Chính phủ muốn tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại
Một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp của Chính phủ là sẽ tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho các ngân hàng thương mại nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ví dụ: Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO-Bank Payment Obligation), Tài trợ chuỗi giá trị (Value Chain Finance)…
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh, kết nối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, kinh doanh của các định chế tài chính quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc thị trường; tiếp tục đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến ( thanh toán di động, ví điện tử, QRCode…) để giảm chi phí phát sinh trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Về phía Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ yêu cầu rà soát các hợp đồng BOT giao thông, đàm phán với nhà đầu tư để giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư và các tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án xây dựng đường bộ để kinh doanh trên nguyên tắc hài hòa hóa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.
Định kỳ hàng năm, Bộ Giao thông vận tải thực hiện thống kê, rà soát, lập phương án bán quyền thu tiền sử dụng dịch vụ tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Bình An
Video đang HOT
Theo vietnamfinance.vn
Sửa đổi Luật Quản lý thuế: Tạo cơ sở cho quản lý thuế hiện đại
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Qua đánh giá thực trạng việc thực thi Luật Quản lý thuế và qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Chính phủ thấy rằng việc sửa đổi Luật Quản lý thuế ở thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết.
Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: quochoi.vn).
Cần thiết sửa đổi Luật Quản lý thuế
Sáng 8/11, trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Từ đó đến nay Luật quản lý thuế đã được sửa đổi, bổ sung ba lần vào các năm 2012, 2014 và năm 2016.
Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Quản lý thuế đã đạt được kết quả. Điển hình là thống nhất chính sách về quản lý thuế, trên cơ sở đó công tác quản lý thuế đã được thay đổi theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế. Xác định nhiệm vụ quản lý thuế, theo đó Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế thực hiện theo chức năng, đồng thời cũng kết hợp với quản lý đối tượng và hướng tới quản lý rủi ro theo kinh nghiệm quốc tế.
Đặc biệt, luật là cơ sở để thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý thuế (số giờ nộp thuế của Việt Nam đã giảm 420 giờ, từ 537 giờ xuống còn 117 giờ, đạt được mục tiêu của Chính phủ đề ra)...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được nói trên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, công tác quản lý thuế nói chung và quy định pháp luật về quản lý thuế nói riêng cũng có những hạn chế bất cập nhất định. Đó là việc thường xuyên bổ sung, sửa đổi văn bản luật đã ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế; một số văn bản pháp luật khác cũng có nội dung quy định về quản lý thuế, vì vậy chưa tạo ra sự thống nhất trong các văn bản quy định pháp luật. Thêm vào đó, phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý thuế chưa bao quát hết các khoản thu khác trong NSNN, mặt khác hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình hoặc khu vực kinh tế phi chính thức chưa được quy định đầy đủ.
Hơn nữa, các quy định về quản lý hành chính từ khâu đăng ký, kê khai, tính thuế, ấn định thuế, nộp thuế, xử lý tiền chậm nộp, nợ đọng thuế còn chưa rõ ràng, mang lại rủi ro tiềm ẩn trong công tác quản lý thuế...
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: "Qua đánh giá thực trạng việc thực thi Luật Quản lý thuế và qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Chính phủ thấy rằng việc sửa đổi Luật quản lý thuế ở thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết".
Theo Bộ trưởng, việc sửa đổi nhằm hoàn thiện thể chế quản lý thuế, thực hiện cải cách hành chính, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế. Tiếp cận tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để góp phần thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài, tạo cơ sở để xây dựng hệ thống quản lý thuế hiện đại trong điều kiện hội nhập.
