coi là niềm tự hào.
Tại Michigan, các đại cử tri đảng Dân chủ đã được cảnh sát hứa hộ tống từ xe của họ tới tòa nhà nghị viện bang, nơi vào ngày 14/12 họ có nhiệm vụ bỏ phiếu xác nhận chiến thắng cho Tổng thống đắc cử Joe Biden của đảng mình.
Tại Arizona, giới chức bang tổ chức cuộc bỏ phiếu của đại cử tri tại một địa điểm bí mật vì lý do an toàn.
Thậm chí tại Delaware, bang quê nhà của Tổng thống đắc cử, các quan chức đã chuyển buổi bỏ phiếu sang một nhà thi đấu trường đại học, nơi được cho là an ninh và dễ kiểm soát y tế hơn.
Khary Penebaker, đại cử tri bang Wisconsin. Ảnh: NYTimes.
Suốt hàng thập kỷ, vai trò đại cử tri luôn được coi là một niềm vinh dự. Năm nay, nó lại trở thành một nỗi đau đầu trong bối cảnh hỗn loạn của cuộc bầu cử Mỹ với hàng loạt vụ kiện tụng mà Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhằm thay đổi cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng. Thậm chí khi mà các đại cử tri chuẩn bị bỏ phiếu, Tổng thống Trump vẫn lên Twitter phản đối cái mà ông gọi là "cuộc bầu cử gian lận nhất lịch sử Mỹ".
Hôm 12/12, hàng nghìn người ủng hộ Trump đã biểu tình ở Washington DC cùng nhiều thủ phủ của các bang khác. Họ mang theo các tấm biểu ngữ và hô hào "thêm 4 năm nữa" cho Tổng thống Trump. Đụng độ bạo lực giữa người phản đối và ủng hộ Trump đã nổ ra.
Sự giận dữ bên trong những người ủng hộ Trump được cho là khó có thể dập tắt khi mà bản thân Tổng thống Mỹ cũng đang rất tức giận và không chịu thừa nhận thất bại.
Để tới địa điểm bỏ phiếu, 16 đại cử tri bầu cho Biden ở Michigan đã lường trước việc họ phải vượt qua những đám đông người biểu tình, một số có vũ trang, tin rằng cuộc bầu cử đã bị "đánh cắp" khỏi tay Tổng thống Trump.
"Thật khủng khiếp khi những thứ như vậy đe dọa chúng ta", Bobbie Walton, 84 tuổi, nhà hoạt động chính trị lâu năm đến từ Davison, Michigan, nói. Đây là lần đầu tiên ông đảm nhận vai trò đại cử tri. "Tôi có lẽ phải mặc chiếc áo phông yêu thích của mình ghi dòng chữ: 'Đừng đẩy, tôi già rồi'".
Tại Wisconsin, các đại cử tri hôm 11/12 bắt đầu được áp dụng những giao thức an ninh mới. Họ được hướng dẫn vào tòa nhà nghị viện bang thông qua một cửa phụ cách xa đám đông biểu tình dự kiến sẽ xuất hiện.
"Bạn đã xem bộ phim Batman và chứng kiến anh ấy nhảy xuyên qua thác nước để xuống hang dơi rồi đấy. Chuyện này giống hệt như vậy", Khary Penebaker, đại cử tri đảng Dân chủ tại hạt Waukesha, bang Wisconsin, mô tả.
Penebaker và 9 đại cử tri khác của Wisconsin những tuần gần đây liên tục nhận được những lời khẩn cầu trên mạng xã hội và qua email từ những người ủng hộ Trump mong họ từ bỏ lòng trung thành với Biden. Một số người còn bình luận lên một bức ảnh Penebaker chia sẻ trên Instagram, thúc giục ông quay lưng với Tổng thống đắc cử.
"Vì tình yêu của Chúa, đừng phá hủy nước Mỹ", một phụ nữ đến từ phía đông Wisconsin viết trong mail gửi tới các đại cử tri đảng Dân chủ của bang.
Phần lớn mối lo về an toàn tập trung tại 5 bang mà Tổng thống đắc cử Biden giành chiến thắng sát sao, gồm Georgia, Wisconsin, Michigan, Arizona và Pennsylvania. Những bang Tổng thống Trump giành chiến thắng không có quá nhiều xáo trộn. Frank LaRose, tổng thư ký bang Ohio, cho biết ông không yêu cầu tăng cường các biện pháp an ninh.
