Chính phủ Pháp đề xuất đối thoại để hạ nhiệt căng thẳng xã hội
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne ngày 29/3 đã gửi thư mời đối thoại đến lực lượng chính trị đối lập và các nghiệp đoàn để tìm giải pháp cho dự luật cải cách hưu trí.
Trong thông cáo đưa ra hôm qua, Hội đồng Hiến pháp của Pháp cho biết quyết định cuối cùng liên quan đến Dự luật cải cách hưu trí sẽ được công bố vào giữa tháng 4/2023 (14/4). Cơ quan này hiện đang đứng trước hai lựa chọn là thông qua dự luật hoặc chấp nhận yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý theo kiến nghị của phe đối lập.
Cải cách hưu trí đang đẩy xã hội Pháp rơi vào khủng hoảng. (Ảnh: Le Monde)
Tuy nhiên, trả lời các độc giả trẻ tuổi của tạp chí “Pif”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp tục khẳng định quyết tâm thực hiện cải cách hưu trí dù phải đánh đổi mức độ tín nhiệm ngày càng suy giảm. Ông Macron cũng loại trừ khả năng trưng cầu dân ý cũng như giải tán Quốc hội trước thời hạn. Người đứng đầu nước Pháp đang chịu sức ép rất lớn từ các lực lượng chính trị đối lập cũng như dư luận Pháp.
Video đang HOT
Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy, 7/10 người dân Pháp được hỏi ủng hộ việc đưa dự luật cải cách hưu trí ra trưng cầu dân ý, muốn Tổng thống và chính phủ đương nhiệm tạm dừng cải cách hưu trí và tiến hành hoà giải.
Trong nỗ lực tìm kiếm lối thoát cho cuộc khủng hoảng, phát biểu trước Thượng viện Pháp ngày hôm qua, Thủ tướng Pháp bà Elisabeth Borne cho biết đã gửi thư mời gặp mặt đến lãnh đạo các đảng trong liên minh cánh tả đối lập và đại diện các nghiệp đoàn lao động để tiến hành đối thoại kể từ đầu tuần tới cho đến trước thời điểm dự kiến nổ ra cuộc tổng cuộc đình công và tuần hành lần thứ 11 vào ngày 6/4 tới.
Tổng thư ký Tổng liên đoàn lao động dân chủ Pháp (CFDT) ông Laurent Berger cho biết, thư mời không nêu rõ nội dung đối thoại nhưng các nghiệp đoàn sẽ tham gia với mục tiêu duy nhất là bàn về cải cách hưu trí.
“Sau 10 lần phát động đình công phản đối, chúng tôi sẽ không đến bàn với Thủ tướng vấn đề nào khác ngoài cải cách hưu trí. Chúng tôi sẽ giải thích tại sao cải cách này là lựa chọn bế tắc, tại sao phản ứng của người dân mạnh như vậy và tại sao cần phải tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng này”, ông Laurent Berger nói.
Tổng cục hàng không dân sự Pháp tiếp tục ra khuyến nghị các hãng hàng không cắt giảm 20% số chuyến bay tại các sân bay lớn như Orly Paris, Bordeaux hay Toulouse do hoạt động đình công kéo dài của các nhân viên kiểm soát không lưu.
Nhiều hãng hàng không quốc tế đã gửi kiến nghị đề nghị Uỷ ban châu Âu can thiệp khi tần suất số chuyến bay đến Pháp hoặc bay qua Pháp bị hoãn, huỷ ngày càng tăng. Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu Ryanair cho biết chỉ trong tuần trước đã phải huỷ 240 chuyến bay, khiến hãng phải chịu tổn thất lớn trong bối cảnh vừa trải qua đại dịch Covid-19.
Trong lĩnh vực năng lượng, các cuộc đình công và phong toả các nhà máy lọc dầu và cơ sở lưu trữ đã khiến 10% số cây xăng tại một nửa số tỉnh thành của Pháp rơi vào tình trạng cạn kiệt một trong hai loại nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel.
Tại vùng thủ đô Ile-de-France hay các thành phố lớn như Nantes, Rennes, Marseille, Nice… tỷ lệ này lên đến 30%, khiến người dân Pháp lo ngại việc tái diễn một cuộc khủng hoảng cạn kiệt nhiên liệu như từng diễn ra vào cuối năm 2022.
Chính phủ Pháp vẫn thực thi luật cải cách hưu trí
Ngày 28/3, Chính phủ Pháp đã bác bỏ yêu cầu của các công đoàn về việc cân nhắc lại luật tăng tuổi hưu đang gây tranh cãi.
Người dân tham gia cuộc biểu tình phản đối luật cải cách hưu trí tại Bordeaux, Pháp, ngày 28/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Laurent Berger, lãnh đạo CFDT - công đoàn lớn nhất tại Pháp, và một số công đoàn khác ở nước này đang kêu gọi Tổng thống Emmanuel Macron đình chỉ luật cải cách hưu trí, đề nghị áp dụng phương thức gian hòa giải vì chính phủ và công đoàn vẫn bất đồng quan điểm. Đáp lại, người phát ngôn Chính phủ Pháp nhấn mạnh Nội các sẵn sàng thảo luận những điều chỉnh chính sách khác, song sẽ giữ nguyên các quy định trong luật cải cách hưu trí mới.
Trong cuộc biểu tình mới nhất trên toàn quốc với khoảng 740.000 người tham gia, hàng loạt hành vi biểu tình quá khích đã xảy ra ở nhiều nơi. Tại Paris, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình quá khích. Nhiều vụ đụng độ tương tự cũng đã xảy ra tại các thành phố khác như Rennes, Bordeaux, Toulouse,... Thậm chí tại Nantes, người biểu tình còn đốt phá trước chi nhánh ngân hàng BNP Paribas và phóng hỏa nhiều ô tô. Cảnh sát đã bắt giữ một số người biểu tình quá khích.
Theo ghi nhận của hãng tin Reuters (Anh), số vụ đụng độ trong các cuộc biểu tình ít hơn so với tuần trước khi phần lớn xuống đường biểu tình với thái độ ôn hòa.
Hàng triệu người đã tổ chức biểu tình và đình công kể từ giữa tháng 1 năm nay nhằm phản đối kế hoạch tăng tuổi hưu của Tổng thống Macron. Biểu tình gia tăng đáng kể từ khi chính phủ sử dụng quyền hạn đặc biệt để thông qua luật tại Hạ viện mà không cần bỏ phiếu. Tổng thống Macron cho rằng luật cải cách hưu trí là cần thiết nhằm đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tài chính.
Trong nỗ lực nhằm xoa dịu tình hình, ngày 27/3, Thủ tướng Elisabeth Borne thông báo sẽ tiến hành thảo luận với các công đoàn vào ngày 3-4/4 tới nhằm xem xét những biện pháp giảm bớt tác động của luật cải cách hưu trí đối với các công việc đòi hỏi thể chất; điều kiện cho người lao động lớn tuổi và quá trình đào tạo lại, qua đó giảm bớt những lo ngại của người lao động phản đối luật này.
Các nghiệp đoàn Pháp kêu gọi đình công để phản đối cải cách hưu trí Tại Pháp, cảnh sát dự kiến từ sẽ có tới 1,4 triệu người xuống đường tuần hành trong ngày 7/3, trong bối cảnh các nghiệp đoàn nước này tuyên bố sẽ "làm đất nước tê liệt" để phản đối cải cách hưu trí. Tuần hành trong cuộc đình công trên toàn quốc, phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của chính phủ,...