Đồng thời, tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý thuế, trong đó có việc áp dụng rộng rãi phổ biến quản lý thuế điện tử, giao dịch điện tử công khai, minh bạch. Khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay đồng thời rà soát và thống nhất giữa Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin, dự thảo Luật bao gồm 17 chương, 152 điều. Về cơ bản dự thảo Luật có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như Luật Quản lý thuế hiện hành. Theo đó, Luật quy định việc quản lý các loại thuế và các khoản thu thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý (bao gồm cả cơ quan thuế và hải quan); đồng thời, để bao quát tất cả các nguồn thu của NSNN, dự thảo Luật điều chỉnh đối với các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu tại khoản 3, Điều 3 dự thảo Luật. Do tính chất, nội dung của từng khoản thu là khác nhau, trình Quốc hội giao Chính phủ căn cứ quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan, quy định việc quản lý đối với các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu.
Nhiều quy định chưa cụ thể
Thẩm tra dự luật, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá so với Luật hiện hành thì dự thảo Luật sửa đổi còn nhiều quy định chưa cụ thể. "Luật hiện hành có 20 điều giao Chính phủ quy định chi tiết, dự thảo lần này có khoảng số điều của Luật (36/152 điều) và 13 khoản giao Chính phủ quy định chi tiết, trong khi đó có khoảng 15 Điều trong Luật hiện hành không giao Chính phủ quy định chi tiết nay lại được bổ sung giao Chính phủ quy định chi tiết, trong khi Tờ trình của Chính phủ không giải thích lý do" - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nêu rõ.
Một trong những nội dung được cơ quan thẩm tra cho ý kiến là về các biện pháp xử lý nợ đọng thuế: Khoanh nợ, Xóa nợ, miễn tiền thuế, tiền chậm nộp. Cụ thể, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với các đối tượng người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được khoanh nợ thuế. Quy định này là phù hợp với thực tế, khi mà nợ trên phạt chậm nộp cao, dẫn đến nợ đọng lớn trong khi nợ này là nợ ảo, không có khả năng thu hồi. Đồng thời, quy định rõ về thẩm quyền khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp theo hướng phân cấp cho thủ trưởng cơ quan quản lý thuế; quy định thời điểm không tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ.
Luật Quản lý thuế hiện hành quy định Thủ tướng Chính phủ xoá nợ thuế từ 10 tỷ đồng trở lên; tuy nhiên để cải cách thủ tục hành chính, dự thảo Luật quy định tập trung thẩm quyền xóa nợ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính và cơ quan quản lý thuế. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ từ 05 tỷ đồng trở lên; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ từ 01 tỷ đến dưới 05 tỷ đồng. Bổ sung quy định phân cấp cho Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng Cục Hải quan xóa nợ đối với trường hợp nợ dưới 01 tỷ đồng.
Thẩm tra dự luật, về các trường hợp được khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra nhất trí với dự thảo Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không tiến hành khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với các trường hợp như: "Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể, ..."; "Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh..."; "Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh...".
Về các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, cơ quan thẩm tra đề nghị không điều chỉnh nội dung đối với số nợ tiền đất (bao gồm cả tiền sử dụng đất) trên 10 năm. Một số ý kiến cho rằng, việc xác định các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi chưa được định lượng rõ ràng, thời gian 10 năm có thể dẫn đến việc lợi dụng, trốn thuế trong khi người nộp thuế vẫn còn tài sản. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
Về thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, đa số ý kiến nhất trí như dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung trong dự thảo Luật quy định về trách nhiệm công vụ đối với người có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế tiền chậm nộp, tiền phạt. Có ý kiến khác đề nghị giao thẩm quyền xóa nợ cho chính quyền địa phương (tỉnh, huyện) để tránh việc cơ quan quản lý thuế vừa là người thu thuế, vừa là người có thẩm quyền xóa nợ thuế.../.
Minh Thư
Theo cpv.org.vn
Kho bạc Nhà nước huy động được thêm hơn 1.600 tỷ đồng trái phiếu Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ mới diễn ra ngày 7/11, Kho bạc Nhà nước đã huy động được thêm 1.629 tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước huy động được 128.756 tỷ đồng thông qua đấu thầu tại HNX. Cụ thể, phiên đấu thầu này có tổng khối lượng...