Thêm vào cảm giác lo âu là tình hình đại dịch Covid-19 đang tiến triển phức tạp tại Mỹ. Những biện pháp phòng dịch khiến một số bang phải hạn chế lượng khán giả tới chứng kiến sự kiện bỏ phiếu và áp đặt các quy định về cách biệt cộng đồng lẫn sử dụng khẩu trang nghiêm ngặt hơn.
Kết quả là hơn một nửa số bang phải lên kế hoạch phát trực tuyến sự kiện nhằm đảm bảo minh bạch đồng thời ngăn chặn mọi thuyết âm mưu có thể nảy sinh.
Sau khi đại cử tri bỏ phiếu, số phiếu sẽ được kiểm và các đại cử tri ký giấy xác nhận kết quả. Chúng được ghép đôi với xác nhận từ văn phòng thống đốc thể hiện số phiếu bầu phổ thông của bang. Thông thường, toàn bộ quá trình diễn ra trong chưa đầy một tiếng.
Van R. Johnson, thị trưởng thành phố Savannah, bang Georgia, cho biết đội ngũ an ninh của ông đã được tăng cường đáng kể bởi ông là một đại cử tri. Ông gọi quyết định này là "biện pháp phòng ngừa" không xuất phát từ bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào mà chỉ phản ánh môi trường mà các đại cử tri đang làm việc.
"Chúng ta đang trải qua thời khắc điên rồ và không biết những người đó sẽ làm gì", ông nói.
Tuy nhiên, lo âu không thể lấn át niềm "hân hoan và phấn khởi" của ông khi trở thành một trong 16 đại cử tri đảng Dân chủ. Đây là lần đầu tiên trong gần ba thập kỷ một ứng viên Dân chủ giành chiến thắng ở Georgia.
Hạ nghị sĩ Dân chủ bang Wisconsin Shelia Stubbs cho hay bà đã bật khóc vì xúc động sau khi được xướng tên là đại cử tri năm nay.
"Với tư cách một phụ nữ, một người Mỹ gốc Phi, việc trở thành một đại cử tri và có thể chứng kiến Thượng nghị sĩ Kamala Harris nhận chức phó tổng thống thực sự có ý nghĩa to lớn đối với tôi", Stubbs chia sẻ và thêm rằng bà đã được nhiều người thúc giục mình "làm điều đúng đắn" nhưng chưa nhận được bất kỳ lời đe dọa nào.
Theo lời Mary Arnold, đại cử tri đảng Dân chủ tại hạt Columbia, bang Wisconsin, hầu hết người dân tại thị trấn 5.000 dân nơi bà sinh sống đều ủng hộ và vui mừng thay cho bà.
"Nếu mọi người muốn phản đối tôi, cứ để họ làm", bà tuyên bố. "Nhưng tôi chắc chắn sẽ không để ai tác động tới mình. Tôi sẽ làm việc mình cần làm".
Tại Delaware, John D. Daniello, tự nhận mình là người đã giúp Biden khởi đầu sự nghiệp chính trị, tạo điều kiện để Tổng thống đắc cử thay thế ông trong Hội đồng hạt New Castle hồi năm 1970.
Daniello, 88 tuổi, cựu chủ tịch đảng Dân chủ bang Delaware, cho biết ông thấy thất vọng vì cháu gái mình, đương kim chủ tịch đảng, không thể đưa ông tới phòng thể dục trường đại học, nơi ông bỏ lá phiếu đại cử tri của mình.
Ông cũng không chắc liệu có thể đến lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Biden được hay không vì lí do sức khỏe và dịch bệnh. Nhưng Daniello quả quyết ông không có ý định bỏ lỡ cơ hội bỏ lá phiếu đại cử tri bầu cho người bạn cũ. "Bất kể chuyện gì xảy ra tôi cũng đến", ông quả quyết.
Thêm một nghị sĩ kiện cựu Tổng thống Mỹ D. Trump vì vụ bạo loạn tại Quốc hội Ngày 5/3, Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Eric Swalwell của bang California đã đệ đơn kiện cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, con trai ông - Donald Jr, Luật sư Rudy Giuliani và một nghị sĩ Cộng hòa với cáo buộc kích động vụ bạo loạn tại trụ sở Quốc hội hồi tháng 1. Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa...