Chính phủ cho xây hầm qua đèo Cù Mông
- Nguồn vốn xây dựng hầm Cù Mông sử dụng từ nguồn vốn tiết giảm của dự án hầm đường bộ Đèo Cả.
Hầm Đèo Cả đang được xây dựng. Ảnh: TẤN LỘC
Ngày 2-4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký công văn thay mặt Thủ tướng đồng ý bổ sung xây dựng hầm đèo Cù Mông trên quốc lộ 1 đoạn giáp hai tỉnh Bình Định, Phú Yên vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời cũng cho phép bổ sung hầm đèo Cù Mông vào dự án hầm đường bộ đèo Cả trên quốc lộ 1 qua tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.
Video đang HOT
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.
Công trình hầm đường bộ đèo Cù Mông do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả- chủ đầu tư dự án hầm đường bộ Đèo Cả trên quốc lộ 1 đoạn giáp ranh hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa- đề xuất xây dựng, làm chủ đầu tư. Theo ông Hồ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả, trong quá trình thực hiện dự án hầm Đèo Cả, công ty này đã tiết giảm tổng mức tư dự án hầm đèo Cả từ trên 15.600 tỉ đồng xuống còn hơn 11.370 tỉ đồng và đề xuất cho phép chuyển hơn 4.200 tỉ đồng nguồn vốn tiết giảm sang xây dựng hầm Cù Mông.
Theo thiết kế ban đầu, hầm đường bộ Đèo Cù Mông dài gần 6,5 km; trong đó đường dẫn dài hơn 4 km, hầm đèo dài gần 2,5 km; có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 4.900 tỉ đồng.
Dự kiến, công trình sẽ được khởi công vào tháng 9-2015. Sau khi hoàn thành, hầm đường bộ qua đèo Cù Mông sẽ rút ngắn quãng đường, giảm 45 phút qua đèo so với hiện nay, góp phần giảm tai nạn giao thông.
TẤN LỘC
Theo_PLO
Chính phủ đồng ý xây hầm đường bộ đèo Cù Mông
Nguồn tin của Báo Người Lao Động ngày 3-4 cho biết Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký văn bản số 453/ TTg-KTN về việc chuyển đổi nguồn vốn BT sang trái phiếu chính phủ và đầu tư bổ sung hầm đèo Cù Mông vào dự án xây dựng hầm đường bộ đèo Cả trên Quốc lộ 1 theo hình thức hợp đồng BOT và BT.
Theo đó, Chính phủ chính thức đồng ý bổ sung xây dựng hầm đèo Cù Mông vào dự án hầm đường bộ đèo Cả trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Riêng việc chuyển đổi nguồn vốn BT sang trái phiếu chính phủ của dự án hầm đường bộ qua đèo Cả, Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tính toán và so sánh cụ thể các phương án, đề xuất phương án tối ưu để Chính phủ xem xét và quyết định.
Kinh phí xây dựng hầm đèo Cù Mông dựa trên vốn tiết kiệm khi xây dựng hầm đèo Cả
Bộ GTVT từng có đề xuất việc xây dựng hầm đèo Cù Mông. Theo đề xuất này, hầm đèo Cù Mông nối hai tỉnh Bình Định và Phú Yên với quy mô 2 ống hầm cho 4 làn xe, chiều dài toàn tuyến gần 6,5 km, đường dẫn dài hơn 4 km, hầm đèo dài gần 2,5 km. Tổng mức đầu tư cả dự án dự kiến hơn 4.900 tỉ đồng. Số tiền đầu tư này là nguồn tiết kiệm khi triển khai dự án hầm đường bộ qua đèo Cả.
Bộ GTVT cho biết việc xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cù Mông sẽ giảm tai nạn và rút ngắn thời gian khoảng 45 phút so với khi qua đèo.
Tin-ảnh: H.Ánh
Theo_Người lao động
Chủ tịch Hà Nội: Nghiêm túc dừng cải tạo, thay thế cây xanh Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, ngày 1.4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành công văn xử lý việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Chánh Thanh tra Hà Nội cùng Đoàn Thanh tra liên ngành khẩn trương thanh tra việc cải tạo, thay...