Chính phủ điện tử sẽ phát triển thành Chính phủ số, phục vụ người dân
Với định hướng phát triển hướng tới Chính phủ số, cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp sẽ được chuyển đổi.
Ngày 15/6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
Đây là lần đầu Chính phủ đưa ra nội hàm khái niệm Chính phủ số. Theo đó, chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số.
“Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc” là một trong 4 tiêu chí của Chính phủ điện tử.
Chiến lược nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam vào nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo xếp hạng của Liên hợp quốc.
Chính phủ số sẽ chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp. Từ đó, giúp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân. Mục tiêu cuối cùng là người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước, cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
Chính phủ số cũng chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Video đang HOT
Đối với mỗi giai đoạn, mục tiêu cụ thể được đặt ra với các chỉ tiêu cơ bản. Tới năm 2025, chiến lược đặt ra 5 mục tiêu gồm cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội; huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước; giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, và thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia.
Về nhiệm vụ trọng tâm quốc gia, chiến lược nêu rõ 6 nhiệm vụ gồm: Hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng số; phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; phát triển dữ liệu số quốc gia; phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia. Sáu nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ trọng tâm của bộ, ngành, địa phương triển khai trong phạm vi ngành, lĩnh vực địa bàn quản lý.
Chiến lược nêu rõ 10 giải pháp để triển khai, trong đó có các giải pháp về: Tổ chức, bộ máy, mạng lưới; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức; hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi; chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ; hợp tác quốc tế…
Theo Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các chỉ tiêu Chính phủ điện tử sẽ cơ bản hoàn thành năm 2021, với trọng tâm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100%. Chính phủ số sẽ được hình thành vào năm 2025. Theo đó, các dịch vụ của Chính phủ được cung cấp tự động 24/24 theo nhu cầu, các dịch vụ công mới được cung cấp kịp thời và trên cơ sở dữ liệu mở.
Chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Vì vậy, khi nói phát triển chính phủ số chính là nói phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số đã bao hàm chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản, là “bốn Không”, gồm khả năng họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt.
Chính phủ số là chính phủ điện tử, thêm “bốn Có”, có toàn bộ hành động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế – xã hội.
Viettel tiên phong trong đảm bảo an ninh mạng phục vụ chương trình chuyển đổi số
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Viettel là tập đoàn kinh tế mũi nhọn của Đảng, Nhà nước, là doanh nghiệp công nghệ số, đồng thời là đơn vị tiên phong trong việc đảm bảo an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số.
Để Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới: đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanhcuar doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân phát triển môi trường số an toàn, nhân văn và rộng khắp. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng 2030, với ba mục tiêu chính: Hướng tới Chính phủ số, đến năm 2025, nước ta có 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc, Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Lễ ra mắt không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số Thành phố Hồ Chi Minh
Theo tinh thần đó, Viettel là thương hiệu gắn liền với những nỗ lực đi đầu trong chiến lược chuyển đối số, kiến tạo xã hội số, cũng như đặt những nền móng cho nền công nghiệp công nghệ cao của đất nước.
Thiếu tướng Hoàng Sơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: "Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Sức hấp dẫn về tăng trưởng biến không gian số trở thành vấn đề toàn cầu. Là một tập đoàn kinh tế mũi nhọn của Đảng, Nhà nước, Viettel không thể đứng ngoài cuộc".
Tuy nhiên, bên cạnh sự cấp thiết và lợi ích về chuyển đổi số, Ông Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel cho rằng, làn sóng chuyển đổi số, thành phố thông minh, IoT... đang tạo một xã hội kết nối khiến bắt buộc phải quan tâm đến vấn đề vấn đề an ninh mạng. Hay nói cách khác, an ninh mạng là yêu cầu bắt buộc trong công cuộc chuyển đổi số.
Theo số liệu thống kê đến hết tháng 8/2020, Công ty An ninh mạng Viettel đã phát hiện tổng số hơn 3 triệu cảnh báo tấn công mạng vào các hệ thống tài chính, ngân hàng, mạng công nghệ thông tin một số tỉnh thành trên cả nước. Đáng lưu ý là các hệ thống tài chính, ngân hàng chiếm 90% số lượng cảnh báo. Trong khi đó, cảnh báo đến từ hệ thống công nghệ thông tin các tỉnh thành chiếm 10%.
Trung tâm Giám sát và Điều hành An toàn thông tin (SOC) của Viettel Cyber Security
Những cuộc tấn công này không chỉ nhằm đánh cắp thông tin mà còn có thể chiếm quyền điều hành, làm tê liệt hệ thống. Mức độ nghiêm trọng của sự cố tại các hệ thống thông tin đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải có sự đầu tư, chuẩn bị tốt để bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số.
Để tiên phong trong lĩnh vực an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số, việc thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực an ninh mạng nằm trong chiến lược chuyển đổi từ nhà khai thác viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số của Tập đoàn Viettel, nhằm thực hiện sứ mệnh kiến tạo xã hội số. Công ty An ninh mạng Viettel đã hình thành Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng (SOC Managed Service) trên phạm vi toàn cầu, có khả năng phát hiện, phân tích, phản ứng, ngăn chặn và điều tra truy vết các sự cố về an toàn thông tin, đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống CNTT. Tại Việt Nam, Công ty An ninh mạng Viettel là công ty an toàn thông tin có hệ sinh thái giải pháp do chính các chuyên gia an toàn thông tin tại Viettel nghiên cứu và phát triển.
"Công ty An ninh mạng Viettel muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng lớn hàng đầu Việt Nam, với con người Việt, quy trình Việt và sản phẩm Việt để cung cấp cho phần lớn các doanh nghiệp/tổ chức lớn và hạ tầng trọng yếu của quốc gia", ông Nguyễn Sơn Hải chia sẻ.
Ngoài SOC Managed Service, các sản phẩm an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số khác của Công ty An ninh mạng Viettel cũng đã có sự khẳng định nhất định trên thị trường. Trong cuộc thi IT World Awards 2020 tháng 8/2020, 2/2 sản phẩm của Công ty An ninh mạng Viettel tham dự đều đạt giải, nằm trong mảng an ninh viễn thông năm 2020. Trong đó, Hệ thống kiểm soát roaming biên giới Viettel (Viettel Border Roaming Gateway - vBRG) xuất sắc đạt giải Vàng tại hạng mục Quản lý Truyền thông khách hàng và Hệ thống tạo cuộc gọi test tiên tiến (Advanced Test-Call Generator - A-TCG) đạt giải Đồng tại hạng mục sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin (CNTT) tốt hàng đầu cho lĩnh vực viễn thông.
Hệ sinh thái an toàn thông tin Make in Vietnam của Công ty An ninh mạng Viettel
Phòng dịch Covid-19, Bộ TT&TT nhắc các địa phương đẩy mạnh cung cấp DVCTT mức 4 Các Sở TT&TT tỉnh, thành phố vừa được đề nghị đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 4 tại địa phương. Đồng thời, tuyên truyền, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dùng DVCTT để hạn chế tiếp xúc trực tiếp, góp phần phòng dịch Covid-19. Các Sở TT&TT được đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hỗ...