Chính phủ quy định cụ thể về quản lý trong cơ sở GD mầm non và GD phổ thông công lập
Đa số ý kiến nhất trí với Điều 53 và Điều 58 của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định về tổ chức, quản lý nhà trường theo hướng tăng quyền chủ động của nhà trường thông qua các quy định về hội đồng trường trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Ảnh minh họa/internet
Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đã có các quy định cụ thể trong Luật Giáo dục đại học (đã sửa đổi, bổ sung) và Luật Giáo dục nghề nghiệp cho nên không cần thiết phải quy định trong Luật Giáo dục (sửa đổi).
Đối với cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do đặc thù về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục và sách giáo khoa; trách nhiệm đầu tư của nhà nước nên quy định theo hướng tăng quyền dân chủ cơ sở qua thiết chế hội đồng trường và quy định cụ thể nhiệm vụ của nhà trường.
Ngoài ra, có một số ý kiến đề nghị giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập giữ vai trò nòng cốt trong giáo dục phổ thông. Đây là các trường thuộc sở hữu nhà nước, được thống nhất về chương trình phương pháp giáo dục, được bảo đảm các điều kiện cần thiết để hoạt động. Nhà trường cần bảo đảm nề nếp trong thực hiện nhiệm vụ theo quan hệ dọc (từ Bộ Giáo dục và Đào tạo xuống các địa phương).
Video đang HOT
Vì vậy, một tổ chức trung gian trên ban giám hiệu như Hội đồng trường là không cần thiết. Do đó không nên có Hội đồng trường tại các trường mầm non, phổ thông công lập mà nên tăng quyền chủ động và bắt buộc Ban giám hiệu nâng cao trách nhiệm giải trình.
Chính phủ nhất trí với ý kiến đa số của Nhân dân nêu trên đây, bổ sung quy định về hội đồng trường cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có thành phần gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhà trường, đại diện Công đoàn, đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là học sinh của trường (nếu có), đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ Văn phòng, đại diện chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh.
Bổ sung quy định nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường: cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình người học và xã hội trong quản lý nhà trường. Giao cho Chính phủ quy định cụ thể về quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Tối thiểu 100 tỷ đồng mới được thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp, trong đó quy định điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Theo đó, điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm: Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).
Ngoài ra, phải có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Đặc biệt, vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Về chương trình đào tạo Nghị định quy định, chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam;
Chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định; các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đồng thời, có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ - CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định này.
Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài gồm: Có đề án thành lập phân hiệu, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên gọi, phạm vi hoạt động; kế hoạch xây dựng, phát triển và ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu và các minh chứng kèm theo.
Cần có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm; mức đầu tư ít nhất phải đạt 25% các mức: với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/3/2019.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Dự kiến HS được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình GD phổ thông Luật Giáo dục 2005 có bất cập là đối với những người đã học xong chương trình THPT nhưng không dự thi hoặc dự thi nhưng không đỗ tốt nghiệp THPT thì không có quy định về hình thức công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh. Luật Giáo dục chưa phân biệt giữa công nhận hoàn thành...